Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 563/TCT-CS | Hà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2013 |
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Kiên Giang.
Trả lời công văn số 712/CT-THNVDT ngày 7/8/2012 của Cục Thuế tỉnh Kiên Giang về định mức sử dụng tài nguyên và định mức quy đổi đơn vị đối với tài nguyên khoáng sản, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
- Tại Khoản 3, Điều 5, Thông tư số 105/2010/TT-BTC ngày 23/7/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tài nguyên và hướng dẫn thi hành Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thuế tài nguyên quy định sản lượng tài nguyên tính thuế như sau:
“3. Đối với tài nguyên khai thác không bán ra mà đưa vào sản xuất sản phẩm khác nếu không trực tiếp xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định căn cứ vào sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ tính thuế và định mức sử dụng tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm.
Định mức sử dụng tài nguyên phải tương ứng với tiêu chuẩn công nghệ sản xuất, chế biến sản phẩm đang ứng dụng và được người nộp thuế đăng ký với cơ quan thuế vào kỳ khai thuế đầu tiên. Trường hợp mức tiêu hao tài nguyên để sản xuất một đơn vị sản phẩm cao hơn 5% so với tiêu chuẩn công nghệ thiết kế thì cơ quan thuế phối hợp với các cơ quan liên quan để thẩm định làm cơ sở ấn định sản lượng tài nguyên khai thác chịu thuế”.
- Tại Khoản 2, Điều 4, Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản quy định đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với khoáng sản không kim loại là tấn và m3.
- Tại Điểm a, Khoản 2, Điều 1, Thông tư số 158/2011/TT-BTC ngày 16/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản quy định:
“2. Số lượng khoáng sản khai thác trong kỳ để xác định số phí bảo vệ môi trường phải nộp là:
a) Đối với khoáng sản không kim loại:
Số lượng khoáng sản không kim loại khai thác trong kỳ để xác định số phí bảo vệ môi trường phải nộp là số lượng khoáng sản nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí, không phân biệt mục đích khai thác (để bán ngay, đem trao đổi, tiêu dùng nội bộ, dự trữ đưa vào sản xuất tiếp theo…) và công nghệ khai thác (thủ công, cơ giới) hoặc vùng, miền, điều kiện khai thác (vùng núi, trung du, đồng bằng, điều kiện khai thác khó khăn, phức tạp…). Trường hợp khoáng sản khai thác phải qua sàng, tuyển, phân loại, làm giàu trước khi bán ra, căn cứ điều kiện thực tế khai thác và công nghệ chế biến khoáng sản trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Cục thuế địa phương để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ quy đổi từ số lượng khoáng sản thành phẩm ra số lượng khoáng sản nguyên khai làm căn cứ tính phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản không kim loại cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương”.
Căn cứ quy định nêu trên thì:
1. Đối với đơn vị tính phí bảo vệ môi trường
Việc sử dụng đơn vị tính phí bảo vệ môi trường là tấn hoặc m3 đối với từng loại khoáng sản khai thác cụ thể thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 4, Nghị định số 74/2011/NĐ-CP nêu trên.
2. Về quy đổi thành phẩm ra khoáng sản nguyên khai:
- Đối với phí bảo vệ môi trường:
Căn cứ Khoản 2, Điều 1, Thông tư số 158/2011/TT-BTC nêu trên, việc quy định về tỷ lệ quy đổi từ số lượng khoáng sản thành phẩm ra số lượng khoáng sản nguyên khai làm căn cứ tính phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản không kim loại do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
- Đối với thuế tài nguyên:
Đối với các cơ sở có khai thác tài nguyên khoáng sản để sản xuất gạch, ngói, sản xuất xi măng khai thác tài nguyên nhưng không bán ra mà đưa vào sản xuất sản phẩm khác nếu không trực tiếp xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định căn cứ vào sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ tính thuế và định mức sử dụng tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm.
Cơ sở sản xuất căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế của đơn vị và công nghệ sử dụng để xác định định mức sử dụng tài nguyên và định mức quy đổi đối với tài nguyên, khoáng sản của đơn vị khai thác và đăng ký với cơ quan thuế. Cơ quan thuế căn cứ vào định mức của doanh nghiệp lập để tính thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
Trường hợp định mức tiêu hao tài nguyên để sản xuất một đơn vị sản phẩm của đơn vị đăng ký cao hơn 5% so với tiêu chuẩn công nghệ thiết kế thì cơ quan thuế phối hợp với các cơ quan liên quan để thẩm định làm cơ sở ấn định sản lượng tài nguyên khai thác chịu thuế.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Kiên Giang được biết./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn số 969/TCT-TS của Tổng cục Thuế về việc vướng mắc chính sách thuế tài nguyên
- 2Thông tư 105/2010/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế tài nguyên và Nghị định 50/2010/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành
- 3Nghị định 74/2011/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
- 4Thông tư 158/2011/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 74/2011/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản do Bộ Tài chính ban hành
- 5Công văn 341/TCT-CS về đối tượng nộp thuế tài nguyên do Tổng cục Thuế ban hành
- 6Công văn 2402/TCT-CS năm 2013 thuế tài nguyên do Tổng cục Thuế ban hành
Công văn 563/TCT-CS giải đáp vướng mắc về thuế tài nguyên do Tổng cục Thuế ban hành
- Số hiệu: 563/TCT-CS
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 19/02/2013
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Cao Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra