Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1568/BTC-TCDN
V/v trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới QH sau kỳ họp thứ 2 và kỳ họp bất thường thứ nhất, Quốc hội khóa XV

Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2022

 

Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng.

Bộ Tài chính nhận được kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng do Ban dân nguyện chuyển tới tại công văn số 19/BDN ngày 10/01/2022, Bộ Tài chính có ý kiến trả lời nội dung kiến nghị như sau:

Nội dung kiến nghị:

Kiến nghị số 21: Cử tri phản ánh, tại điểm a khoản 6 Điều 7 Thông tư số 73/2018/TT-BTC ngày 15/8/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn sử dụng nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước quy định: “Việc trích khấu hao tài sản cố định của đơn vị khai thác công trình thủy lợi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013; Thông tư số 147/2016/TT-BTC ngày 13 tháng 10 năm 2016; Thông tư số 28/2017/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định và pháp luật khác có liên quan”. Tuy nhiên, quy định trên không phù hợp với quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 Nghị định số 96/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi: “Đối với các công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước hoặc theo hình thức đối tác công tư: chi phí khấu hao tài sản cố định được tính trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi bao gồm: phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, trang thiết bị, hệ thống thông tin quản lý vận hành và máy móc thiết bị quản lý dùng trong văn phòng”. Cử tri đề nghị sửa đổi quy định về việc trích khấu hao tài sản cố định tại 02 văn bản trên cho phù hợp, thống nhất theo các quy định hiện hành về việc trích khấu hao tài sản.

Kiến nghị số 24: Cử tri phản ánh, tại điểm a khoản 5 Điều 16 Nghị định số 96/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi quy định: “Ngay sau khi Hợp đồng đặt hàng được ký, cơ quan tài chính tạm ứng 60% kinh phí theo Hợp đồng cho đơn vị nhận đặt hàng...”. Tuy nhiên, nội dung này không phù hợp với quy định tại điểm b khoản 2 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ: “Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, hợp đồng đã ký kết giữa cơ quan đặt hàng với nhà cung cấp...cơ quan ký hợp đồng tạm ứng, thanh toán kinh phí cho nhà cung cấp nhận đặt hàng...”. Đề nghị rà soát, sửa đổi các quy định trên cho phù hợp, thống nhất.

Bộ Tài chính xin trả lời như sau:

1. Về trả lời Kiến nghị số 21:

- Căn cứ quy định của Luật Thủy lợi năm 2017 và Luật số 69/2014/QH13 về Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, Khoản 2 Điều 42 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp và theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 6 Điều 7 Thông tư số 73/2018/TT-BTC ngày 15/8/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn sử dụng nguồn tài chính trong quản lý khai thác công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước có quy định về chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ): “a) Việc trích khấu hao tài sản cố định của đơn vị khai thác công trình thủy lợi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013; Thông tư số 147/2016/TT-BTC ngày 13 tháng 10 năm 2016; Thông tư số 28/2017/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định và pháp luật khác có liên quan;

b) Các tài sản cố định sau đây của đơn vị khai thác công trình thủy lợi không phải trích khấu hao, chỉ mở sổ chi tiết theo dõi giá trị hao mòn hàng năm của từng tài sản và không được ghi giảm nguồn vốn hình thành tài sản:

- Tài sản là máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, tài sản được xây đắp bằng đất, xây đúc bằng bê tông của các công trình trực tiếp phục vụ tưới nước, tiêu nước, cấp nước (như hồ, đập, kênh, mương...);

- Máy bơm nước từ 8.000m3/giờ trở lên cùng với vật kiến trúc để sử dụng vận hành công trình;”

- Tại điểm b khoản 2 Điều 3 Nghị định số 96/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ về giá sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi, theo đó, quy định đối với các công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước hoặc theo hình thức đối tác công tư thì chi phí khấu hao tài sản cố định được tính trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi bao gồm: phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, trang thiết bị, hệ thống thông tin quản lý vận hành và máy móc thiết bị quản lý dùng trong văn phòng. Như vậy, tại Nghị định số 96/2018/NĐ-CP của Chính phủ thì cơ cấu giá sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi không bao gồm chi phí khấu hao nhà cửa, vật kiến trúc.

Theo các quy định nêu trên thì các TSCĐ của đơn vị khai thác công trình thủy lợi đều phải trích khấu hao theo quy định Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013; Thông tư số 147/2016/TT-BTC ngày 13/10/2016; Thông tư số 28/2017/TT-BTC ngày 12/4/2017 của Bộ Tài chính và Thông tư số 73/2018/TT-BTC ngày 15/8/2018 của Bộ Tài chính (các TSCĐ không phải trích khấu hao, chỉ mở sổ chi tiết theo dõi giá trị hao mòn hàng năm của từng tài sản và không được ghi giảm nguồn vốn hình thành tài sản, bao gồm: Tài sản là máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, tài sản được xây đắp bằng đất, xây đúc bằng bê tông của các công trình trực tiếp phục vụ tưới nước, tiêu nước, cấp nước (như hồ, đập, kênh, mương...); Máy bơm nước từ 8.000m3/giờ trở lên cùng với vật kiến trúc để sử dụng vận hành công trình;”). Mức trích khấu hao theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC và Thông tư số 73/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính đã ổn định tính trong kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ thủy lợi phí (nay là giá sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi) từ năm 2013 đến năm 2022.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang trình Chính phủ Nghị định thay thế Nghị định số 96/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018, theo đó, Nghị định đã không còn quy định cụ thể tài sản cố định trích khấu hao mà khấu hao tài sản thực hiện thống nhất theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (Thông tư số: 45/2013/TT-BTC; 147/2016/TT-BTC; 28/2017/TT-BTC và Thông tư số 73/2018/TT-BTC). Dự thảo Nghị định đã được Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến các địa phương, doanh nghiệp và tổng hợp trình Chính phủ tại Tờ trình số 197/TTr-BTC ngày 29/10/2021. Dự thảo Nghị định nêu trên đã được lấy ý kiến Thành viên Chính phủ.

2. Về trả lời Kiến nghị số 24:

- Tại điểm a khoản 5 Điều 16 Nghị định số 96/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi có quy định: “5. Thanh toán, cấp kinh phí đối với phương thức đặt hàng

a) Ngay sau khi hợp đồng đặt hàng được ký, cơ quan tài chính tạm ứng 60% kinh phí theo hợp đồng cho đơn vị nhận đặt hàng. Sau khi có báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng đạt 60% giá trị hợp đồng, cơ quan tài chính cấp tiếp 30% kinh phí theo hợp đồng, 10% kinh phí còn lại được cấp phát thanh toán sau khi hợp đồng được nghiệm thu, thanh lý. Việc cấp phát thanh toán bng lệnh chi tiền;”

- Tại điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên, quy định: “2. Thanh toán kinh phí đặt hàng, đu thầu

b) Đối với kinh phí hợp đồng đặt hàng, đu thầu cho nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác; nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện: Căn cứ dự toán được cấp có thm quyn giao; hợp đồng đã được ký kết giữa cơ quan đặt hàng với nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác; nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; đơn giá, giá đặt hàng, mức trợ giá, giá tiêu thụ; biên bản nghiệm thu sản phẩm theo quy định của cấp có thẩm quyền; biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng theo từng năm (theo Mẫu số 04 kèm theo Nghị định này); tài liệu khác có liên quan (nếu có); cơ quan ký hợp đồng tạm ứng, thanh toán kinh phí cho nhà cung cấp nhận đặt hàng theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, pháp luật chuyên ngành, pháp luật khác có liên quan và theo các quy định hiện hành.;”

Theo các quy định nêu trên thì việc thanh toán kinh phí đặt hàng còn có quy định chưa thống nhất giữa Nghị định số 96/2018/NĐ-CP và Nghị định số 32/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang trình Chính phủ Nghị định thay thế Nghị định số 96/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018, theo đó, tại dự thảo Nghị định đã tiếp thu để chỉnh sửa các nội dung nêu trên cho phù hợp. Cụ thể, dự thảo Nghị định đã quy định việc cấp phát thanh toán, kinh phí thực hiện theo cách thức, trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/1/2020 quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước; Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ; Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật. Dự thảo Nghị định đã được Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến các địa phương, doanh nghiệp và tổng hợp trình Chính phủ tại Tờ trình số 197/TTr-BTC ngày 29/10/2021. Dự thảo Nghị định nêu trên đã được lấy ý kiến Thành viên Chính phủ.

Trên đây là trả lời của Bộ Tài chính đối với kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng, trân trọng gửi tới Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng để trả lời cử tri./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Dân nguyện - UBTVQH;
- VPQH (Vụ Dân nguyện);
- VPCP (Vụ Quan hệ địa phương);
- Văn phòng Bộ (để p/h);
- Cục THTK (để đăng tải cổng TTĐT);
- Cục Quản lý giá;
- Vụ: PC, HCSN;
- Lưu: VT, TCDN (N.T.H. Thuận).

BỘ TRƯỞNG




Hồ Đức Phớc

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 1568/BTC-TCDN năm 2022 về sửa đổi quy định về việc trích khấu hao tài sản cố định do Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: 1568/BTC-TCDN
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 18/02/2022
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính
  • Người ký: Hồ Đức Phớc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản