Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NGOẠI GIAO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 252/CV/NG-LS
| Hà Nội, ngày 01 tháng 2 năm 2005 |
CÔNG VĂN
CỦA BỘ NGOẠI GIAO SỐ 252/CV/NG-LS NGÀY 01 THÁNG 02 NĂM 2005 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 14/2004/CT-TTG CỦA TTCP VỀ XỬ LÝ VÀ NGĂN CHẶN VIỆC XUẤT NHẬP CẢNH VÀ CƯ TRÚ TRÁI PHÉP CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
Kính gửi: | - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; |
Ngày 02/4/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 14/2004/CT-TTg về xử lý và ngăn chặn việc xuất nhập cảnh và cư trú trái phép của công dân Việt Nam ở nước ngoài. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ (tại Công văn số 401/VPCP QHQT ngày 21/01/2005 của Văn phòng Chính phủ), Bộ Ngoại giao xin hướng dẫn thực hiện Điểm 4 và 5 Chỉ thị nói trên và đề nghị cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các địa phương với các Cơ quan đại diện ta ở nước ngoài như sau:
1. Về thành lập Ban Công tác liên ngành để đàm phán và nhận trở lại những người không được nước ngoài cho cư trú (tại Điểm 4):
Ban Công tác liên ngành là Đoàn đàm phán được thành lập để tiến hành đàm phán với từng nước cụ thể, với thành phần chủ yếu gồm đại diện Bộ Ngoại giao và Bộ Công an. Căn cứ vào từng đối tượng cụ thể, Bộ Ngoại giao sẽ báo cáo với Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định mở rộng thành phần Đoàn đàm phán với sự tham gia của một số Bộ, ngành hữu quan như: Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp.
2. Về việc xác minh và cấp giấy tờ cho công dân Việt
2.1. Đối với những nước đã ký kết với ta Hiệp định, Thoả thuận về việc nhận trở lại công dân, thì áp dụng theo quy định tại Hiệp định hoặc Thoả thuận đó.
2.2. Đối với các nước khác:
- Đối với những người còn hộ chiếu Việt Nam hợp lệ: Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài (CQĐD) thông báo cho phía nước ngoài biết việc công dân Việt Nam có hộ chiếu Việt Nam hợp lệ, có thể trở về Việt Nam mà không cần thủ tục gì thêm; trong trường hợp công dân Việt Nam bị trục xuất, đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền của phía nước ngoài kịp thời thông báo cho CQĐD.
- Đối với những người có giấy tờ chứng minh nhân thân, quốc tịch Việt Nam hoặc đã đăng ký công dân tại CQĐD thì CQĐD có thể xem xét cấp giấy thông hành cho họ và chịu trách nhiệm về việc cấp phát giấy tờ đó là đúng đối tượng.
- Đối với những người đi lao động, học tập... ở nước ngoài, không có giấy tờ chứng minh nhân dân, quốc tịch Việt
- Đối với những người không thuộc các diện trên thì CQĐD hướng dẫn đương sự khai đơn theo mẫu quy định và thông báo chi tiết nhân thân của đương sự (gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh; địa chỉ thường trú ở Việt Nam (ghi rõ số nhà, phố, phường, quận, thành phố hoặc thôn, xã, huyện, tỉnh); số hộ chiếu, ngày và nơi cấp (nếu có); ngày xuất cảnh Việt Nam; họ tên và địa chỉ và thân nhân ở Việt Nam) về Bộ Công an (Cục quản lý xuất nhập cảnh) và Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự) để xác minh và cấp giấy thông hành sau khi nhận được kết quả trả lời của các cơ quan trên.
- Sau khi cấp giấy thông hành, CQĐD thông báo chi tiết giấy thông hành và số hiệu chuyến bay và cửa khẩu dự kiến nhập cảnh về Bộ Công an (Cục quản lý xuất nhập cảnh) và cơ quan chủ quản của đương sự để phối hợp tiếp nhận.
3. Về việc mua vé cho công dân Việt
3.1. Về nguyên tắc, ta yêu cầu phía nước ngoài chi phí cho việc chuyên chở và bàn giao công dân ta không được nước ngoài cho cư trú tại sân bay Việt
3.2. Trường hợp không yêu cầu được phía nước ngoài chi phí cho việc chuyên trở và đương sự cũng không thể tự mua vé về nước thì doanh nghiệp chủ quản hoặc cơ quan chủ quản hoặc gia đình ở Việt
+ Đối với những người do các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đưa ra nước ngoài làm việc thì CQĐD căn cứ lời khia của đương sự điện về Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) và doanh nghiệp xuất khẩu lao động các dữ liệu về nhân thân và thời gian xuất cảnh của đương sự để doanh nghiệp kiểm tra, mua vé hoặc chuyển tiền mua vé và các chi phí phát sinh khác cho Bộ Ngoại giao (Vụ Quản trị tài vụ) để CQĐD mua vé cho đương sự về nước; Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và xã hội) có trách nhiệm đôn đốc doanh nghiệp liên quan thực hiện và trả lời CQĐD ta trong thời gian sớm nhất.
+ Đối với những người do doanh nghiệp lữ hành quốc tế tổ chức đi du lịch nhưng ở lại nước ngoài trái phép bị chính quyền sở tại buộc về nước thì CQĐD căn cứ lời khai của đương sự điện về Vụ Lữ hành (Tổng cục du lịch) và doanh nghiệp lữ hành quốc tế các chi tiết nhân thân và thời gian xuất cảnh của đương sự để doanh nghiệp lữ hành quốc tế kiểm tra, mua vé hoặc chuyển tiền mua vé và các chi phí phát sinh khác cho Bộ Ngoại giao (Vụ Quản trị tài vụ) để CQĐD mua vé cho đương sự về nước. Vụ Lữ hành (Tổng cục du lịch) có trách nhiệm đôn đốc doanh nghiệp lữ hành quốc tế liên quan thực hiện và trả lời CQĐD ta sớm nhất.
+ Đối với những người thuộc Bộ, ngành khác và các địa phương thì CQĐD điện về Bộ, ngành, địa phương liên quan để phối hợp giải quyết tương tự
+ Đối với những người không xác định được cơ quan chủ quản hoặc đi việc tư thì CQĐD điện về Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao các chi tiết nhân thân của họ để Cục Lãnh sự liên hệ yêu cầu thân nhân họ nộp tiền mua vé và các chi phí phát sinh cho Vụ Quản trị - Tài vụ Bộ Ngoại giao. CQĐD chỉ mua vé và thu xếp cho đương sự về nước sau khi nhận được thông báo của Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao về việc thân nhân họ đã nộp tiền mua vé. Những người mà gia đình thực sự khó khăn và có nhu cầu cấp bách phải đưa về nước thì CQĐD yêu cầu đương sự có văn bản cam kết sẽ hoàn trả tiền mua vé cho Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi đương sự cư trú trước khi xuất cảnh và mua vé sau khi nhận được xác nhận của Uỷ ban nhân dân tỉnh, sau đó gửi hồ sơ chứng từ liên quan về Bộ Tài chính để thanh toán. Đối với đối tượng này, CQĐD cân nhắc thực tế tại địa bàn và chỉ giải quyết từng trường hợp, không giải quyết đại trà, ồ ạt.
4. Về nguyên tắc và trước mắt các quy định nêu tại Chỉ thị này chỉ áp dụng đối với việc đưa về nước công dân Việt Nam ra nước ngoài lao động, học tập, du lịch, thăm thân, kinh doanh v.v... ngắn hạn và ở lại nước ngoài. Chỉ thị này không áp dụng đối với các trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.
| Lê Công Phụng (Đã Ký) |
- 1Công văn số 535/LS-XNC ngày 17/3/2003 của Cục Lãnh sự-Bộ Ngoại giao về việc thủ tục xuất nhập cảnh của người Việt Nam và người nước ngoài
- 2Nghị định 24-CP năm 1995 về thủ tục xuất, nhập cảnh
- 3Thông tư liên tịch 01/LB năm 1993 về việc xuất nhập cảnh, tạm trú đi lại tại Việt Nam của người Việt Nam định cư tại nước ngoài do Ban Việt kiều Trung ương - Bộ Nội vụ - Bộ Ngoại giao ban hành
- 4Công văn 2982/CV-BCĐ năm 2020 về tăng cường kiểm soát việc nhập cảnh trái phép qua đường mòn, lối mở do Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 ban hành
- 1Công văn số 535/LS-XNC ngày 17/3/2003 của Cục Lãnh sự-Bộ Ngoại giao về việc thủ tục xuất nhập cảnh của người Việt Nam và người nước ngoài
- 2Nghị định 24-CP năm 1995 về thủ tục xuất, nhập cảnh
- 3Thông tư liên tịch 01/LB năm 1993 về việc xuất nhập cảnh, tạm trú đi lại tại Việt Nam của người Việt Nam định cư tại nước ngoài do Ban Việt kiều Trung ương - Bộ Nội vụ - Bộ Ngoại giao ban hành
- 4Chỉ thị 14/2004/CT-TTg về xử lý và ngăn chặn việc xuất nhập cảnh và cư trú trái phép của công dân Việt Nam ở nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 2982/CV-BCĐ năm 2020 về tăng cường kiểm soát việc nhập cảnh trái phép qua đường mòn, lối mở do Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 ban hành
Công văn 252/CV/NG-LS của Bộ Ngoại giao về việc hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 14/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xử lý và ngăn chặn việc xuất nhập cảnh và cư trú trái phép của Công dân Việt Nam ở nước ngoài
- Số hiệu: 252/CV/NG-LS
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 01/02/2005
- Nơi ban hành: Bộ Ngoại giao
- Người ký: Lê Công Phụng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra