Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3272/BNN-ĐMDN | Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2010 |
Kính gửi: | - Bộ Nội vụ; |
Xí nghiệp khai thác Hải sản Biển Đông thuộc Tổng công ty Hải sản Biển Đông được thành lập năm 1999 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 23/CP-NC ngày 09/4/1999 của Chính phủ về việc xây dựng các đơn vị đánh cá công ích và đánh cá xa bờ. Trong đó yêu cầu xây dựng 01 doanh nghiệp công ích khai thác hải sản xa bờ thuộc Bộ Thủy sản, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh kết hợp khai thác hải sản xa bờ tập trung ở khu vực Trường Sa và DKI. Để đáp ứng yêu cầu trên, năm 1999 Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thành lập Xí nghiệp khai thác Hải sản Biển Đông hoạt động công ích để thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ giao, đơn vị trực thuộc Tổng công ty Hải sản Biển Đông (theo Quyết định số 3191/1999/QĐ-BTS ngày 14/10/1999). Năm 2001 Xí nghiệp được đổi tên thành Công ty Khai thác và Dịch vụ Hải sản Biển Đông theo Quyết định số 266/QĐ-BTS ngày 28/3/2001 và ngày 16/02/2009 Công ty được chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dịch vụ Khai thác Hải sản Biển Đông (Công ty) thuộc Tổng công ty Hải sản Biển Đông.
Công ty có một số đặc điểm và hoạt động chính như sau:
- Địa bàn hoạt động: vùng biển Trường Sa và DKI.
- Chức năng nhiệm vụ chính: Thực hiện sự có mặt thường xuyên của Đội tàu công ích làm dịch vụ hậu cần nghề cá kết hợp khai thác hải sản trên vùng biển Trường Sa và DKI; thực hiện các hoạt động của Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây, bao gồm: vùng đảo Đá Tây Trường Sa và vùng biển, đảo lân cận có bán kính hoạt động 200 km; thực hiện các nhiệm vụ công ích khác liên quan đến dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển.
- Đội tàu công ích có nhiệm vụ chủ yếu sau: Làm dịch vụ cung ứng nhiên liệu, nước đá, nước ngọt, lương thực thực phẩm, các nhu yếu phẩm và làm dịch vụ thu mua, vận chuyển hải sản cho các tàu khai thác của Việt Nam hoạt động ở ngư trường Trường Sa và DKI; thực hiện các dịch vụ về sửa chữa nhỏ, dịch vụ y tế, dịch vụ ngư lưới cụ cho các tàu khai thác hải sản xa bờ; kết hợp tham gia làm nhiệm vụ cứu nạn trên biển; sẵn sàng bảo vệ phương tiện và người trong trường hợp xảy ra mất an ninh trên biển như: tàu nước ngoài xâm phạm trái phép, uy hiếp, bắt cóc tàu và người do cướp biển; khai thác hải sản trên vùng biển Trường Sa, DKI và các vùng biển xa bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam; thực hiện các nhiệm vụ khác khi cần.
- Lao động: để thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước giao và hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của Tổng Công ty Hải sản Biển Đông và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, giai đoạn hiện nay Công ty thường xuyên bố trí 26 lao động trực tiếp làm việc tại vùng biển Trường Sa – DKI và đảo Đá Tây.
- Môi trường làm việc: vùng biển Trường Sa – DKI và đảo Đá Tây là nơi điều kiện cuộc sống sinh hoạt đặc biệt khó khăn, xa xôi, hẻo lánh, sóng to, gió lớn, thường xuyên có bão đi qua.
Ngày 05/01/2005 Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 09/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đặc biệt đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo nội dung Thông tư các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức…. làm việc ở địa bàn Quần đảo Trường Sa được hưởng mức phụ cấp đặc biệt 100%.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xét thấy trên thực tế Công ty là một đơn vị 100% vốn nhà nước, thực hiện nhiệm vụ công ích của Nhà nước giao và người lao động hưởng lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định, địa bàn, môi trường làm việc và tính chất công việc như các đối tượng trên nhưng lao động tại Công ty không được hưởng mức phụ cấp đặc biệt này. Để đảm bảo quyền lợi thỏa đáng cho người lao động và sự công bằng về điều kiện làm việc thực tế cho những đối tượng làm việc trong khu vực Nhà nước.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét về trường hợp đặc biệt của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dịch vụ Khai thác Hải sản Biển Đông để Công ty được hưởng chế độ phụ cấp đặc biệt đối với lao động làm việc tại địa bàn Trường Sa và DKI theo quy định tại Thông tư 09/2009/TT-BNV .
(Hồ sơ gửi kèm: Công văn số 23/CP-NC ngày 09/4/1999; Quyết định số 143/2000/QĐ-TTg ngày 14/12/2000; Quyết định số 3191/1999/QĐ-BTS ngày 14/10/1999; Quyết định số 3855QĐ/BNN-ĐMDN ngày 05/12/2007 và một số văn bản khác)
Đề nghị Quý Bộ tạo điều kiện giúp, cho ý kiến để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn số 449/LĐTBXH-TL ngày 19/02/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc bổ sung chế độ phụ cấp đặc biệt
- 2Công văn số 3163/LĐTBXH-TL ngày 12/09/2003 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc chế độ phụ cấp đặc biệt
- 3Công văn 4381/CTC-CĐCS năm 2018 về bãi bỏ hướng dẫn 1705/LC-TC-CS hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đặc biệt trong Quân đội do Cục Tài chính Bộ Quốc phòng ban hành
- 1Công văn số 449/LĐTBXH-TL ngày 19/02/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc bổ sung chế độ phụ cấp đặc biệt
- 2Công văn số 3163/LĐTBXH-TL ngày 12/09/2003 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc chế độ phụ cấp đặc biệt
- 3Thông tư 09/2005/TT-BNV hướng dẫn chế độ phụ cấp đặc biệt đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Bộ Nội vụ ban hành
- 4Công văn 4381/CTC-CĐCS năm 2018 về bãi bỏ hướng dẫn 1705/LC-TC-CS hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đặc biệt trong Quân đội do Cục Tài chính Bộ Quốc phòng ban hành
Công văn 3272/BNN-ĐMDN xin hưởng chế độ phụ cấp đặc biệt đối với lao động làm việc tại địa bàn Trường sa và DKI do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 3272/BNN-ĐMDN
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 07/10/2010
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Diệp Kỉnh Tần
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra