Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2609/BTP-PBGDPL | Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 2023 |
Kính gửi: Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Để triển khai thực hiện các quy định về đánh giá, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 và Quyết định số 1723/QĐ- BTP ngày 15/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp được đồng bộ, thống nhất, Bộ Tư pháp đã biên soạn, phát hành Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ về chuẩn tiếp cận pháp luật (Công văn số 931/BTP-PBGDPL ngày 16/3/2023). Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung như sau:
1. Điều kiện công nhận xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) đạt chuẩn tiếp cận pháp luật quy định tại khoản 3 Điều 4 Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg
Trường hợp thời điểm cán bộ, công chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và thời điểm có quyết định kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự không cùng một năm thì xét điều kiện công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật như sau:
- Đối với trường hợp cán bộ, công chức là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã bị xử lý kỷ luật hành chính do vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ: Xét điều kiện công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đối với năm cán bộ, công chức thực hiện hành vi vi phạm.
- Đối với trường hợp cán bộ, công chức là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã bị truy cứu trách nhiệm hình sự do vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ: Xét điều kiện công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đối với năm có Quyết định khởi tố bị can đối với cán bộ, công chức của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật.
2. Điểm số chỉ tiêu, tiêu chí
2.1. Chỉ tiêu 3 tiêu chí 3 về danh sách thống kê người thuộc diện trợ giúp pháp lý
Danh sách thống kê người thuộc diện trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý là người bị buộc tội, bị hại, đương sự trong các vụ việc tham gia tố tụng mà Ủy ban nhân dân cấp xã có được thông tin theo quy định và người thuộc diện trợ giúp pháp lý là người bị buộc tội, bị hại, đương sự trong các vụ việc tham gia tố tụng đã được thông tin, giới thiệu đến Trung tâm để thực hiện quyền được trợ giúp pháp lý.
Khoản 12 Điều 2 Thông tư số 03/2021/TT-BTP ngày 25/5/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý; Thông tư số 12/2018/TT-BTP ngày 28/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý quy định:“Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công dân, Phòng Tư pháp, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giải thích quyền được trợ giúp pháp lý và giới thiệu đến Trung tâm. Trường hợp người thuộc diện được trợ giúp pháp lý là người bị buộc tội, bị hại, đương sự trong các vụ việc tham gia tố tụng cư trú trên địa bàn thì Uỷ ban nhân dân cấp xã giới thiệu theo mẫu số 13 ban hành kèm theo Thông tư này”.
Trên cơ sở các Giấy giới thiệu về trợ giúp pháp luật theo mẫu số 13 nêu trên, nhiều địa phương đã có văn bản hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã lập danh sách thống kê người thuộc diện trợ giúp pháp lý tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý là người bị buộc tội, bị hại, đương sự trong các vụ việc tham gia tố tụng đến Trung tâm phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương. Sau khi tiếp nhận thông tin, giới thiệu người thuộc diện trợ giúp pháp lý là người bị buộc tội, bị hại, đương sự trong các vụ việc tham gia tố tụng đến Trung tâm để thực hiện quyền trợ giúp pháp lý, Uỷ ban nhân dân cấp xã cần thực hiện ghi chép, lập danh sách, lưu trữ thông tin theo hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Danh sách thống kê theo quy định tại Thông tư số 09/2021/TT-BTP bao gồm họ và tên người thuộc diện trợ giúp pháp lý được giới thiệu đến Trung tâm, danh mục Giấy giới thiệu của Ủy ban nhân dân cấp xã, cụ thể như sau:
STT | Người thuộc diện TGPL | Danh mục giấy giới thiệu | Ghi chú |
1 | Nguyễn Văn A | Số:…/GGT ngày… /…./…. |
|
2 | …. |
|
|
… |
|
|
|
2.2. Chỉ tiêu 2, chỉ tiêu 3 tiêu chí 4 về các nội dung Nhân dân bàn, quyết định trực tiếp; Nhân dân bàn, biểu quyết
Căn cứ Điều 15, Điều 21 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2023), các nội dung quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 6 Điều 15 có phạm vi thực hiện trong thôn, tổ dân phố được xác định là các nội dung Nhân dân bàn, quyết định trực tiếp. Các nội dung quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 15 có phạm vi thực hiện trong địa bàn cấp xã và khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 15 được xác định là các nội dung Nhân dân bàn, biểu quyết.
Trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, Thông tư số 09/2021/TT-BTP và các văn bản khác có liên quan về đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật để đề xuất, có giải pháp tiếp tục hoàn thiện các chỉ tiêu, tiêu chí đảm bảo phù hợp, thống nhất với quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
3. Báo cáo kết quả đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư số 09/2021/TT-BTP, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) tổng hợp, báo cáo kết quả về Bộ Tư pháp trước ngày 20 tháng 02 của năm liền kề sau năm đánh giá. Quy định này đã phù hợp, thống nhất với thời hạn báo cáo số liệu cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Biểu mẫu số 11d/BTP/PBGDPL/HGCS-TCPL kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BTP ngày 20/3/2019 của Bộ Tư pháp quy định về một số nội dung hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp.
Qua theo dõi, số liệu báo cáo cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của một số địa phương tại các báo cáo nêu trên còn chưa thống nhất. Vì vậy, đề nghị địa phương rà soát, cập nhật, bảo đảm chính xác. Trong trường hợp có điều chỉnh thông tin, số liệu, địa phương kịp thời phối hợp với đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp (Cục Kế hoạch - Tài chính, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật) trước thời điểm Bộ Tư pháp công bố thông tin thống kê và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong phạm vi cả nước.
Trong thời gian tới, để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình đánh giá, công nhận, cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, Bộ Tư pháp đang tích cực đề xuất xây dựng phần mềm đánh giá, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Việc vận hành phần mềm sẽ góp phần rút ngắn thời gian cần thiết về việc báo cáo kết quả thực hiện đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật hàng năm của địa phương.
4. Về xử lý quyết định công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2021/TT-BTP
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân cấp huyện có thẩm quyền đình chỉ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trong quá trình theo dõi, kiểm tra hoặc qua kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân phát hiện xã, phường, thị trấn đã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nhưng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2021/TT-BTP, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể tự mình hủy bỏ Quyết định công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật hoặc đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định bãi bỏ Quyết định công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận.
5. Chế tài xử lý đối với địa phương chưa thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Việc quy định, áp dụng chế tài xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân chưa thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và được thực hiện theo các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức (đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức; thi đua, khen thưởng; xử lý kỷ luật). Các cơ quan cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xác định chế tài xử lý phù hợp với tính chất, mức độ hành vi và các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
6. Đánh giá tiêu chí tiếp cận pháp luật trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn các cấp giai đoạn 2021-2025
6.1. Điều kiện công nhận huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đối với huyện không có đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn
Trường hợp trên địa bàn huyện không có đơn vị hành chính cấp xã thì điều kiện “có 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật” theo quy định tại Quyết định số 1723/QĐ-BTP ngày 15/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp được miễn (không tính đến) để bảo đảm không ảnh hưởng đến tổng thể chung khi đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
6.2. Về việc sử dụng kết quả đánh giá tiếp cận pháp luật trong đánh giá, công nhận, thu hồi quyết định đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao
Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 3636/BNN-VPĐP ngày 06/6/2023 trả lời vướng mắc đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và đô thị văn minh trong xét, công nhận địa phương đạt chuẩn nông theo mới giai đoạn 2021-2025.
7. Nguồn lực, kinh phí triển khai thực hiện các tiêu chí và đánh giá, công nhận cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
- Đối với nguồn lực, kinh phí triển khai thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, Thông tư số 09/2021/TT-BTP: Căn cứ Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT- BTC-BTP ngày 27/012014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở và Thông tư mới thay thế Thông tư này sau khi được ban hành, Sở Tư pháp cấp tỉnh chủ động xây dựng Dự toán kinh phí hằng năm và phối hợp với Sở Tài chính tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp bố trí kinh phí triển khai các nhiệm vụ được giao tại các văn bản của Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan Trung ương về thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật, đánh giá, công nhận cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Đối với nguồn lực, kinh phí triển khai các tiêu chí và nội dung thành phần được giao tại Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025: Sở Tư pháp cấp tỉnh chủ động xây dựng Dự toán kinh phí hằng năm và phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới, Sở Tài chính và cơ quan, đơn vị có liên quan tại địa phương tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ từ nguồn lực thực hiện Chương trình theo quy định tại Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg và Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12/8/2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ ngân ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Trong quá trình thực hiện, mọi thông tin đề nghị phản ánh về Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp, số 58-60 Trần Phú, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; số điện thoại: 024.6273.9466./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 3175/BTP-PBGDPL năm 2014 hướng dẫn về Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật; quy trình đánh giá, công nhận địa phương đạt chuẩn và biểu dương tiêu biểu về tiếp cận pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành
- 2Công văn 745/BTP-PBGDPL hướng dẫn thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022 do Bộ Tư pháp ban hành
- 3Quyết định 2007/QĐ-BTP về Kế hoạch thực hiện Đề án "Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân" năm 2022 và năm 2023 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Quyết định 1143/QĐ-BTP năm 2024 hướng dẫn nội dung tiêu chí, chỉ tiêu “tiếp cận pháp luật” trong đánh giá nông thôn mới và đô thị văn minh do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 1Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- 2Công văn 3175/BTP-PBGDPL năm 2014 hướng dẫn về Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật; quy trình đánh giá, công nhận địa phương đạt chuẩn và biểu dương tiêu biểu về tiếp cận pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật Trợ giúp pháp lý 2017
- 5Thông tư 12/2018/TT-BTP hướng dẫn hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 6Thông tư 03/2019/TT-BTP quy định về hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 7Thông tư 03/2021/TT-BTP sửa đổi Thông tư 08/2017/TT-BTP hướng dẫn Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý; Thông tư 12/2018/TT-BTP hướng dẫn hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý do Bộ Tư pháp ban hành
- 8Quyết định 25/2021/QĐ-TTg quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Thông tư 09/2021/TT-BTP hướng dẫn Quyết định 25/2021/QĐ-TTg quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 10Quyết định 07/2022/QĐ-TTg quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Công văn 745/BTP-PBGDPL hướng dẫn thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022 do Bộ Tư pháp ban hành
- 12Thông tư 53/2022/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 13Quyết định 1723/QĐ-BTP năm 2022 hướng dẫn tiêu chí huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới, tiêu chí tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 và tiêu chí quận, thị xã, thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc tiêu chí quận, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 14Quyết định 2007/QĐ-BTP về Kế hoạch thực hiện Đề án "Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân" năm 2022 và năm 2023 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 15Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022
- 16Quyết định 1143/QĐ-BTP năm 2024 hướng dẫn nội dung tiêu chí, chỉ tiêu “tiếp cận pháp luật” trong đánh giá nông thôn mới và đô thị văn minh do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
Công văn 2609/BTP-PBGDPL năm 2023 hướng dẫn nội dung về đánh giá, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 2609/BTP-PBGDPL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 23/06/2023
- Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
- Người ký: Lê Vệ Quốc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra