Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT |
Số: 560/UB | TP.Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 4 năm 1982 |
Kính gửi : | - Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện và quận có nông nghiệp. |
Để quản lý chặt chẽ, thống nhất đất đai ở thành phố, theo Quyết định số 201/CP ngày 1-7-1980 của Hội đồng Chính phủ và Chỉ thị 229/TTg ngày 10-11-1980 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 7-11-1981 Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Thông tư (số 32/TT-UB), triển khai thực hiện công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trên địa bàn thành phố nhằm xây dựng những tài liệu cơ bản để phục vụ công tác quản lý ruộng đất, công tác quy hoạch và kế hoạch của các ngành kinh tế cũng như đẩy mạnh công tác cải tạo quan hệ sản xuất trong nông nghiệp ở thành phố.
Đến nay,
Để ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trên đây, đẩy mạnh tiến độ công tác điều tra ruộng đất ở thành phố, phấn đấu từ nay đến hết tháng 6-1983 cơ bản hoàn thành kế hoạch theo đúng thời gian quy định của Trung ương : Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố nhắc lại một số điểm quy định chủ yếu của Hội đồng Chính phủ về quản lý sử dụng ruộng đất hiện nay và yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Thủ trưởng các sở, ban, ngành ở thành phố cần tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số công tác như sau :
A- NHẮC LẠI MỘT SỐ ĐIỂM QUY ĐỊNH CHỦ YẾU VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG RUỘNG
Theo quy định của Hội đồng Chính phủ (Quyết định số 210/CP ngày 1-7-1980)
1/…”Việc đào ao nuôi cá, vượt thổ để làm nhà, hoặc chuyển đất nông nghiệp, nhất là đất trồng cây lương thực sang làm việc khác, bất cứ đất ấy thuộc quyền sử dụng của ai và với diện tích bao nhiêu cũng phải được Ủy ban nhân dân quận, huyện căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch đã được xét duyệt và tình hình cụ thể về đất đai của địa phương cho phép mới được thực hiện”.
2/...”Trường hợp phường, xã cần lấy đất nông nghiệp để xây dựng các công trình của phường, xã, hợp tác xã, hoặc tập đoàn sản xuất nông nghiệp (kể cả việc khai thác đất làm gạch, ngói) hoặc làm nhà cho dân ở, thì Ủy ban nhân dân phường, xã lập kế hoạch hàng năm, nếu diện tích cần thiết chung cho tất cả các công trình trong một năm từ 2 ha trở xuống do Ủy ban nhân dân huyện xét và trình Ủy ban nhân dân thành phố chuẩn y ; trên 2 ha do Ủy ban nhân dân thành phố xét và đề nghị Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chuẩn y”.
3/…”Không được phát canh thu tô, cho thuê, cầm cố hoặc mua, bán sang nhượng đất dưới bất cứ hình thức nào, không được dùng đất để thu những khoản lợi không do lao động mà có, trừ trường hợp đặc biệt do chánh sách của Nhà nước quy định”.
B- TẬP TRUNG CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN TỐT KẾ HOẠCH ĐIỀU TRA RUỘNG ĐẤT HIỆN NAY Ở THÀNH
Vừa qua, theo kế hoạch chung của thành phố, Ban Quản lý ruộng đất thành phố cùng với Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh đã tổ chức chỉ đạo làm thí điểm điều tra ruộng đất ở xã An Phú Tây của huyện. Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng thông suốt chủ trương, do cấp ủy, chánh quyền và các đoàn thể quần chúng ở xã tập trung chỉ đạo và có các biện pháp tổ chức thực hiện chặt chẽ nên đã kết thúc sớm và đạt kết quả tốt, trên 97% hộ nông dân đã cùng với chánh quyền địa phương tiến hành kê khai đăng ký việc sử dụng ruộng đất ở địa phương.
HIện nay Ban Quản lý ruộng đất thành phố đang cùng với các huyện Hóc Môn, Thủ Đức, và Bình Chánh tiếp tục chỉ đạo thực hiện công tác điều tra ruộng đất ở 6 xã của các huyện để rút kinh nghiệm cho việc chỉ đạo ra diện rộng ở tất cả các xã, phường có đất nông nghiệp ở thành phố.
Nhìn chung, việc chỉ đạo thực hiện công tác này vừa qua ở các xã có nhiều thuận lợi, được các cấp ủy, chánh quyền phường, xã quan tâm tập trung chỉ đạo ; nhưng khó khăn chủ yếu hiện nay là thiếu sự tập trung chỉ đạo đúng mức của huyện đối với xã, xã thì trông chờ vào huyện ; nên so với tiến độ chung đề ra đến nay thực hiện còn chậm ; công tác tuyên truyền, giải thích, vận động quần chúng không nắm vững mục đích yêu cầu của công tác điều tra ruộng đất, đã không tích cực hưởng ứng và thực hiện theo kế hoạch tiến hành của địa phương hoặc trực tiếp bằng nhiều hình thức phân tán ruộng đất như đào ao nuôi cá, vượt thổ làm nhà, lập vườn cây ăn trái trên đất trước đây trồng cây lương thực…
Để khắc phục tình hình trên đây và tập trung chỉ đạo thực hiện tốt mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp và thời gian tiến hành đợt điều tra ruộng đất ở thành phố ; Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan ở thành phố cần đẩy mạnh việc phối hợp để tập trung chỉ đạo tốt đợt điều tra ruộng đất lần này theo đúng nội dung và sự phân công tổ chức chỉ đạo thực hiện đã ghi trong Thông tư số 32/TT-UB, ngày 7-11-1981 Ủy ban nhân dân thành phố ; đồng thời để có lực lượng chỉ đạo trong đợt điều tra ruộng đất này và chuẩn bị cho việc tăng cường quản lý ruộng đất sắp đến được tốt, các quận, huyện cần soát lại lực lượng cán bộ, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý ruộng đất ở quận, huyện và phường, xã theo nội dung Thông tư nói trên của Ủy ban nhân dân thành phố (điểm 2, mục III, Thông tư số 32/TT-UB ngày 7-11-1981).
Công tác điều tra, thống kê để tiến tới quản lý chặt chẽ và thống nhất đất đai trong toàn thành phố là việc làm có quy mô rộng lớn và phức tạp, tác động đến tâm tư, tình cảm của nhân dân, đòi hỏi trước tiên phải làm thật tốt công tác chánh trị, tư tưởng, Ủy ban nhân dân thành phố đề nghị các ban Đảng, các cấp Mặt trận, đoàn thể trong thành phố (nhất là các bộ phận tuyên huấn, văn hóa thông tin, tổ chức, kiểm tra .. ) có sự phối hợp thống nhất, đồng bộ cùng các ngành, các cấp chánh quyền nhằm giáo dục vận động, thuyết phục mọi tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ và cùng thực hiện chủ trương này của Đảng và Nhà nước ; yêu cầu cán bộ đảng viên hơn ai hết phải thông suốt chủ trương và gương mẫu chấp hành, đi đầu trong thực hiện ; đây cũng làm một dịp “gạn đục, khơi trong“ phát hiện người tốt việc tốt để củng cố xây dựng tổ chức trong sạch.
Nhận được công văn này, yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan ở thành phố khẩn trương soát lại các công việc đã thực hiện được trong thời gian qua và đề ra kế hoạch triển khai tiếp tục các công việc còn lại. Ủy ban nhân dân thành phố giao trách nhiệm cho Ban Quản lý ruộng đất chủ động trực tiếp đôn đốc các cấp các ngành trong việc triển khai công tác này và thường xuyên báo cáo kết quả về Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Công văn số 560/UB về việc tăng cường quản lý ruộng đất và công tác điều hành ruộng đất ở Thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 560/UB
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 07/04/1982
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Lê Đình Nhơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra