Hệ thống pháp luật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 161/CĐBVN-GT
V/v: Thực hiện Thông tư 13/2005/TT-BGTVT và Quyết định 04/2006/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2006

 

Kính gửi:

- Các Khu Quản lý đường bộ;
- Các Sở Giao thông vận tải;
- Các Sở Giao thông công chính.

 

Ngày 07-11-2005, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 13/2005/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định 186/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và ngày 09-01-2006 Bộ Giao thông vận tải có Quyết định 04/2006/QĐ-BGTVT quy định về đảm bảo an toàn giao thông khi thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ. Để thực hiện thống nhất, đầy đủ nội dung thông tư và Quyết định nêu trên. Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các Khu Quản lý đường bộ, các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông Công chính (dưới đây viết chung là Sở Giao thông vận tải) thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Tổ chức tập huấn triển khai thực hiện Thông tư 13/2005/TT-BGTVT, Quyết định 04/2006/QĐ-BGTVT đến cán bộ Hạt Quản lý đường bộ và Thanh tra giao thông để hiểu và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định trong nội dung Thông tư, Quyết định. Nhất là việc hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng trong phạm vi đất dành cho đường bộ biết nội dung khi lập hồ sơ, chấp thuận, thỏa thuận, cấp phép thi công hoặc cấp có thẩm quyền giải quyết, tránh tình trạng hướng dẫn không đầy đủ, hướng dẫn giải thích sai gây khó khăn, phiền hà.

2. Việc xây dựng trong phạm vi đất dành cho đường bộ không những thực hiện đúng theo Nghị định 186/2004/NĐ-CP, Thông tư 13/2005/TT-BGTVT, Quyết định 04/2006/QĐ-BGTVT mà còn phải thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định Điều 97 Luật đất đai, Điều 92 Nghị định 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Luật đất đai và các văn bản pháp luật khác về đất đai và xây dựng.

3. Các cơ quan Quản lý đường bộ có thẩm quyền: Khu quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải, khi cấp phép thi công hạng Mục sử dụng đất trong phạm vi đất dành cho đường bộ hoặc đấu nối từ đường gom ra đường bộ hoặc đấu nối đường giao thông công cộng địa phương ra quốc lộ phải đúng quy định, phù hợp với từng loại công trình thiết yếu hoặc Khu Công nghiệp, Khu kinh tế, Khu dân cư, Khu Thương mại dịch vụ hoặc cửa hàng xăng dầu hoặc đường giao thông công cộng địa phương như nội dung Thông tư 13/2005/TT-BGTVT. Các Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải không ủy quyền cấp phép thi công cho Công ty, Đoạn quản lý đường bộ; không cấp phép thi công cho các Điểm đấu nối, các hạng Mục công trình nằm trong phạm vi đất dành cho đường bộ khi chưa được chấp thuận, thỏa thuận của cơ quan Quản lý đường bộ có thẩm quyền trước khi phê duyệt quy hoạch, dự án và khi thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công đấu nối, tổ chức nút giao (tham khảo phụ lục 1).

4. Các Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải tổ chức bộ phận cấp phép thi công, bố trí nơi cấp phép thi công có đầy đủ thông tin cần thiết về thời gian tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả và các quy định khác liên quan nhất là nội dung hồ sơ xin cấp phép thi công. Các cán bộ, nhân viên được giao giải quyết phải nghiên cứu thật tốt các văn bản liên quan để thực hiện hiệu quả, đúng pháp luật.

Nhân viên tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra ngay, trường hợp chưa đầy đủ phải hướng dẫn và trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân bổ sung (có biên bản làm việc kèm theo – tham khảo phụ lục 2). Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan Quản lý đường bộ có thẩm quyền nhanh chóng giải quyết trong thời gian quy định: trường hợp không giải quyết được cũng phải có văn bản giải thích rõ cho tổ chức, cá nhân; đồng thời gửi cho cơ quan Quản lý đường bộ cấp trên và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có tuyến đường bộ đi qua thay báo cáo.

5. Bề rộng hành lang an toàn đường bộ được xác định theo cấp đường quy hoạch; để triển khai thực hiện, Bộ Giao thông vận tải đã giao nhiệm vụ cho Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) khảo sát, Điều tra và lập quy hoạch hành lang an toàn đường bộ. Trong khi chưa có quy hoạch hành lang an toàn được duyệt; các Khu Quản lý đường Bộ, Sở Giao thông vận tải, phối hợp với chính quyền địa phương quản lý, bảo vệ Mốc lộ giới và hành lang an toàn đã xây dựng và thực hiện Điều chỉnh khi có quy hoạch được duyệt.

Khu Quản lý đường bộ, các Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị Quản lý đường bộ trực thuộc căn cứ vào tài liệu lưu trữ, phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp để lập hồ sơ quản lý hành lang an toàn quốc lộ trong đó thể hiện rõ các vi phạm tồn tại qua các giai đoạn: Trước 21-12-1982: từ ngày 21-12-1982 đến ngày 01-01-2000; từ sau ngày 01-01-2000 đến ngày 01-12-2005 và sau ngày 01-12-2005. Đồng thời phân loại các công trình nằm trong hành lang an toàn cần dỡ bỏ ngay để báo cáo Ủy ban nhân dân các cấp xử lý theo quy định và gửi Cục Đường bộ Việt Nam theo dõi.

6. Văn bản chấp thuận, thỏa thuận và giấy phép thi công là văn bản pháp quy, vì vậy khi thực hiện phải đảm bảo nội dung, hình thức theo quy định, nhất là đối với giấy phép thi công cần thể hiện đầy đủ các căn cứ pháp lý, căn cứ cam kết của chủ đầu tư (chủ quản lý) các văn bản chấp thuận, thỏa thuận và hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế tổ chức thi công đúng quy định tham khảo mẫu giấy phép thi công – Phụ lục 3).

Công tác theo dõi, quản lý việc sử dụng phạm vi đất dành cho đường bộ cần được thực hiện nghiêm túc, lâu dài vì vậy trách nhiệm của các cơ quan Quản lý đường bộ phải tổ chức thực hiện và lưu trữ hồ sơ, văn bản liên quan đến cấp phép sử dụng phạm vi đất dành cho đường bộ đúng các quy định của pháp luật hiện hành.

Căn cứ vào ý kiến trên, các Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải, triển khai thực hiện Thông tư 13/2005/TT-BGTVT, Quyết định 04/2006/QĐ-BGTVT. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời bằng văn bản về Cục Đường bộ Việt Nam để Cục nghiên cứu tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến (để báo cáo);
- Thứ trưởng Phạm Thế Minh (để báo cáo);
- Các vụ PC; VT;
- Phòng GT; KTCL và Ban TTrGT;
- Lưu VT.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC




Đoàn Văn Tiến

 


PHỤ LỤC 1

CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ CÓ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CHO PHÉP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRONG PHẠM VI ĐẤT DÀNH CHO QUỐC LỘ
(Kèm theo văn bản số 161/CĐBVN-GT ngày 13 tháng 01 năm 2006)

I. ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH THIẾT YẾU

Cấp đường liên quan

Nhóm dự án

Cơ quan chấp thuận khi lập dự án

Cơ quan cấp phép thi công

Hồ sơ cấp phép thi công

Thời hạn cấp phép thi công

- Đường cao tốc

- Đường cấp cao

- Đường quản lý theo quy chế riêng

- Đường cấp 1

Tất cả các nhóm

Bộ Giao thông vận tải (gửi hồ sơ qua Cục ĐBVN)

Khu QLĐB hoặc Sở GTVT, Sở GTCC (đối với các tuyến, đoạn tuyến quốc lộ được giao quản lý)

1/ Đơn xin phép thi công hạng Mục liên quan đến an toàn giao thông, công trình đường bộ, hành lang an toàn đường bộ kèm theo thiết kế kỹ thuật và thiết kế tổ chức thi công được cấp có thẩm quyền phê duyệt

2/ Bản cam kết tự di chuyển công trình và không đòi bồi thường

3/ Văn bản chấp thuận khi lập dự án và thiết kế của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.

Không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ

Đường cấp II trở xuống

Nhóm A hoặc B

Cục Đường bộ Việt Nam

Đường cấp II trở xuống

Nhóm C và dưới nhóm C

Khu QLĐB (các QL trong khu vực Khu QLĐB phụ trách)

Ghi chú:

1/ Đường quản lý theo quy chế riêng là đường khi đưa vào khai thác theo quy chế quản lý khai thác được Bộ GTVT ban hành như Quốc lộ 5, Quốc lộ 51, đường Hồ Chí Minh Giai đoạn 1, đường Pháp Vân – Giẽ, đường Quốc lộ 1 mới đoạn Lạng Sơn – Hà Nội.

2/ Nhóm dự án căn cứ vào quy định chia nhóm dự án của quy chế quản lý đầu tư xây dựng.

3/ Đối với Quốc lộ đang ủy thác quản lý, các Sở GTVT (GTCC) có thẩm quyền cấp phép thi công trên quốc lộ được giao quản lý theo quy định trong thông tư 13/2005/TT-BGTVT.

II. ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU KINH TẾ, KHU DÂN CƯ, KHU THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ

Cấp đường liên quan

Thỏa thuận quy hoạch

Chấp thuận thiết kế kỹ thuật

Cơ quan cấp phép thi công

Hồ sơ cấp phép thi công

Thời hạn cấp phép thi công

- Đường cao tốc

- Đường cấp cao

- Đường quản lý theo quy chế riêng

- Đường cấp I

- Đường cấp II

- Đường cấp III

Bộ Giao thông vận tải

Cục Đường bộ Việt Nam

Khu QLĐB hoặc Sở GTVT, Sở GTCC (đối với các tuyến, đoạn tuyến quốc lộ được giao quản lý)

1/ Đơn xin phép thi công kèm theo thiết kế kỹ thuật và thiết kế tổ chức thi công được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2/ Văn bản thỏa thuận quy hoạch của Bộ GTVT và văn bản chấp thuận thiết kế kỹ thuật đấu nối, tổ chức nút giao, các Điều kiện đảm bảo an toàn giao thông của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền

3/ Bản cam kết tự dỡ bỏ công trình hoặc thay đổi thiết kế đấu nối khi ngành đường bộ có yêu cầu sử dụng và không đòi bồi thường.

Không quá 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ

- Các đường cấp IV trở xuống

Bộ Giao thông vận tải

Khu QLĐB (các QL trong khu vực Khu QLĐB phụ trách)

Ghi chú:

1/ Đối với công trình như khu tái định cư, cải tạo môi trường, nhà máy điện, nước hoặc xây dựng đơn lẻ ở vị trí chưa hình thành khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại, dịch vụ thuộc địa bàn miền Núi, Tây Nguyên trên quốc lộ có lưu lượng xe thấp thì thực hiện theo quy định tại Điểm 2-3 Khoản 2 Mục III thông tư 13/2005/TT-BGTVT.

2/ Đấu nối đường giao thông công cộng địa phương vào quốc lộ theo quy định tại Khoản 3 Mục III thông tư 13/2005/TT-BGTVT.

3/ Nghiêm cấm mở đường từ nhà dân nối trực tiếp vào quốc lộ Khoản 5 Mục III thông tư 13/2005/TT-BGTVT.

4/ Đối với Quốc lộ đang ủy thác quản lý, các Sở GTVT (GTCC) có thẩm quyền cấp phép thi công trên quốc lộ được giao quản lý theo quy định trong thông tư 13/2005/TT-BGTVT.


PHỤ LỤC 2

MẪU BIÊN BẢN LÀM VIỆC
(Kèm theo công văn số 161/CĐBVN-GT ngày 13 tháng 01 năm 2006)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

…………, ngày   tháng   năm 200…

 

BIÊN BẢN LÀM VIỆC

I. Thành phần

1. Đại diện (Khu QLĐB …, Sở GT …):

- Ông (bà): …………………………………… Chức vụ: ..............................................................

- ..........................................................................................................................................

2. Đại diện (tên cơ quan, tổ chức, cá nhân):

- Ông (bà): …………………………………… Chức vụ: ..............................................................

- ..........................................................................................................................................

II. Các nội dung làm việc được thống nhất:

1/ .........................................................................................................................................

2/ .........................................................................................................................................

............................................................................................................................................

III. Yêu cầu (tên cơ quan, tổ chức, cá nhân) cung cấp bổ sung các tài liệu sau:

1/..........................................................................................................................................

2/ .........................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Biên bản này lập thành 02 bản, mỗi bên lưu giữ 01 bản.

 

ĐẠI DIỆN (KHU QLĐB …. SỞ GT …)
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN (CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN)
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC 3

MẪU GIẤY PHÉP THI CÔNG
(Kèm theo công văn số 161/CĐBVN-GT ngày 13 tháng 01 năm 2006)

KHU QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ …
(SỞ GT …………..)

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: …………/KQLĐB ….-GPTC
(Số: ………../SGT …….-GPTC)

………., ngày    tháng    năm 200…

 

GIẤY PHÉP THI CÔNG

Công trình: ...........................................................................................................................

Lý trình: ………………………………………………….. QL ..........................................................

- Căn cứ luật giao thông đường bộ.

- Căn cứ nghị định 186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

- Căn cứ thông tư 13/2005/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định 186/2004/NĐ-CP.

- Căn cứ quyết định số 04/2006/QĐ-BGTVT ban hành quy định về đảm bảo an toàn giao thông khi thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ.

- Căn cứ văn bản số: ……/……… ngày … tháng ….. năm 200…. của Bộ Giao thông vận tải (Cục Đường bộ Việt Nam, Khu Quản lý đường bộ ….) thỏa thuận (chấp thuận) quy hoạch … (hoặc dự án …).

- Căn cứ văn bản số: …./….. ngày … tháng … năm 200 … của Cục Đường bộ Việt Nam (Khu Quản lý đường bộ ….) thỏa thuận (chấp thuận) thiết kế kỹ thuật công trình ….

- Căn cứ đơn xin cấp phép thi công công trình (tên công trình) kèm theo cam kết tự di dời và không đòi bồi thường của Chủ đầu tư và hồ sơ thiết kế kỹ thuật, tổ chức thi công được duyệt.

1. Cấp cho: Tên tổ chức, cá nhân xin phép thi công, kèm địa chỉ, số điện thoại (nếu có).

2. Được phép thi công công trình: (tên công trình) nằm trên đất dành cho đường bộ từ lý trình …. đến lý trình ………. quốc lộ ……….. theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật và tổ chức thi công được duyệt theo quyết định số …………………… ngày … tháng … năm 200 … gồm các nội dung chính như sau:

a/ .........................................................................................................................................

b/ ........................................................................................................................................

............................................................................................................................................

3. Các yêu cầu đảm bảo an toàn giao thông với các nội dung chính như sau:

- Mang Giấy phép này đến Công ty (Đoạn Quản lý Đường bộ ………….) nhận bàn giao mặt bằng hiện trường và tiến hành thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông theo hồ sơ tổ chức thi công được duyệt và các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông khi thi công trên đất dành cho đường bộ. Sau khi nhận mặt bằng hiện trường, đơn vị thi công phải chịu trách nhiệm về an toàn giao thông, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của đơn vị quản lý đường bộ. Thanh tra Giao thông và cơ quan bảo vệ pháp luật.

- Khi thi công, Nhà thầu không thực hiện công tác tổ chức giao thông gây mất an toàn giao thông sẽ bị đình chỉ thi công; kinh phí thiệt hại đơn vị thi công tự chịu, ngoài ra còn chịu xử lý theo quy định của pháp luật.

- Các quy định ràng buộc khác về đền bù thiệt hại công trình đường bộ do thi công gây ra cũng như khi đường bộ có nhu cầu phải tự di dời và tự chịu kinh phí.

- Khi kết thúc thi công phải bàn giao lại mặt bằng, hiện trường cho đơn vị quản lý đường bộ.

4. Thời hạn thi công: Giấy phép này có thời hạn từ ngày …………………… đến ngày ………..; quá thời hạn quy định thì phải xin gia hạn.

 

 

Nơi nhận:
- …………………………..;
- Cục ĐBVN (thay báo cáo);
- Thanh tra GTVT ……… (để phối hợp);
- …………….
- Lưu VT.

TỔNG GIÁM ĐỐC
(GIÁM ĐỐC)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú: Trên đây là các nội dung cơ bản của mẫu giấy phép thi công, các Khu Quản lý Đường bộ, Sở GTVT căn cứ từng công trình cụ thể mà trích dẫn căn cứ và quy định nội dung giấy phép cho phù hợp.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn số 161/CĐBVN-GT về việc thực hiện Thông tư 13/2005/TT-BGTVT và Quyết định 04/2006/QĐ-BGTVT do Cục Đường bộ Việt Nam ban hành

  • Số hiệu: 161/CĐBVN-GT
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 13/01/2006
  • Nơi ban hành: Cục Đường bộ Việt Nam
  • Người ký: Đoàn Văn Tiến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản