Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7210/HD-BQP | Hà Nội, ngày 13 tháng 8 năm 2015 |
Để triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ; sau khi thống nhất với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTW MTTQVN), các Bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố biên giới, Bộ Quốc phòng hướng dẫn như sau:
1. Nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các ngành, các lực lượng và toàn dân, tạo ra phong trào sâu rộng trên cả nước dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, tập trung của cấp ủy, điều hành của chính quyền trong tham gia quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xây dựng khu vực biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và ngày càng phát triển.
2. Các địa phương, đơn vị tổ chức quán triệt, triển khai cần vận dụng linh hoạt, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung; phát huy tối đa vai trò trách nhiệm của các tập thể, hộ gia đình và cá nhân trong tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
3. Quá trình thực hiện phải xây dựng kế hoạch cụ thể, sát đúng với tình hình thực tiễn địa bàn; tổ chức triển khai đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tránh lãng phí; không phô trương, hình thức.
II. NỘI DUNG THAM GIA BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, AN NINH BIÊN GIỚI QUỐC GIA
1. Các hoạt động tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, dấu hiệu đường biên giới quốc gia trên đất liền, mốc quốc giới, các đảo, vùng nước lịch sử, vùng nội thủy, lãnh hải; quyền chủ quyền, quyền tài phán trên vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam như: Tuần tra, canh gác, bảo vệ biên giới, vùng biển, hải đảo, mốc quốc giới, phát quang đường thông tầm nhìn biên giới, dấu hiệu đường biên giới quốc gia; dấu hiệu nhận biết các điểm mốc đường cơ sở; kè bảo vệ bờ sông, bờ suối, cồn bãi trên sông, suối biên giới, mốc quốc giới và công trình quốc phòng - an ninh khu vực biên giới....
2. Các hoạt động tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.
3. Các hoạt động tham gia đấu tranh, phòng, chống; tội phạm, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới, vùng biển, đảo của Tổ quốc; vi phạm Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới; vi phạm quy chế khu vực biên giới; xuất nhập cảnh vùng biên giới, vùng biển hoặc tạm dừng trên các vùng biển trái phép.
4. Các hoạt động tham gia phòng, chống thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tham gia tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, bảo vệ lợi ích quốc gia ở khu vực biên giới, vùng biển.
5. Các hoạt động giao lưu, đối ngoại nhân dân hai bên biên giới, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.
III. NGUYÊN TẮC, ĐIỀU KIỆN, ĐỐI TƯỢNG, CHÍNH SÁCH
1. Nguyên tắc tổ chức, tham gia phong trào
a) Việc tổ chức cho tập thể, hộ gia đình và cá nhân tham gia quản lý, phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia do Ủy ban Nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là tỉnh) có biên giới, bờ biển chủ trì tổ chức thực hiện, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) giữ vai trò nòng cốt trong việc tham mưu, hướng dẫn.
b) Việc đăng ký tham gia quản lý, phong trào toàn dân tham gia bảo vệ ; chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia của các tập thể, hộ gia đình và cá nhân phải trên cơ sở tự nguyện, dân chủ, công khai, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, trách nhiệm của tập thể, hộ gia đình và cá nhân trong tham gia quản lý, phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
c) Chế độ, chính sách hỗ trợ được thực hiện trực tiếp đối với tập thể, hộ gia đình, cá nhân đăng ký tham gia, huy động và được UBND cấp huyện, thị xã, thành phố biên giới (sau đây gọi là UBND huyện) công nhận bằng văn bản, có đóng góp trong các hoạt động quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, vùng biển, đảo của Tổ quốc. Trường hợp tập thể, hộ gia đình, cá nhân chưa đăng ký nhưng được huy động tham gia trong những trường hợp cụ thể và được cấp có thẩm quyền công nhận, có đóng góp trong các hoạt động tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia thì được hưởng chế độ, chính sách hỗ trợ tùy theo mức độ đóng góp theo các văn bản pháp luật hiện hành.
d) Hằng năm đồn Biên phòng phối hợp với UBND xã, trường hợp không có UBND xã thì tham mưu trực tiếp cho UBND huyện xét, ra quyết định công nhận đối với các đối tượng đăng ký tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia vào dịp “Ngày Biên phòng toàn dân” 3/3 và đề xuất UBND huyện ra quyết định khen thưởng cho tập thể, hộ gia đình, cá nhân có thành tích trong tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; đối với những trường hợp vi phạm, thì tùy theo tính chất, mức độ, kịp thời đề xuất UBND huyện ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền pháp luật đã quy định.
đ) Tập thể, hộ gia đình và cá nhân đăng ký tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia phải được UBND huyện ra quyết định công nhận bằng văn bản một năm một lần.
2. Điều kiện tham gia
a) Tập thể, hộ gia đình, cá nhân đăng ký tham gia phải gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước quy định của địa phương; và có nơi sản xuất, làm việc, hoạt động, cư trú đảm bảo cho việc thực hiện các nội dung đã đăng ký.
b) Tập thể đăng ký tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia phải có tư cách pháp nhân và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; địa điểm, địa bàn hoạt động phải đảm bảo cho việc thực hiện hiệu quả các nội dung đăng ký tham gia.
3. Đối tượng tham gia
a) Tập thể là tổ chức cơ sở của các đoàn thể chính trị - xã hội; doanh nghiệp; thôn, bản, tổ dân phố; hợp tác xã; nghiệp đoàn nghề cá, tổ, đội sản xuất, tổ, đội tàu thuyền cùng sinh hoạt cùng làm việc chung với nhau được tập hợp có tổ chức ở khu vực biên giới, ven biển và hải đảo do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập.
b) Hộ gia đình là tập hợp các thành viên cùng chung sống, có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung, là chủ thể trong các quan hệ sản xuất, kinh doanh, có hộ khẩu tại khu vực biên giới (hoặc có hộ khẩu ở huyện, thị xã, thành phố) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định giao đất, giao rừng, giao diện tích sản xuất diêm nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản ven biển và hải đảo
c) Cá nhân là công dân Việt Nam được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định huy động tham gia phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; bảo vệ tài nguyên, môi trường, lợi ích quốc gia; phòng chống thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới, vùng biển, đảo của Tổ quốc.
4. Chính sách
a) Hỗ trợ trang thiết bị, thông tin, tài liệu
- Được chính quyền các cấp nơi cư trú định kỳ hoặc đột xuất phổ biến, cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật mới của Nhà nước; các hiệp định, thỏa thuận về biên giới mà nước ta ký kết với các nước liên quan; tình hình, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh của địa phương;
- Được cung cấp tài liệu, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức liên quan;
- Được ưu tiên xét, cấp phương tiện, trang bị thông tin liên lạc, định vị vệ tinh, quan sát, phương tiện an toàn, cứu sinh... khi có các chương trình, dự án.
b) Hỗ trợ về điều kiện sản xuất, sinh hoạt
- Được ưu tiên trong xem xét giao đất, giao rừng, giao diện tích sản xuất diêm nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản, dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa và các loại đất sản xuất khác theo quy định của pháp luật;
- Được ưu tiên xét tham gia các dự án xóa đói, giảm nghèo, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư của Nhà nước và địa phương ở khu vực biên giới;
- Được ưu tiên, tạo điều kiện xét, cấp vốn, nhất là những hộ gia đình tái định cư, khai hoang ở sát biên giới, ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ; hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn khi đánh bắt xa bờ để bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia.
- Trường hợp tập thể, hộ gia đình, cá nhân đăng ký (hoặc không đăng ký tham gia) nhưng được người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định huy động nhân lực, phương tiện, tàu thuyền...tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia nếu bị ốm, bị thương, bị chết, thiệt hại về tài sản, phương tiện, tàu thuyền... thì tùy theo trường hợp cụ thể, được hưởng chế độ chính sách theo Nghị định 30/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ, hoặc được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
c) Khen thưởng, xử phạt
- Cơ quan, tổ chức, tập thể, hộ gia đình và cá nhân có thành tích xuất sắc trong tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia được xét khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng;
- Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đăng ký, xét duyệt; tập thể, hộ gia đình và cá nhân có hành vi gian dối trong xét duyệt, đăng ký tham gia; thiếu trách nhiệm hoặc không thực hiện, không hoàn thành các nội dung đã đăng ký, có các hành vi làm tổn hại đến chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ chế độ, chính sách được hưởng, bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Ở Trung ương
a) Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng là cơ quan thường trực giúp Bộ Quốc phòng thực hiện các chức năng, nhiệm vụ sau:
- Chủ trì phối hợp với Ban Thường trực UBTW MTTQVN và các Bộ ban, ngành liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị định kỳ 6 tháng báo cáo Bộ Quốc phòng kết quả thực hiện và những vấn đề vướng mắc phát sinh, đề xuất biện pháp giải quyết;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an xây dựng quy chế phối hợp trong công tác xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở khu vực biên giới
- Chủ trì, phối hợp với UBTW MTTQVN, UBND các tỉnh có biên giới tổ chức các đợt tập huấn, bồi dưỡng tọa đàm đối với cán bộ nòng cốt của phong trào và tiến hành các hoạt động giao lưu, trao đổi để chia sẻ kinh nghiệm, nhân rộng mô hình;
- Chủ trì, phối hợp tổ chức các hoạt động giao lưu hữu nghị giữa các lực lượng vũ trang các nước có chung đường biên giới;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc việc triển khai; 10 năm một lần phối hợp với UBTW MTTQVN tổ chức tổng kết việc triển khai cho tập thể, hộ gia đình và cá nhân tham gia quản lý, phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trên phạm vi toàn quốc.
b) Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Bộ đội Biên phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, bảo vệ cho các tổ, đội tàu thuyền, ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ, tổ chức tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, tham gia phòng chống tội phạm xâm phạm an ninh, trật tự, an toàn trên các vùng biển, đảo và các hoạt động bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc;
- Chủ trì, phối hợp tổ chức các hoạt động giao lưu, tuần tra chung giữa lực lượng vũ trang một số nước có chung biên giới biển.
c) Các Quân khu, Quân chủng, Quân đoàn, Binh chủng, Binh đoàn và các đơn vị làm kinh tế của Bộ Quốc phòng ở khu vực biên giới
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Bộ đội Biên phòng huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; xây dựng lực lượng Bộ đội Biên phòng, khu vực biên giới vững mạnh;
- Làm tốt công tác tuyên truyền góp phần nêu cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong cơ quan, đơn vị và người dân khu vực đóng quân đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.
d) Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các tổ chức thành viên xây dựng kế hoạch triển khai và xây dựng chỉ đạo điểm phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; gắn phong trào với các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì và các phong trào thi đua khác trên địa bàn dân cư;
- Chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên, các cơ quan, đơn vị liên quan phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; tổ chức các hoạt động tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân vùng biên giới, hải đảo nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong xây dựng, quản lý, tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia;
- Biểu dương, khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào. Đối với cấp Trung ương, tỉnh: 5 năm tổ chức sơ kết, 10 năm tổ chức tổng kết toàn quốc.
đ) Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng (qua Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) khảo sát, rà soát lại quy hoạch bố trí dân cư các xã biên giới theo các Quyết định số 570/QĐ-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2012; số 1178/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2009; số 1179/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định pháp luật hiện hành khác để triển khai tổ chức thực hiện góp phần xây dựng Nông thôn mới, đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới.
2. Ở địa phương
a) Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo trực tiếp, toàn diện việc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị tại địa phương theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và các hướng dẫn của các cơ quan chức năng ở Trung ương; giao Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh là cơ quan thường trực giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, đôn đốc thực hiện Chỉ thị trong địa bàn tỉnh. 05 năm một lần tổ chức sơ kết cấp tỉnh; bố trí nguồn kinh phí để các huyện biên giới tổ chức “Ngày Biên phòng toàn dân” 03/3, chỉ đạo tiến hành sơ kết phong trào ở cấp xã.
b) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Là cơ quan thường trực, giúp UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị, định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện và những vấn đề vướng mắc, phát sinh, đề xuất biện pháp giải quyết;
- Là lực lượng nòng cốt chịu trách nhiệm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc tổ chức triển khai thực hiện và tiến hành sơ tổng kết, rút kinh nghiệm phong trào trên địa bàn; tổng hợp đề xuất UBND tỉnh ra quyết định khen thưởng thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất cho các đối tượng tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia;
- Bổ sung quy chế phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố biên giới với Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh trong tổ chức cho tập thể hộ gia đình và cá nhân tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia;
- Chỉ đạo các đồn Biên phòng ký kết, bổ sung chương trình phối hợp hoạt động với MTTQVN xã (MTTQVN huyện đối với những nơi không có MTTQ xã), các tổ chức chính trị - xã hội, các hội, các cơ quan, ban, ngành cấp xã (huyện) có liên quan; tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp xã, phường , thị trấn biên giới (Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã) xác định về nội dung, yêu cầu, phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn cho từng đối tượng, sát với tình hình, đặc điểm của địa phương, bổ sung quy chế phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền với đồn Biên phòng, tổng hợp đề xuất UBND huyện ra quyết định khen thưởng cho các đối tượng tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia;
- Định kỳ 01 năm một lần, các đồn Biên phòng phối hợp với các cơ quan liên quan, tham mưu cho chính quyền địa phương cấp huyện, xã biên giới tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho các đối tượng tham gia về kiến thức pháp luật, quy định, thủ tục, quy trình liên quan đến việc thực hiện các nội dung quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, bảo vệ tài nguyên, môi trường, lợi ích quốc gia theo quy định của pháp luật, các điều ước và thỏa thuận quốc tế về biên giới đã ký kết với các nước liên quan; giao đồn Biên phòng quản lý hồ sơ đăng ký của tập thể, hộ gia đình, cá nhân tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
c) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
- Chủ trì phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, các tổ chức chính trị xã hội, các hội cấp tỉnh, các Sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn nội dung phương pháp xây dựng phong trào và các mô hình tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới trên địa bàn tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp xây dựng các mô hình nhân dân tự quản trên địa bàn biên giới. Chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã (UBMTTQVN cấp huyện nơi không có UBMTTQVN cấp xã) tổ chức ký bản cam kết đối với tập thể, hộ gia đình, cá nhân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ nòng cốt của phong trào; tổ chức các hoạt động giao lưu, nhân rộng mô hình tại địa phương;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công an, Bộ chỉ huy Quân sự, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh định kỳ hàng quý ra bản tin thông báo tình hình có liên quan làm cơ sở cho công tác tuyên truyền, vận động nhân dân.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh BĐBP) để tổng hợp nghiên cứu và hướng dẫn bổ sung./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công điện 01/CĐ-LĐTBXH năm 2014 về người lao động nghỉ việc tham gia diễu hành bảo vệ chủ quyền lãnh thổ do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội điện
- 2Công văn 1281/TCHQ-ĐTCBL năm 2015 về tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Quyết định 616/QĐ-TTg năm 2015 về việc phê duyệt Kế hoạch tổ chức Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 2Quyết định 1178/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt quy hoạch bố trí ổn định dân cư các xã biên giới Việt Nam – Campuchia đến năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1179/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Quy hoạch bố trí ổn định dân cư các xã biên giới Việt Nam – Lào thuộc các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Kon Tum đến năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công điện 01/CĐ-LĐTBXH năm 2014 về người lao động nghỉ việc tham gia diễu hành bảo vệ chủ quyền lãnh thổ do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội điện
- 5Chỉ thị 01/CT-TTg năm 2015 tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 1281/TCHQ-ĐTCBL năm 2015 về tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia do Tổng cục Hải quan ban hành
- 7Quyết định 616/QĐ-TTg năm 2015 về việc phê duyệt Kế hoạch tổ chức Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Hướng dẫn 7210/HD-BQP năm 2015 thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg “về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới" do Bộ Quốc phòng ban hành
- Số hiệu: 7210/HD-BQP
- Loại văn bản: Hướng dẫn
- Ngày ban hành: 13/08/2015
- Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng
- Người ký: Đỗ Bá Tỵ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra