- 1Thông tư 04/2011/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Thông tư liên tịch 09/2013/TTLT-BLĐTBXH-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội công lập do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ ban hành
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 1Nghị định 68/2008/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội
- 2Quyết định 32/2010/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 2351/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 81/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 68/2008/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội và Nghị định 109/2002/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 195/CP quy định và hướng dẫn Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi
- 5Nghị định 106/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 6Quyết định 647/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, nhiễm HIV/AIDS, là nạn nhân của chất độc hóa học, khuyết tật nặng và bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
- 8Nghị định 66/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống thiên tai
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2016/TT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày tháng năm 2016 |
DỰ THẢO |
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH CƠ SỞ TẠM LÁNH
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội; Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội;
Căn cứ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020; Quyết định số 647/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020; Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội;
Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn hoạt động của mô hình cơ sở tạm lánh.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn hoạt động của cơ sở tạm lánh; thủ tục tiếp nhận, chăm sóc, trợ giúp đối tượng tại cơ sở tạm lánh và đưa đối tượng về gia đình, cộng đồng.
2. Đối tượng áp dụng
a) Cơ sở tạm lánh hoạt động thường xuyên gồm: Cơ sở bảo trợ xã hội, trung tâm công tác xã hội, nhà xã hội.
b) Cơ sở tạm lánh tạm thời gồm: Trường học, trạm y tế, trụ sở công, nhà văn hóa cộng đồng và công trình công cộng khác.
c) Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của cơ sở tạm lánh.
Điều 2. Đối tượng phục vụ và nhiệm vụ của cơ sở tạm lánh hoạt động thường xuyên
1. Đối tượng phục vụ
Đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp gồm: Trẻ em bị bỏ rơi; nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động; trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội và các đối tượng khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
2. Nhiệm vụ cụ thể của các cơ sở tạm lánh
a) Cơ sở bảo trợ xã hội: Thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.
b) Trung tâm công tác xã hội: Thực hiện theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 09/2013/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 10/06/2013 của Liên Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội công lập.
c) Nhà xã hội: Thực hiện tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
3. Thời gian tiếp nhận, chăm sóc đối tượng tại cơ sở tạm lánh
Tùy theo từng đối tượng phục vụ, thời gian tiếp nhận, chăm sóc đối tượng tại cơ sở tạm lánh thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 25 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và Điểm c Khoản 1 Điều 5 Thông tư Liên tịch số 09/2013/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 10/06/2013 của Liên Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội công lập.
4. Tiêu chuẩn chăm sóc tại cơ sở tạm lánh
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2011/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 2 năm 2011 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội.
Điều 3. Đối tượng phục vụ và nhiệm vụ của cơ sở tạm lánh tạm thời
1. Đối tượng phục vụ
Người dân tạm thời bị mất nhà cửa do thảm họa, thiên tai hoặc phải tạm thời rời nhà đến nơi tạm lánh để bảo đảm an toàn.
2. Nhiệm vụ cụ thể của cơ sở tạm lánh
a) Chuẩn bị vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cho hoạt động phòng, chống thiên tai và thảm họa;
b) Cấp phát lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước sạch và nhu yếu phẩm thiết yếu;
c) Kết nối với các cơ sở y tế để tổ chức chăm sóc y tế cho người dân tạm lánh;
d) Thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh tại cơ sở tạm lánh;
đ) Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp;
e) Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương;
g) Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình của cơ sở tạm lánh;
h) Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm;
i) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc và an toàn cho người dân tại cơ sở tạm lánh.
3. Thời gian tiếp nhận, chăm sóc đối tượng tại cơ sở tạm lánh
Thực hiện theo quy định của pháp luật nhưng tối đa không quá 3 tháng, trường hợp kéo dài quá 3 tháng phải do cơ quan quản lý cấp trên xem xét, quyết định.
4. Tiêu chuẩn chăm sóc tại cơ sở tạm lánh
a) Về vệ sinh và đồ dùng sinh hoạt:
- Cung cấp thực phẩm, nước uống sạch và bảo đảm vệ sinh tắm, giặt hàng ngày cho đối tượng;
- Cung cấp đồ dùng vệ sinh cá nhân;
- Cung cấp đồ dùng phục vụ việc ngủ, chiếu, gối, chăn, màn;
- Có nội quy riêng của cơ sở quy định dọn dẹp vệ sinh và vệ sinh cá nhân.
b) Về chăm sóc y tế: Cơ sở tạm lánh có cán bộ y tế, trang thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp, tủ thuốc bảo đảm sơ cấp cứu khi cần thiết hoặc liên hệ với các cơ sở y tế để chăm sóc sức khỏe ban đầu, sơ cứu cho người dân tại cơ sở tạm lánh.
c) Về môi trường, khuôn viên và nhà ở:
- Có nơi đổ rác, chất thải thường xuyên và các biện pháp xử lý rác, chất thải phù hợp;
- Có hệ thống thoát nước;
- Có tường rào và đèn chiếu sáng;
d) Về cơ sở vật chất:
- Cửa ra vào, cửa sổ cung cấp đủ ánh sáng và bảo đảm thông thoáng;
- Nhà vệ sinh, nhà tắm phù hợp với các nhóm đối tượng;
- Sắp xếp việc ngủ, nghỉ cho đối tượng phù hợp với độ tuổi và giới tính.
Điều 4. Thủ tục tiếp nhận, chăm sóc đối tượng tại cơ sở tạm lánh và đưa đối tượng về gia đình, cộng đồng
1. Thủ tục tiếp nhận, chăm sóc đối tượng tại cơ sở tạm lánh
a) Bước 1: Lập biên bản tiếp nhận có chữ ký của cá nhân hoặc đại diện cơ quan, đơn vị phát hiện ra đối tượng (nếu có), chính quyền (hoặc công an) cấp xã, đại diện cơ sở. Đối với đối tượng là nạn nhân bị buôn bán và nạn nhân bị cưỡng bức lao động, biên bản tiếp nhận có chữ ký của đối tượng (nếu có thể);
b) Bước 2: Đánh giá về mức độ tổn thương, khả năng phục hồi và nhu cầu trợ giúp của đối tượng để có kế hoạch trợ giúp đối tượng;
c) Bước 3: Bảo đảm an toàn và chữa trị những tổn thương về thân thể hoặc tinh thần cho đối tượng kịp thời;
d) Bước 4: Có giải pháp chăm sóc, trợ giúp đối tượng;
đ) Bước 5: Hoàn thành các thủ tục, hồ sơ của đối tượng theo quy định.
2. Thủ tục đưa đối tượng về gia đình, cộng đồng
Lập biên bản chuyển đối tượng về gia đình, cộng đồng có chữ ký của cá nhân hoặc đại diện cơ quan, đơn vị phát hiện ra đối tượng (nếu có), chính quyền (hoặc công an) cấp xã, đại diện cơ sở. Đối với đối tượng là nạn nhân bị buôn bán và nạn nhân bị cưỡng bức lao động, biên bản tiếp nhận có chữ ký của đối tượng (nếu có thể).
Điều 5. Kinh phí hoạt động
1. Thực hiện theo phân cấp của Luật ngân sách nhà nước và lồng ghép với các chương trình, đề án có liên quan (Phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống buôn bán người, phát triển nghề công tác xã hội, trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí, bình đẳng giới, bảo vệ, chăm sóc trẻ em và phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội);
2. Vận động hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân.
Điều 6. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tổ chức xây dựng mô hình cơ sở tạm lánh; định kỳ kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện mô hình.
b) Giao Cục Bảo trợ xã hội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai mô hình cơ sở tạm lánh tại các địa phương; xây dựng dự toán ngân sách hàng năm chi cho công tác thí điểm mô hình cơ sở tạm lánh; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính xây dựng mô hình cơ sở tạm lánh; đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp và báo cáo Bộ theo quy định.
c) Giao Vụ Kế hoạch-Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp kế hoạch, dự toán kinh phí xây dựng mô hình cơ sở tạm lánh; phối hợp với Cục Bảo trợ xã hội hướng dẫn, kiểm tra giám sát thực hiện thí điểm mô hình cơ sở tạm lánh.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Chỉ đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nghiên cứu, xây dựng thí điểm mô hình cơ sở tạm lánh tại địa phương.
b) Giao Sở Tài chính phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nghiên cứu, xây dựng dự toán kinh phí thí điểm mô hình cơ sở tạm lánh phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương.
c) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tại địa phương tổ chức vận động, huy động nguồn lực để xây dựng mô hình cơ sở tạm lánh.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Quản lý, kiểm tra, giám sát việc tổ chức hoạt động của cơ sở tạm lánh do cấp huyện quản lý.
b) Chỉ đạo Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội, Phòng Tài chính huyện và các cơ quan có liên quan tham mưu triển khai thực hiện mô hình cơ sở tạm lánh trong phạm vi, trách nhiệm được giao.
c) Chỉ đạo Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình, kết quả hoạt động của cơ sở tạm lánh thuộc phạm vi quản lý về Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã: Quản lý và tổ chức hoạt động của các cơ sở tạm lánh tạm thời gồm: Trường học, trạm y tế, trụ sở công, nhà văn hóa cộng đồng và công trình công cộng khác.
5. Trách nhiệm của cơ sở tạm lánh
a) Chịu trách nhiệm trong việc bảo đảm sự an toàn của đối tượng, ngăn ngừa việc đối tượng bị bạo lực, bóc lột và lạm dụng.
b) Báo cáo hàng tháng và báo cáo đột xuất cho cơ quan Lao động-Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện quản lý trực tiếp.
c) Có văn bản tiếp nhận đối tượng khi đối tượng được chuyển đến.
d) Báo cáo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi đối tượng ra khỏi cơ sở tạm lánh hoặc đối tượng qua đời, bị bắt cóc, mất tích.
e) Thực hiện các chính sách, quy trình, tiêu chuẩn, thủ tục hành chính, giám sát và đánh giá theo quy định của pháp luật.
g) Thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống lạm dụng đối tượng.
6. Trách nhiệm của đối tượng tại các cơ sở tạm lánh
a) Bảo quản tư trang, vật dụng cá nhân và bảo vệ tài sản của cơ sở tạm lánh;
b) Bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh;
c) Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội;
d) Có tinh thần tương thân, tương ái, cứu chữa người bị thương, trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em;
đ) Chấp hành sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan, người có thẩm quyền tại cơ sở tạm lánh;
e) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2016.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2016/TT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày tháng năm 2016 |
DỰ THẢO |
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH CƠ SỞ TẠM LÁNH
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội; Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội;
Căn cứ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020; Quyết định số 647/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020; Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội;
Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn hoạt động của mô hình cơ sở tạm lánh.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn hoạt động của cơ sở tạm lánh; thủ tục tiếp nhận, chăm sóc, trợ giúp đối tượng tại cơ sở tạm lánh và đưa đối tượng về gia đình, cộng đồng.
2. Đối tượng áp dụng
a) Cơ sở tạm lánh hoạt động thường xuyên gồm: Cơ sở bảo trợ xã hội, trung tâm công tác xã hội, nhà xã hội.
b) Cơ sở tạm lánh tạm thời gồm: Trường học, trạm y tế, trụ sở công, nhà văn hóa cộng đồng và công trình công cộng khác.
c) Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của cơ sở tạm lánh.
Điều 2. Đối tượng phục vụ và nhiệm vụ của cơ sở tạm lánh hoạt động thường xuyên
1. Đối tượng phục vụ
Đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp gồm: Trẻ em bị bỏ rơi; nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động; trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội và các đối tượng khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
2. Nhiệm vụ cụ thể của các cơ sở tạm lánh
a) Cơ sở bảo trợ xã hội: Thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.
b) Trung tâm công tác xã hội: Thực hiện theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 09/2013/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 10/06/2013 của Liên Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội công lập.
c) Nhà xã hội: Thực hiện tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
3. Thời gian tiếp nhận, chăm sóc đối tượng tại cơ sở tạm lánh
Tùy theo từng đối tượng phục vụ, thời gian tiếp nhận, chăm sóc đối tượng tại cơ sở tạm lánh thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 25 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và Điểm c Khoản 1 Điều 5 Thông tư Liên tịch số 09/2013/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 10/06/2013 của Liên Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội công lập.
4. Tiêu chuẩn chăm sóc tại cơ sở tạm lánh
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2011/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 2 năm 2011 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội.
Điều 3. Đối tượng phục vụ và nhiệm vụ của cơ sở tạm lánh tạm thời
1. Đối tượng phục vụ
Người dân tạm thời bị mất nhà cửa do thảm họa, thiên tai hoặc phải tạm thời rời nhà đến nơi tạm lánh để bảo đảm an toàn.
2. Nhiệm vụ cụ thể của cơ sở tạm lánh
a) Chuẩn bị vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cho hoạt động phòng, chống thiên tai và thảm họa;
b) Cấp phát lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước sạch và nhu yếu phẩm thiết yếu;
c) Kết nối với các cơ sở y tế để tổ chức chăm sóc y tế cho người dân tạm lánh;
d) Thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh tại cơ sở tạm lánh;
đ) Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp;
e) Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương;
g) Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình của cơ sở tạm lánh;
h) Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm;
i) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc và an toàn cho người dân tại cơ sở tạm lánh.
3. Thời gian tiếp nhận, chăm sóc đối tượng tại cơ sở tạm lánh
Thực hiện theo quy định của pháp luật nhưng tối đa không quá 3 tháng, trường hợp kéo dài quá 3 tháng phải do cơ quan quản lý cấp trên xem xét, quyết định.
4. Tiêu chuẩn chăm sóc tại cơ sở tạm lánh
a) Về vệ sinh và đồ dùng sinh hoạt:
- Cung cấp thực phẩm, nước uống sạch và bảo đảm vệ sinh tắm, giặt hàng ngày cho đối tượng;
- Cung cấp đồ dùng vệ sinh cá nhân;
- Cung cấp đồ dùng phục vụ việc ngủ, chiếu, gối, chăn, màn;
- Có nội quy riêng của cơ sở quy định dọn dẹp vệ sinh và vệ sinh cá nhân.
b) Về chăm sóc y tế: Cơ sở tạm lánh có cán bộ y tế, trang thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp, tủ thuốc bảo đảm sơ cấp cứu khi cần thiết hoặc liên hệ với các cơ sở y tế để chăm sóc sức khỏe ban đầu, sơ cứu cho người dân tại cơ sở tạm lánh.
c) Về môi trường, khuôn viên và nhà ở:
- Có nơi đổ rác, chất thải thường xuyên và các biện pháp xử lý rác, chất thải phù hợp;
- Có hệ thống thoát nước;
- Có tường rào và đèn chiếu sáng;
d) Về cơ sở vật chất:
- Cửa ra vào, cửa sổ cung cấp đủ ánh sáng và bảo đảm thông thoáng;
- Nhà vệ sinh, nhà tắm phù hợp với các nhóm đối tượng;
- Sắp xếp việc ngủ, nghỉ cho đối tượng phù hợp với độ tuổi và giới tính.
Điều 4. Thủ tục tiếp nhận, chăm sóc đối tượng tại cơ sở tạm lánh và đưa đối tượng về gia đình, cộng đồng
1. Thủ tục tiếp nhận, chăm sóc đối tượng tại cơ sở tạm lánh
a) Bước 1: Lập biên bản tiếp nhận có chữ ký của cá nhân hoặc đại diện cơ quan, đơn vị phát hiện ra đối tượng (nếu có), chính quyền (hoặc công an) cấp xã, đại diện cơ sở. Đối với đối tượng là nạn nhân bị buôn bán và nạn nhân bị cưỡng bức lao động, biên bản tiếp nhận có chữ ký của đối tượng (nếu có thể);
b) Bước 2: Đánh giá về mức độ tổn thương, khả năng phục hồi và nhu cầu trợ giúp của đối tượng để có kế hoạch trợ giúp đối tượng;
c) Bước 3: Bảo đảm an toàn và chữa trị những tổn thương về thân thể hoặc tinh thần cho đối tượng kịp thời;
d) Bước 4: Có giải pháp chăm sóc, trợ giúp đối tượng;
đ) Bước 5: Hoàn thành các thủ tục, hồ sơ của đối tượng theo quy định.
2. Thủ tục đưa đối tượng về gia đình, cộng đồng
Lập biên bản chuyển đối tượng về gia đình, cộng đồng có chữ ký của cá nhân hoặc đại diện cơ quan, đơn vị phát hiện ra đối tượng (nếu có), chính quyền (hoặc công an) cấp xã, đại diện cơ sở. Đối với đối tượng là nạn nhân bị buôn bán và nạn nhân bị cưỡng bức lao động, biên bản tiếp nhận có chữ ký của đối tượng (nếu có thể).
Điều 5. Kinh phí hoạt động
1. Thực hiện theo phân cấp của Luật ngân sách nhà nước và lồng ghép với các chương trình, đề án có liên quan (Phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống buôn bán người, phát triển nghề công tác xã hội, trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí, bình đẳng giới, bảo vệ, chăm sóc trẻ em và phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội);
2. Vận động hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân.
Điều 6. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tổ chức xây dựng mô hình cơ sở tạm lánh; định kỳ kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện mô hình.
b) Giao Cục Bảo trợ xã hội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai mô hình cơ sở tạm lánh tại các địa phương; xây dựng dự toán ngân sách hàng năm chi cho công tác thí điểm mô hình cơ sở tạm lánh; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính xây dựng mô hình cơ sở tạm lánh; đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp và báo cáo Bộ theo quy định.
c) Giao Vụ Kế hoạch-Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp kế hoạch, dự toán kinh phí xây dựng mô hình cơ sở tạm lánh; phối hợp với Cục Bảo trợ xã hội hướng dẫn, kiểm tra giám sát thực hiện thí điểm mô hình cơ sở tạm lánh.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Chỉ đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nghiên cứu, xây dựng thí điểm mô hình cơ sở tạm lánh tại địa phương.
b) Giao Sở Tài chính phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nghiên cứu, xây dựng dự toán kinh phí thí điểm mô hình cơ sở tạm lánh phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương.
c) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tại địa phương tổ chức vận động, huy động nguồn lực để xây dựng mô hình cơ sở tạm lánh.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Quản lý, kiểm tra, giám sát việc tổ chức hoạt động của cơ sở tạm lánh do cấp huyện quản lý.
b) Chỉ đạo Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội, Phòng Tài chính huyện và các cơ quan có liên quan tham mưu triển khai thực hiện mô hình cơ sở tạm lánh trong phạm vi, trách nhiệm được giao.
c) Chỉ đạo Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình, kết quả hoạt động của cơ sở tạm lánh thuộc phạm vi quản lý về Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã: Quản lý và tổ chức hoạt động của các cơ sở tạm lánh tạm thời gồm: Trường học, trạm y tế, trụ sở công, nhà văn hóa cộng đồng và công trình công cộng khác.
5. Trách nhiệm của cơ sở tạm lánh
a) Chịu trách nhiệm trong việc bảo đảm sự an toàn của đối tượng, ngăn ngừa việc đối tượng bị bạo lực, bóc lột và lạm dụng.
b) Báo cáo hàng tháng và báo cáo đột xuất cho cơ quan Lao động-Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện quản lý trực tiếp.
c) Có văn bản tiếp nhận đối tượng khi đối tượng được chuyển đến.
d) Báo cáo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi đối tượng ra khỏi cơ sở tạm lánh hoặc đối tượng qua đời, bị bắt cóc, mất tích.
e) Thực hiện các chính sách, quy trình, tiêu chuẩn, thủ tục hành chính, giám sát và đánh giá theo quy định của pháp luật.
g) Thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống lạm dụng đối tượng.
6. Trách nhiệm của đối tượng tại các cơ sở tạm lánh
a) Bảo quản tư trang, vật dụng cá nhân và bảo vệ tài sản của cơ sở tạm lánh;
b) Bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh;
c) Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội;
d) Có tinh thần tương thân, tương ái, cứu chữa người bị thương, trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em;
đ) Chấp hành sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan, người có thẩm quyền tại cơ sở tạm lánh;
e) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2016.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư 28/2016/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 21/2014/TT-NHNN hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam han hành
- 2Thông tư 20/2016/TT-BTTTT hướng dẫn Quyết định 45/2015/QĐ-TTg về cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3Công văn 9041/TCHQ-GSQL năm 2016 hướng dẫn thực hiện thanh toán trong hoạt động thương mại biên giới do Tổng cục Hải quan ban hành
- 1Nghị định 68/2008/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội
- 2Quyết định 32/2010/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 2351/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 04/2011/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Nghị định 81/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 68/2008/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội và Nghị định 109/2002/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 195/CP quy định và hướng dẫn Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi
- 6Nghị định 106/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 7Quyết định 647/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, nhiễm HIV/AIDS, là nạn nhân của chất độc hóa học, khuyết tật nặng và bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Thông tư liên tịch 09/2013/TTLT-BLĐTBXH-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội công lập do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ ban hành
- 9Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
- 10Nghị định 66/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống thiên tai
- 11Luật ngân sách nhà nước 2015
- 12Thông tư 28/2016/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 21/2014/TT-NHNN hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam han hành
- 13Thông tư 20/2016/TT-BTTTT hướng dẫn Quyết định 45/2015/QĐ-TTg về cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 14Công văn 9041/TCHQ-GSQL năm 2016 hướng dẫn thực hiện thanh toán trong hoạt động thương mại biên giới do Tổng cục Hải quan ban hành
Dự thảo Thông tư hướng dẫn hoạt động của mô hình cơ sở tạm lánh do Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: Đang cập nhật
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: Đang cập nhật
- Nơi ban hành: Đang cập nhật
- Người ký: Đang cập nhật
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
- Tình trạng hiệu lực: Đang cập nhật