Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BẢO HIỂM XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49/BHXH-BT | Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2010 |
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thời gian qua Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhận được nhiều ý kiến phản ánh của Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) về vướng mắc khi triển khai áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 97/2009/NĐ-CP và Nghị định số 98/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ để xác định mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của người lao động. Về vấn đề này BHXH Việt Nam hướng dẫn như sau:
1. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 97/2009/NĐ-CP , Nghị định số 98/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ với các công ty, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thuê mướn và trả tiền lương, tiền công cho người lao động:
1.1. Công ty, doanh nghiệp được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước quy định tại khoản 1 và 2 Điều 1 Nghị định số 97/2009/NĐ-CP: áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 2 Nghị định số 97/2009/NĐ-CP để tính đơn giá tiền lương.
1.2. Doanh nghiệp được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam quy định tại khoản 3 và 4 Điều 1 Nghị định số 97/2009/NĐ-CP: áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 97/2009/NĐ-CP để tính các mức lương trong thang lương, bảng lương, các loại phụ cấp lương, tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động và thực hiện các chế độ khác do doanh nghiệp xây dựng và ban hành theo thẩm quyền do pháp luật lao động quy định.
1.3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam quy định tại Điều 1 Nghị định số 98/2009/NĐ-CP: áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định tại nghị định số 98/2009/NĐ-CP để tính các mức lương trong thang lương, bảng lương, các loại phụ cấp lương, tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động và thực hiện các chế độ khác do doanh nghiệp xây dựng và ban hành theo thẩm quyền do pháp luật lao động quy định.
2. Mức lương tối thiểu làm cơ sở xác định mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN của người lao động quy định tại khoản 1 và 2 Điều 94, Điều 105 Luật BHXH và khoản 1 Điều 14 Luật BHYT:
2.1. Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định thì tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN là tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung quy định tại Nghị định số 33/2009/NĐ-CP ngày 06/4/2009 của Chính phủ. Khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung thì thực hiện theo mức lương tối thiểu chung đã được điều chỉnh.
Người lao động theo hợp đồng lao động trong công ty nhà nước chuyển thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước từ một thành viên trở lên nếu áp dụng thang bảng lương do Nhà nước quy định và thực hiện đúng quy định tại điểm a, b và c khoản 6 Mục D Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn về BHXH bắt buộc cũng được áp dụng như hướng dẫn nêu trên.
2.2. Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định thì tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN là mức tiền lương, tiền công tháng được ghi trên hợp đồng lao động.
a. Kể từ ngày 01/01/2010 trở đi, đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các đơn vị, tổ chức nêu tại tiết 1.2 điểm 1 công văn này thì mức tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 97/2009/NĐ-CP. Đối với người lao động làm việc cho các đơn vị, tổ chức nêu tại tiết 1.3 điểm 1 công văn này thì mức tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 98/2009/NĐ-CP .
b. Đối với người lao động đã qua học nghề quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 36/2009/TT-BLĐTBXH ngày 13/11/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN nêu tại tiết 2.2 này phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
c. Trường hợp đơn vị tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN thành lập đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn vùng nào căn cứ mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn đó để xác định mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN.
3. Trường hợp mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN tại điểm 1 và điểm 2 nêu trên mà cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị BHXH các tỉnh báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam kịp thời để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG GIÁM ĐỐC |
- 1Thông báo 91/TB-VPCP năm 2015 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại buổi họp về tình hình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 44/2017/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- 3Dự thảo Nghị định quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- 4Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- 1Luật Doanh nghiệp 2005
- 2Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 3Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003
- 5Luật Hợp tác xã 2003
- 6Luật bảo hiểm y tế 2008
- 7Nghị định 33/2009/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung
- 8Nghị định 97/2009/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động
- 9Nghị định 98/2009/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam
- 10Thông tư 36/2009/TT-BLĐTBXH hướng dẫn mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 11Thông báo 91/TB-VPCP năm 2015 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại buổi họp về tình hình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 12Nghị định 44/2017/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- 13Dự thảo Nghị định quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- 14Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Công văn 49/BHXH-BT về mức lương tối thiểu làm cơ sở tính mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 49/BHXH-BT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 08/01/2010
- Nơi ban hành: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- Người ký: Nguyễn Đình Khương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra