- 1Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996
- 2Quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT năm 1995 về chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
- 3Nghị định 101/2001/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan
- 4Nghị định 89/2002/NĐ-CP quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn
- 5Nghị định 106/2003/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí
- 6Nghị định 158/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi
- 7Nghị định 129/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh
- 8Thông tư 05/2005/TT-BTC hướng dẫn chế độ thuế áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 768 TCT/PCCS | Hà Nội, ngày 17 tháng 03 năm 2005 |
Kính gửi: Cục thuế tỉnh Quảng Ninh
Trả lời công văn số 2541 CT/AC ngày 27/8/2004 của Cục thuế tỉnh Quảng Ninh về việc quản lý, sử dụng và xử lý vi phạm về ấn chỉ thuế, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Tại Khoản 4, Điều 10 Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT quy định: “Các cơ sở kinh doanh trực tiếp bán lẻ hàng hóa cho người tiêu dùng, đối với hàng hóa có giá bán dưới mức quy định phải lập hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng, nếu cơ sở không lập hóa đơn thì phải lập bảng kê hàng hóa bán lẻ theo mẫu bảng kê của cơ quan thuế để làm căn cứ tính thuế giá trị gia tăng; trường hợp người mua yêu cầu lập hóa đơn … thì phải lập hóa đơn theo đúng quy định”; tại Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh cũng đã quy định: “Tổ chức, cá nhân … khi bán lẻ hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ một lần có giá trị dưới mức quy định của Bộ Tài chính thì không bắt buộc phải lập hóa đơn bán hàng, trừ khi người mua hàng yêu cầu giao hóa đơn thì người bán hàng phải lập và giao hóa đơn theo đúng quy định. Hàng hóa bán lẻ hoặc cung cấp dịch vụ một lần có giá trị dưới mức quy định tuy không bắt buộc phải lập hóa đơn nhưng vẫn phải lập bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ hoặc có thể lập hóa đơn bán hàng theo quy định để làm chứng từ kế toán. Trường hợp lập bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ thì cuối mỗi ngày phải căn cứ vào số liệu tổng hợp của bảng kê để lập hóa đơn bán hàng trong ngày theo quy định”
Căn cứ vào quy định nêu trên, cơ sở kinh doanh trực tiếp bán lẻ hàng hóa, dịch vụ có giá trị dưới mức quy định phải lập hóa đơn mà khách hàng không yêu cầu cung cấp hóa đơn thì không bắt buộc phải lập hóa đơn nhưng phải lập bảng kê bán lẻ. Cuối mỗi ngày, căn cứ vào số liệu tổng hợp trên bảng kê, cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn bán hàng trong ngày để làm căn cứ kê khai tính thuế. Liên 2 của hóa đơn không được xé rời và phải lưu tại quyển hóa đơn.
2. Chứng từ khi xuất hàng ra khỏi kho ngoại quan.
Tại Khoản 1, Điều 36 Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan đã quy định thủ tục hải quan khi đưa hàng hóa ra khỏi kho ngoại quan, trong đó có nêu: “Chủ hàng hoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng đưa hàng hóa ra khỏi kho ngoại quan để xuất ra nước ngoài phải khai hải quan và nộp cho hải quan kho ngoại quan các chứng từ sau:
- Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu
- Giấy ủy quyền xuất hàng (nếu không ghi trong hợp đồng thuê kho)
- Phiếu xuất kho theo mẫu của Bộ Tài chính”
Căn cứ vào quy định nêu trên thì chủ hàng hoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng khi đưa hàng hóa ra khỏi kho ngoại quan đề xuất ra nước ngoài phải có Phiếu xuất kho theo mẫu quy định tại Hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Phiếu xuất kho phải có đầy đủ chỉ tiêu và nội dung theo quy định của Bộ Tài chính, đơn vị sử dụng phải tự quản lý và chịu trách nhiệm về việc sử dụng chứng từ ngày.
3. Sử dụng hóa đơn đối với Nhà thầu nước ngoài
Tại Mục II, Phần C Thông tư số 05/2005/TT-BTC ngày 11/1/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thuế áp dụng đối với tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam quy định: Bên Việt Nam ký hợp đồng với Nhà thầu nước ngoài không thực hiện chế độ kế toán Việt Nam phải có trách nhiệm kê khai, nộp thuế GTGT thay cho Nhà thầu nước ngoài và khấu trừ thuế TNDN vào tiền thanh toán cho Nhà thầu nước ngoài nộp vào Ngân sách Nhà nước; Tại Điểm 4, Mục III, Phần C Thông tư này cũng đã quy định “Việc quyết toán thuế được thực hiện theo từng hợp đồng nhà thầu”
Căn cứ vào hướng dẫn nêu trên, Nhà thầu nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không thực hiện chế độ kế toán Việt Nam, thi công các công trình thuộc nguồn vốn ODA thì khi thanh toán với chủ đầu tư phải có hóa đơn yêu cầu thanh toán của Công ty mẹ ở nước ngoài phát hành kèm theo hợp đồng, biên bản quyết toán và thanh lý hợp đồng.
4. Xử lý vi phạm đối với hành vi làm mất ấn chỉ thuế
a. Đối với hành vi làm mất hóa đơn
Tại Khoản 2, Điều 16 Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 7/11/2002 của Chính phủ quy định về in, phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn quy định: Phạt tiền 200.000 đồng đối với hành vi làm mất các liên khác và liên 2 của mỗi số hóa đơn đã sử dụng”
Căn cứ vào quy định nêu trên thì:
Mất các liên của cùng số hóa đơn chưa sử dụng (trừ liên 2) thì bị xử phạt 200.000 đồng cho mỗi 1 liên bị mất.
Mất các liên của cùng số hóa đơn đã sử dụng thì bị xử phạt 200.000 đồng cho mỗi 1 liên bị mất
b. Đối với hành vi làm mất chứng từ thu phí, lệ phí.
Tại Khoản 5b, Điều 14 Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí quy định: “Phạt tiền 200.000 đồng đối với hành vi làm mất các liên của mỗi số chứng từ, trừ liên 2 giao cho khách hàng của chứng từ chưa sử dụng”
Căn cứ vào quy định nêu trên thì phạt 200.000 đồng đối với hành vi làm mất các liên chứng từ cùng một số chứng từ chưa sử dụng, trừ liên 2 giao cho khách hàng.
c. Đối với hành vi làm mất chứng từ có in sẵn mệnh giá
Chứng từ in sẵn mệnh giá là loại chứng từ đã được in sẵn giá trị, mệnh giá trên đó, do vậy khi mất chứng từ đã hạn chế được việc lợi dụng, gian lận về thuế. Mức phạt hành chính đối với hành vi này là bồi thường theo mệnh giá in trên chứng từ bị mất.
Tổng cục Thuế thông báo để Cục thuế biết và thực hiện.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ |
- 1Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996
- 2Quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT năm 1995 về chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
- 3Nghị định 101/2001/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan
- 4Nghị định 89/2002/NĐ-CP quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn
- 5Nghị định 106/2003/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí
- 6Nghị định 158/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi
- 7Nghị định 129/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh
- 8Thông tư 05/2005/TT-BTC hướng dẫn chế độ thuế áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
Công văn 768/TCT-PCCS quản lý, sử dụng và xử lý vi phạm về ấn chỉ thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- Số hiệu: 768/TCT-PCCS
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 17/03/2005
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Phạm Duy Khương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/03/2005
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực