Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1538/BGDĐT-GDNNGDTX | Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2025 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện Chương trình công tác của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025, để triển khai nhiệm vụ xây dựng Chỉ thị của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề cao trong kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam”, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Quý cơ quan báo cáo về công tác phát triển nhân lực có kỹ năng nghề cao tại địa phương theo Đề cương tại Phụ lục gửi kèm theo.
Báo cáo của Quý cơ quan đề nghị gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên), số 35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội, bản mềm văn bản gửi theo địa chỉ email: nguyenthitrang@moet.gov.vn trước ngày 28/4/2025 để tổng hợp.
Trân trọng./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
____________
Thông tin cán bộ đầu mối: Nguyễn Thị Trang - Chuyên viên, Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên, điện thoại: 0948.354.966
PHỤ LỤC
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN (GDNN-GDTX) GIAI ĐOẠN 2020-2024 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÓ KỸ NĂNG NGHỀ CAO TRONG GIAI ĐOẠN 2025-2030 VÀ TẦM NHÌN 2045
(Kèm theo Công văn số 1538/BGDĐT-GDNNGDTX ngày 04 tháng 04 năm 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
PHẦN THỨ NHẤT
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GDNN-GDTX GIAI ĐOẠN 2020-2024
I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG
II. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN GDNN-GDTX
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển GDNN-GDTX
2. Công tác quản lý phát triển GDNN-GDTX
- Tổ chức bộ máy; biên chế quản lý nhà nước ở địa phương; việc chia tách, sáp nhập đơn vị quản lý nhà nước; việc tuyển dụng, sử dụng; năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước ở địa phương…
- Hoạt động quản lý (ban hành văn bản hướng dẫn; tổng hợp, theo dõi, kiểm tra, giám sát…).
3. Việc thể chế hóa, ban hành các cơ chế, chính sách phát triển GDNN-GDTX ở địa phương
III. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI PHÁT TRIỂN GDNN-GDTX
1. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về GDNN-GDTX (các kế hoạch truyền thông, cách thức tuyên truyền; tin bài, kênh sóng; kết quả…).
2. Công tác phân luồng học sinh vào GDNN-GDTX (chỉ tiêu, kết quả thực hiện; cách thức thực hiện; công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác phân luồng...).
3. Về mạng lưới cơ sở GDNN-GDTX (tổng số, công lập, tư thục; việc sắp xếp, tổ chức lại mạng lưới cơ sở GDNN-GDTX theo Nghị quyết 19-NQ/TW; đánh giá hiệu quả hoạt động trước và sau khi sắp xếp).
4. Về tuyển sinh đào tạo (tổng số quy mô, trong đó có sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo cho lao động nông thôn; đào tạo chất lượng cao (nếu có); cách thức, chính sách riêng nếu có...).
5. Về các điều kiện bảo đảm chất lượng (bao gồm chương trình đào tạo; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở GDNN-GDTX...).
6. Về chất lượng và hiệu quả GDNN-GDTX (tỷ lệ có việc làm, thu nhập; tham dự các kỳ thi quốc gia, khu vực, quốc tế; sự đánh giá của doanh nghiệp...).
7. Về gắn kết GDNN-GDTX với doanh nghiệp (DoN) và thị trường lao động (tổng số DoN và hoạt động của DoN ở địa phương; sự tham gia của DoN vào GDNN- GDTX như thế nào; mức độ tham gia; mô hình hay và chính sách của địa phương dành cho DoN nếu có; kết quả gắn kết DoN của các cơ sở GDNN-GDTX; hình thức gắn kết...).
8. Về nguồn lực tài chính cho GDNN-GDTX và các cơ chế, chính sách của địa phương cho phát triển GDNN-GDTX (ngân sách của địa phương dành cho GDNN- GDTX; xã hội hóa; các cơ chế, chính sách riêng của địa phương (nếu có).
9. Về hợp tác quốc tế trong GDNN-GDTX ở địa phương (các chương trình, dự án, các ký kết hợp tác của địa phương với các đối tác trong khu vực và quốc tế; việc liên kết đào tạo với nước ngoài của các cơ sở GDNN-GDTX; việc đào tạo cho người nước ngoài tại địa phương (nếu có).
IV. MỘT SỐ MÔ HÌNH HAY, CÁCH LÀM HIỆU QUẢ TRONG PHÁT TRIỂN GDNN - GDTX
V. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Những ưu điểm
2. Một số khó khăn, hạn chế
3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém
4. Một số bài học kinh nghiệm
PHẦN THỨ HAI
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÓ KỸ NĂNG NGHỀ CAO GIAI ĐOẠN 2025-2030, TẦM NHÌN 2045
I. DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC CÓ KỸ NĂNG NGHỀ CAO
- Dự báo nguồn nhân lực có kỹ năng nghề cao gắn với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, vùng, địa phương về cơ cấu, số lượng; những diễn biến, xu hướng đáng lưu ý về kinh tế - xã hội, về khoa học công nghệ ảnh hưởng tới đào tạo nhân lực có kỹ năng nghề cao trong giai đoạn tới.
- Bám sát tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
2. Mục tiêu cụ thể
- Giai đoạn 2025-2030
- Tầm nhìn đến năm 2045
III. NHIỆM VỤ GIẢI PHÁP
PHẦN THỨ BA
ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
I. ĐỀ XUẤT
- Về cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước những năm tiếp theo để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc đào tạo nhân lực có kỹ năng nghề cao.
- Những vấn đề đặc thù của bộ, ngành, đơn vị, doanh nghiệp cần quan tâm giải quyết.
- Vấn đề thực tiễn phát sinh…
II. KIẾN NGHỊ
- Kiến nghị, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và địa phương.
- Kiến nghị, đề xuất đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Trung ương, đảm bảo tính đồng bộ khi triển khai thực hiện; kiến nghị, đề xuất nhằm tập trung đầu tư, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo đột phá trong đào tạo nhân lực có kỹ năng nghề cao.
- 1Công văn 370/VPCP-TCCV năm 2024 dự thảo Đề án tăng cường năng lực thống kê quốc gia về tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực thống kê do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Kế hoạch 1758/KH-BGDĐT năm 2024 triển khai Quyết định 1018/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 và Quyết định 1017/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050” do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Công văn 7781/BGDĐT-GDĐH năm 2024 thực hiện Chương trình “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050” do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Công văn 1538/BGDĐT-GDNNGDTX năm 2025 báo cáo phục vụ xây dựng Chỉ thị của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề cao trong kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 1538/BGDĐT-GDNNGDTX
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 04/04/2025
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Hoàng Minh Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/04/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra