Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 999/TCT-KK | Hà Nội, ngày 26 tháng 03 năm 2018 |
Kính gửi: Cục Thuế thành phố Hà Nội
Tổng cục Thuế nhận được phản ánh vướng mắc của Cục Thuế thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh thông tin thu nộp thuế, điều chỉnh tiền chậm nộp thuế khi người nộp thuế ghi không đúng nội dung kinh tế trên chứng từ nộp tiền hoặc khi người nộp thuế đề nghị điều chỉnh tiền thuế nộp thừa từ tiểu mục này sang tiểu mục khác để bù trừ nợ. Về nội dung này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Căn cứ Điều 33 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 22/07/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa:
“Điều 33. Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
1. Tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt được coi là nộp thừa khi:
a) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp đối với từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) quy định của mục lục ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 (mười) năm tính từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Đối với loại thuế phải quyết toán thuế thì người nộp thuế chỉ được xác định số thuế nộp thừa khi có số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp theo quyết toán thuế.
b) Người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế thu nhập cá nhân (trừ trường hợp nêu tại điểm a khoản này).
2. Người nộp thuế có quyền giải quyết số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo thứ tự quy định sau:
a) Bù trừ tự động với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc còn phải nộp của cùng loại thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 29 Thông tư này (trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều này).
b) Bù trừ tự động với số tiền phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo của từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) quy định của mục lục ngân sách nhà nước (trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều này). Trường hợp quá 06 (sáu) tháng kể từ thời điểm phát sinh số tiền thuế nộp thừa mà không phát sinh khoản phải nộp tiếp theo thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm c khoản này.
c) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này và người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa quy định tại điểm a khoản này sau khi thực hiện bù trừ theo hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản này mà vẫn còn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì người nộp thuế gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được giải quyết hoàn thuế theo hướng dẫn tại Chương VII Thông tư này.”
Căn cứ Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế ban hành kèm theo Quyết định số 879/QĐ-TCT ngày 15/5/2015:
“1.1.2. Xử lý đối với chứng từ nộp tiền không đúng quy định
Bộ phận KK&KTT khi kiểm tra các chỉ tiêu trên chứng từ nộp tiền của NNT, nếu phát hiện các chỉ tiêu trên chứng từ nộp tiền không đầy đủ, không rõ ràng, nộp sai tài khoản, sai MLNSNN hoặc không ghi mã số thuế của NNT thì xử lý như sau:
a) Trường hợp chứng từ nộp tiền không ghi mã số thuế hoặc ghi mã số thuế 0000000017
b) Trường hợp chứng từ nộp tiền không ghi hoặc ghi không đúng MLNSNN
c) Trường hợp chứng từ nộp tiền đã ghi đầy đủ thông tin nhưng không đúng với nghĩa vụ phải nộp của NNT
d) Trường hợp NNT ghi sai tài khoản nộp trên chứng từ nộp tiền
e) Trường hợp luân chuyển chứng từ nộp tiền, bảng kê chứng từ nộp ngân sách của NNT không đúng cơ quan thuế quản lý trực tiếp
f) Điều chỉnh số tiền phạt nộp chậm cho NNT
Trường hợp phát hiện hạch toán sai chứng từ nộp tiền sau khi đã khoá sổ thuế và đã tính sai số tiền phạt nộp chậm cho NNT, Bộ phận KK&KTT thực hiện:
- Lập danh sách NNT có số nợ sai sót chưa điều chỉnh tại thời điểm khoá sổ thuế, chuyển Bộ phận QLN để thực hiện phân loại nợ thuế của NNT.
- Phối hợp Bộ phận QLN điều chỉnh số tiền phạt nộp chậm đã tính sai cho NNT và lập Thông báo điều chỉnh số tiền phạt nộp chậm của NNT (Mẫu số 15/QTr-KK) gửi NNT.
- Hạch toán số tiền phạt nộp chậm điều chỉnh vào Sổ theo dõi thu nộp thuế tại kỳ phát hiện sai sót.”
Căn cứ điểm 13 công văn số 3410/TCT-KK ngày 31/07/2017 của Tổng cục Thuế về việc rà soát, chuẩn hóa dữ liệu nộp thừa trên ứng dụng TMS:
"13. Hướng dẫn xử lý trường hợp NNT ghi nhầm nội dung khoản nộp trên chứng từ nộp thuế hoặc CQT/KBNN hạch toán nhầm tiểu mục
Cơ quan thuế thực hiện theo hướng dẫn tại khoản đ, điểm 2 Điều 17 Thông tư 84/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục thu nộp ngân sách nhà nước đối với các khoản thuế và thu nội địa.
Cụ thể như sau:
Sử dụng chức năng ZTC_TMS_INCRT_SRCH - 8.6.14 Tra cứu danh sách chứng từ sai thông tin để tra cứu danh sách chứng từ nghi vấn nộp sai tiểu mục.
- Trên cơ sở danh sách chứng từ nghi vấn nộp sai tiểu mục, CQT kiểm tra lại nghĩa vụ của NNT, nếu đúng NNT đang vừa có số nợ, nộp thừa ở các tiểu mục khác nhau thì liên hệ với NNT để xác nhận thông tin nộp thuế:
Trường hợp 1: CQT/KBNN hạch toán nhầm tiểu mục so với nội dung khoản nộp ghi trên chứng từ gốc:
(i) Nếu chưa quyết toán năm ngân sách, CQT sử dụng chức năng ZTC_TMS_EDIT_PAY - 8.6.15 Tra cứu/gửi chứng từ điều chỉnh để lập và gửi đề nghị điều chỉnh thông tin theo chứng từ gốc sang KBNN. Căn cứ chứng từ điều chỉnh của KBNN gửi về, CQT hạch toán vào ứng dụng TMS như sau: Hạch toán giao dịch NT điều chỉnh giảm số đã nộp theo tiểu mục bị sai để giảm số nộp thừa; hạch toán giao dịch C2 tăng số đã nộp theo tiểu mục đúng để trừ nợ cho NNT.
Lưu ý: Ngày hạch toán của giao dịch NT và C2 thuộc kỳ kế toán đang mở sổ; năm ngân sách của giao dịch NT và C2 tương ứng với năm ngân sách của chứng từ gốc đã hạch toán (căn cứ hướng dẫn tại Công văn 4410/TCT-KK ngày 22/09/2016).
(ii) Nếu đã quyết toán năm ngân sách, CQT thực hiện điều chỉnh nghĩa vụ cho NNT, không điều chỉnh báo cáo thu như sau: Hạch toán giáo dịch DP điều chỉnh giảm số thuế nộp thừa của NNT tại tiểu mục bị sai; hạch toán giao dịch P1 tương ứng với số thuế đã nộp của tiểu mục đúng để trừ nợ cho NNT.
Trường hợp 2: NNT ghi nhầm nội dung khoản nộp trên chứng từ dẫn đến KBNN/CQT hạch toán sai tiểu mục, CQT hướng dẫn NNT lập C1-11/NS gửi CQT để đề nghị điều chỉnh thông tin. Căn cứ đề nghị của NNT, CQT thực hiện:
(iii) Nếu chưa quyết toán năm ngân sách, CQT thực hiện theo hướng dẫn tại điểm (i) trường hợp nêu trên.
(iv) Nếu đã quyết toán năm ngân sách, CQT thực hiện theo hướng dẫn tại điểm (ii) trường hợp nêu trên.
- Sau khi điều chỉnh khoản nơ, nộp thừa, CQT tiếp tục rà soát và điều chỉnh số tiền chậm nộp tương ứng (nếu có)."
Căn cứ các hướng dẫn trên, trường hợp người nộp thuế (NNT) đang có khoản tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt nộp thừa và đã quá 06 (sáu) tháng kể từ thời điểm phát sinh số tiền thuế nộp thừa mà không phát sinh khoản phải nộp cùng tiểu mục tiếp theo. Nay người nộp thuế đề nghị điều chỉnh sang khoản nợ thuế khác không cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) với khoản nộp thừa thì cơ quan thuế cần kiểm tra tính chính xác của khoản nợ/nộp thừa của người nộp thuế. Sau khi kiểm tra và xác định chính xác các khoản nợ/phải nộp và nộp thừa của người nộp thuế, cơ quan thuế hướng dẫn người nộp thuế gửi hồ sơ đến Cơ quan thuế đề nghị hoàn kiêm bù trừ.
Đối với trường hợp NNT ghi nhầm nội dung trên chứng từ nộp tiền dẫn đến vừa có số nợ, vừa có số nộp thừa tại các tiểu mục khác nhau, khi phát hiện sai sót, người nộp thuế đề nghị điều chỉnh về đúng tiểu mục nhưng đã quyết toán năm ngân sách. Trường hợp này, cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, rà soát số nợ, nộp thừa của các tiểu mục NNT đề nghị điều chỉnh. Căn cứ kết quả đã rà soát, căn cứ quy định tại điểm 1.1.2, mục II, phần II Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế được ban hành kèm theo Quyết định số 879/QĐ-TCT ngày 15/5/2015, nếu người nộp thuế thuộc diện được điều chỉnh nghĩa vụ, cơ quan thuế thực hiện điều chỉnh sau đó rà soát, điều chỉnh số tiền chậm nộp sai lệch tương ứng, lập thông báo điều chỉnh số tiền chậm nộp gửi NNT và hạch toán số tiền chậm nộp điều chỉnh vào sổ thuế của kỳ phát hiện sai sót.
Về chức năng hỗ trợ điều chỉnh tiền chậm nộp tương ứng với khoản tiền nợ được điều chỉnh, Tổng cục Thuế ghi nhận để nghiên cứu, hoàn thiện ứng dụng Quản lý thuế tập trung (TMS) hỗ trợ các cơ quan thuế trong quá trình xử lý các nghiệp vụ liên quan.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế thành phố Hà Nội được biết và thực hiện./.
Nơi nhận: | TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 1760/TCT-QLN năm 2015 về miễn tiền chậm nộp thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 2Công văn 4269/TCT-QLN năm 2017 về không tính tiền chậm nộp thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 3Công văn 4617/TCT-QLN năm 2017 về miễn tiền chậm nộp thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 4Công văn 1482/TCT-KK năm 2023 về triển khai thu nộp thuế theo mã định danh khoản phải nộp (ID) do Tổng cục Thuế ban hành
- 1Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Công văn 1760/TCT-QLN năm 2015 về miễn tiền chậm nộp thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 3Quyết định 879/QĐ-TCT năm 2015 về Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
- 4Thông tư 84/2016/TT-BTC hướng dẫn thủ tục thu nộp ngân sách nhà nước đối với các khoản thuế và thu nội địa do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Công văn 4269/TCT-QLN năm 2017 về không tính tiền chậm nộp thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 6Công văn 4617/TCT-QLN năm 2017 về miễn tiền chậm nộp thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 7Công văn 1482/TCT-KK năm 2023 về triển khai thu nộp thuế theo mã định danh khoản phải nộp (ID) do Tổng cục Thuế ban hành
Công văn 999/TCT-KK năm 2018 về điều chỉnh thông tin thu nộp thuế, điều chỉnh tiền chậm nộp thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- Số hiệu: 999/TCT-KK
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 26/03/2018
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Đào Ngọc Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra