Hệ thống pháp luật

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2563/BTP-VĐCXDPL
V/v triển khai nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 10/CT-TTg về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc

Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2019

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên

Ngày 22 tháng 4 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc (Chỉ thị số 10/CT-TTg). Tại điểm c mục 5 Chỉ thị nêu trên, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì, phi hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất việc bổ sung nội dung đánh giá về nguy cơ tham nhũng, lợi ích nhóm trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, đánh giá và đề xuất hoàn thiện pháp luật về xử lý đối với hành vi nhũng nhiễu; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý III/2019.

Để thực hiện nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 10/CT-TTg , Bộ Tư pháp đề nghị Quý cơ quan, đơn vị trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình, báo cáo việc đánh giá về nguy cơ tham nhũng, lợi ích nhóm trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại cơ quan, đơn vị mình và rà soát, đánh giá, đề xuất hoàn thiện pháp luật về xử lý đối với hành vi nhũng nhiễu (nội dung Báo cáo theo Đề cương gửi kèm theo Công văn này).

Báo cáo của Quý cơ quan, đơn vị đề nghị gửi về Bộ Tư pháp (Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật), số điện thoại (024) 6273.9382/ 0973.910.215 (đồng chí Đào Thị Hồng Minh); đồng thời gửi bản điện tử theo địa chỉ E-mail: dthminh@moj.gov.vn trước ngày 10 tháng 8 năm 2019 để Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Rất mong nhận được sự quan tâm, phối hợp của Quý cơ quan, đơn vị./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, Vụ VĐCXDPL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phan Chí Hiếu

 

Đề cương

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ VỀ NGUY CƠ THAM NHŨNG, LỢI ÍCH NHÓM TRONG BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT; RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ ĐỐI VỚI HÀNH VI NHŨNG NHIỄU
(Những nội dung trong Báo cáo của bộ, ngành, địa phương)

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BAN HÀNH VBQPPL LIÊN QUAN ĐẾN PHÒNG NGỪA NGUY CƠ THAM NHŨNG, LỢI íCH NHÓM

1. Kết quả đạt được

1.1. Trong công tác lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh: việc cơ quan báo cáo tuân thủ quy trình lập đề nghị xây dựng VBQPPL như tổng kết thực tiễn, tổ chức nghiên cứu khoa học; xây dựng chính sách, đánh giá tác động của chính sách, lấy ý kiến về đề nghị xây dựng VBQPPL...

1.2. Trong công tác soạn thảo văn bản: việc cơ quan báo cáo tuân thủ quy trình soạn thảo VBQPPL như tổng kết thực tiễn, tổ chức nghiên cứu khoa học; đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo văn bản (nếu có), lấy ý kiến về dự án, dự thảo văn bản; đánh giá về hiệu quả hoạt động của Ban soạn thảo, Tổ biên tập các dự án, dự thảo VBQPPL...

1.3. Trong công tác thẩm định, thẩm tra: việc cơ quan báo cáo tuân thủ các quy định của Luật năm 2015 về thẩm định, thẩm tra dự thảo VBQPPL. Đánh giá của cơ quan chủ trì soạn thảo về mức độ công khai, minh bạch trong việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án, dự thảo. Lấy ví dụ về một số dự thảo văn bản có nguy cơ dẫn đến tham nhũng, lợi ích nhóm đã được phát hiện trong quá trình thẩm định, thẩm tra (nội dung này chỉ dành cho cơ quan thẩm định, thẩm tra).

1.4. Trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo văn bản: việc cơ quan báo cáo (chủ trì chỉnh lý) tuân thủ các quy định của Luật năm 2015 về nội dung, thời hạn thẩm tra. Nêu ví dụ về một số dự thảo văn bản mà trong quá trình chỉnh lý đã phát hiện có quy định có thể dẫn đến tham nhũng, lợi ích nhóm.

2. Tồn tại, hạn chế

2.1. Về chất lượng văn bản: các văn bản có nội dung trái hiến pháp, pháp luật; thiếu tính rõ ràng, cụ thể, minh bạch, thống nhất, đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẫn, bất hợp lý, thiếu tính khả thi. Việc xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp luật chuyên ngành chưa có sự gắn kết với các quy định, nguyên tắc của pháp luật về phòng chống tham nhũng, lợi ích nhóm. Lấy ví dụ về một số văn bản để minh họa.

2.2. Về thời hạn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban hành mới văn bản: chậm sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban hành mới các văn bản để hạn chế nguy cơ tham nhũng, lợi ích nhóm và xử lý các trường hợp vi phạm (ví dụ như chậm thể chế hóa các chủ trương của Đảng về phòng chống tham nhũng, lợi ích nhóm; chậm thể chế hóa các chính sách, biện pháp mới trong phòng, chống tham nhũng, lợi ích nhóm). Lấy một số ví dụ để minh họa.

3. Nguyên nhân

3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Từ phía các cơ quan lập đề nghị và chủ trì soạn thảo VBQPPL (tư duy cũ, cơ chế xin - cho để dành lợi ích cục bộ cho cơ quan, ngành mình), trong một số trường hợp VBQPPL được ban hành nhưng không tiếp thu, chỉnh lý theo ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp.

- Từ phía cơ quan chủ trì thẩm định, thẩm tra, chỉnh lý dự thảo VBQPPL trong giai đoạn thẩm định, thẩm tra, chỉnh lý (thiếu tinh thần trách nhiệm, cả nể, sợ đụng chạm, thậm chí đồng lõa, bao che cho cơ quan chủ trì soạn thảo vì lợi ích cá nhân).

- Xuất phát từ cơ chế phối hợp của các cơ quan, đơn vị trong quá trình lập đề nghị xây dựng, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, chỉnh lý dự thảo VBQPPL.

- Do năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức tham gia công tác xây dựng pháp luật.

- Nguyên nhân khác.

3.2. Nguyên nhân khách quan

- Từ các quy định của pháp luật hiện hành về phòng ngừa nguy cơ tham nhũng, lợi ích nhóm.

- Từ quy định của Luật năm 2015.

- Do tính chất của hiện tượng tham nhũng và lợi ích nhóm (khó phát hiện ngay từ đầu và khó xác định được thời điểm sẽ xảy ra hậu quả).

- Do điều kiện về biên chế, tài chính, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động xây dựng, ban hành VBQPPL (của cơ quan báo cáo).

- Nguyên nhân khác.

4. Kiến nghị

4.1. Kiến nghị về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban hành mới các văn bản liên quan dễ gây nguy cơ tham nhũng, lợi ích nhóm, trong đó tập trung vào các VBQPPL do cơ quan báo cáo ban hành theo thẩm quyền hoặc chủ trì soạn thảo và các văn bản có liên quan trực tiếp đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan báo cáo. Lập Danh mục các văn bản cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban hành mới nhằm giảm nguy cơ tham nhũng và lợi ích nhóm.

4.2. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về ban hành VBQPPL hiện hành nhằm hạn chế nguy cơ tham nhũng, lợi ích nhóm trong xây dựng, ban hành VBQPPL (như các quy định nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch; đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản cho chặt chẽ, khoa học hơn; xác định lại cho hợp lý hơn vai trò, trách nhiệm của các cơ quan trong việc chủ trì soạn thảo, chủ trì chỉnh lý dự thảo văn bản để tăng cường tính khách quan trong hoạt động xây dựng, ban hành VBQPPL; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát trong quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL để kịp thời phát hiện các văn bản có nguy cơ dẫn đến tham nhũng, lợi ích nhóm). Lập Danh mục các điều khoản của Luật năm 2015 cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ nhằm hạn chế nguy cơ tham nhũng, lợi ích nhóm trong xây dựng, ban hành VBQPPL.

4.3. Kiến nghị với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, bộ, ngành, địa phương về các giải pháp lớn nhằm nâng cao chất lượng VBQPPL.

II. RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ PHÁP LUẬT ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ ĐỐI VỚI HÀNH VI NHŨNG NHIỄU

1. Kết quả rà soát pháp luật về xử lý đối với hành vi nhũng nhiễu

1.1. Quy định của pháp luật hiện hành về xử lý hành vi nhũng nhiễu

1.2. Đánh giá quy định của pháp luật hiện hành về xử lý đối với hành vi nhũng nhiễu

- Ưu điểm (nêu nhận xét khái quát, có một sví dụ để minh họa).

- Hạn chế (nêu nhận xét khái quát, có một số ví dụ để minh họa).

2. Tình hình tổ chức thi hành pháp luật về xử lý hành vi nhũng nhiễu

2.1. Kết quả đạt được (có số liệu minh họa).

2.2. Tồn tại, hạn chế (có ví dụ minh họa).

2.3. Nguyên nhân (chủ quan, khách quan).

3. Kiến nghị

3.1. Kiến nghị về xây dựng, hoàn thiện các VBQPPL về xử lý đối với hành vi nhũng nhiễu (kèm theo Danh mục các VBQPPL về xử lý đối với hành vi nhũng nhiễu cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban hành mới).

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật về xử lý đối với hành vi nhũng nhiễu.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 2563/BTP-VĐCXDPL năm 2019 triển khai nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị 10/CT-TTg về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc do Bộ Tư pháp ban hành

  • Số hiệu: 2563/BTP-VĐCXDPL
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 10/07/2019
  • Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
  • Người ký: Phan Chí Hiếu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/07/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản
Các nội dung liên quan: một lần cho cả thời gian thuêthuê đất trả tiềnnghĩa vụ mời bạn đọc tham khảo thêm trong Điều 85 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Điều 85. Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:

a) Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;

b) Trường hợp đăng ký thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin phép thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

c) Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;

d) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thông báo cho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuê đất;

đ) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3. Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất kết hợp với đăng ký biến động về các nội dung theo quy định tại Điều này thì thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.