Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1443/TTg-QHQT
V/v: Phê duyệt danh mục dự án ưu tiên thuộc Chương trình SP-RCC.

Hà Nội, ngày 19 tháng 09 năm 2012

 

Kính gửi:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Xét đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường (công văn số 105/BTNMT- HTQT-m ngày 12/9/2012, số 2996/BTNMT-KTTVBĐKH ngày 24/8/2012; số 45/TTr-BTNM; ngày 24/8/2012, số 2692/BTNMT-KTTVBĐKH ngày 31/7/2012, số 1839/BTNMT-KTTVBĐKH ngày 04/6/2012, số 74/TTr-BTNMT ngày 23/12/2011, số 4949/BTNMT-KTTVBĐKH ngày 30/12/2011); ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 2279/BKHĐT-KHGDTNMT ngày 05/4/2012), của Bộ Tài chính (công văn số 5104/BTC-QLN ngày 16/4/2012), của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (công văn số 2208/BNN-TCTL ngày 19/7/2012) về việc phê duyệt danh mục các dự án ưu tiên thuộc Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (Chương trình SP-RCC), Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:

1. Đồng ý về nguyên tắc việc triển khai, thực hiện 61 dự án thuộc danh mục các dự án ưu tiên của Chương trình SP-RCC (danh mục kèm theo), như kiến nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu tại văn bản số 45/TTr-BTNMT ngày 24 tháng 8 năm 2012.

2. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất phương án cân đối ngân sách từ các nguồn vốn viện trợ và vốn vay theo Chương trình SP-RCC để bố trí vốn cho các dự án trên theo khả năng vay vốn tài trợ và khả năng cân đối ngân sách nhà nước hàng năm và theo mức độ ưu tiên của các dự án; tổng hợp vào kế hoạch vốn đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước hàng năm trong giai đoạn 2013-2015, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan hướng dẫn các địa phương tiến hành các bước tiếp theo theo đúng quy định và trình tự về quản lý đầu tư.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp ngay các thông tin theo đề nghị nêu trong công hàm số JF:635/2012 ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.

3. Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo cho các nhà tài trợ, các cơ quan và địa phương liên quan biết về ý kiến trên của Thủ tướng Chính phủ để phối hợp thực hiện.

4. Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn việc sử dụng nguồn vốn dành cho các dự án thuộc Chương trình SP-RCC theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp thứ nhất Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu (văn bản số 20/TB-VPCP ngày 18 tháng 01 năm 2012)./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- TTg CP, các PTTg;
-VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg; các Vụ: TH, KTN, KTTH, Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, QHQT (3).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ
THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải

 


DANH MỤC

CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN THEO CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (CHƯƠNG TRÌNH SP-SCC)
(Kèm theo công văn số 1443/TTg-QHQT ngày 19 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Tên địa phương

Tên dự án

Mục tiêu đầu tư

Quy mô đầu tư

Đa điểm đầu tư

Tng mức đầu tư (tỷ đồng)

Tổng số

SP-RCC

Địa phương

1

Cà Mau

Xây dựng và nâng cấp đê biển Tây Ninh Cà Mau

Phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, ngăn triều cường, nước dâng và gió bão cấp 9, bảo vệ cho hộ dân ven biển, đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Kết hợp hình thành tuyến đường giao thông ven biển nối liền các cụm kinh tế, dân cư đô thị ven biển nối liền các cụm kinh tế, dân cư đô thị ven biển, đảm bảo an ninh, quốc phòng, phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế trong khu vực; khai thác tổng hợp và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vùng, bảo vệ sinh thái môi trường, phát triển sản xuất, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân

Xây dựng 108.064m đê biển

Tỉnh Cà Mau

922

650

272

2

 Kiên Giang

Xây dựng công trình cống sông Kiên, thành phố Rạch Giá

Từng bước khép kín tuyến đê biển, kiểm soát mặn, tiêu thoát nước thải phục vụ nuôi trồng thủy sản, ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng, xổ phèn phục vụ sản xuất nông nghiệp. Kết hợp hình thành tuyến đường giao thông ven biển, đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế khu vực, khai thác tổng hợp và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vùng.

Công trình cấp II, cống ngăn mặn thoát lũ kiểu lộ thiên bằng BTCT M300, chiều rộng thông nước B = 50 m, cao trình ngưỡng cống -4,0, cao trình đỉnh trụ pin +3,0, chiều dài thân cống 30 m, cửa van phẳng mở tự động 1 chiều, cao trình đỉnh cửa +2,5m. Cầu giao thông trên cống được thiết kế với tải trọng HL93, bề rộng cầu 18m chia 2 làn, mỗi làn 9 m. 5 cái cửa van cống, 5 cái phai tấm sự cố bằng BTCT kích thước 11x1,2m.

Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

224

204

20

3

Bạc Liêu

Xây dựng hệ thống công trình ngăn triều, chống ngập cho thành phố Bạc Liêu và vùng lân cận

Ngăn triều, chống ngập úng, kiểm soát mặn do thủy triều nâng cao và tạo điều kiện phát triển sản xuất nuôi trồng thủy sản, làm muối, bảo vệ vườn cây ăn trái, cải thiện môi trường nước, góp phần tiêu thoát nước, nâng cao đời sống của nhân dân, kết nối tuyến đê và đường phòng hộ ven biển.

Xây dựng 3 cống BTCT dạng đập trụ đỡ qua kênh kết hợp cầu giao thông. Cống Nhà Mát khoang thông nước rộng 20 m, cao trình ngưỡng cống -3,5 m, cầu giao thông HL 93 bề rộng mặt 15 m. Cống Chùa Phật và Cái Cùng khoang thông nước rộng 20 m, cao trình ngưỡng cống -3,5 m, cầu giao thông HL 93 bề rộng mặt 7 m.

Thành phố Bạc Liêu, huyện Hòa Bình và Đông Hải

379

282

97

4

Sóc Trăng

1. Nâng-cấp đê biển ứng phó với BĐKH và nước biển dâng, huyện Cù Lao Dung

Khép kín hệ thống đê biển, xây dựng hệ thống cấp thoát nước phục vụ tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản, đảm bảo dân sinh và cải tạo môi trường.

Bồi trúc tuyến đê với tổng chiều dài 22.436m; xây dựng mới 3 cống và sửa chữa 7 cống.

Huyện Cù Lao Dung, Tỉnh Sóc Trăng

192

150

42

5

Sóc Trăng

2. Xây dựng đê bao chống ngập úng vùng trũng huyện Ngã Năm

Phòng chống ngập úng, ngăn chặn xâm nhập mặn vùng trũng, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần phát triển kinh tế xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng, phục vụ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và thủy sản, hình thành các vùng sản xuất tập trung đem lại thu nhập và lợi nhuận cao cho nông dân, xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng mới và nâng cấp đê bao tổng chiều dài 565.000m, cống hở 15 cái. Nạo vét hệ thống kênh tổng chiều dài 236.000m. Xây dựng 5 trạm bơm thí điểm, hệ thống giao thông nông thôn.

Huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng

236

175

61

6

Hậu Giang

1. Nâng cấp bờ bao, kè kết hợp đường giao thông thị trấn Cây Dương đến ngã ba Vĩnh Tường

Đảm bảo chống lũ cho 10.000 ha đất nông nghiệp của 3 huyện là Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang và bảo vệ chống sạt lở đảm bảo an toàn cho hơn 250 hộ dân gần bờ kênh Lái Hiếu, tạo điều kiện phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Đắp đê kết hợp đường giao thông cấp IV dài 18.556m, xây dựng 7 cầu giao thông, cao trình đỉnh +1,8, chiều rộng mặt đê 9 m. Kè chống sạt lở đất tổng chiều dài 1.120m kết cấu kè tường bằng BTCT, chân kè phía sông gia cố rọ đá.

Huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang

405

373

32

7

Hậu Giang

2. Xây dựng Hệ thống cống ngăn mặn Nam kênh Xà No

Đối phó với tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra phức tạp; Ngăn chặn tình hình xâm nhập mặn, kết hợp giữ nước ngọt và phòng chống lũ cho các cánh đồng phía Nam kênh Xà No với tổng diện tích khoảng 20.000ha; Cải tạo đất, cải tạo môi trường; Góp phần thúc đẩy phát triển nghề nông, lâm nghiệp (phát triển canh tác lúa, trồng cây ăn trái, các cây trồng công nghiệp khác...), tạo tiền đề phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho dân địa phương

Xây dựng mới 15 cống kênh

Phía Nam Kênh Xà No, Tỉnh Hậu Giang

298

278

20

8

Trà Vinh

Kè bảo vệ đoạn xung yếu bờ biển ấp Cồn trứng, xã Trường Long Hoà, Huyện Duyên Hải

Chống lại hiện tượng liên tục sạt lở, đảm bảo an toàn, an sinh và sản xuất cho cư dân; Bảo vệ tuyến đê biển phía trong, cơ sở hạ tầng góp phần phát triển KT-XH; Bảo vệ cơ sở hạ tầng du lịch Ba Động.

Xây dựng 3.547m kè; đỉnh kè cao trình 3,2m, bề rộng đỉnh 5m

Xã Trường Long Hoà, Huyện Duyên Hải

153

153

-

9

Bến Tre

1. Xây dựng Kè chống xói lở bờ sông Mỏ Cày

Chống sạt lở bờ sông Mỏ Cày nhằm giữ ổn định tuyến bờ, bảo vệ dân cư và cơ sở hạ tầng do sạt lở gây ra, góp phần ổn định cuộc sống của nhân dân, giúp cho người dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất

Xây dựng kè tường đứng cọc bê tông cốt thép kết hợp mái nghiêng, toàn tuyến kè dài 2.967m, cao trình đỉnh kè
+2,7m

Huyện Mỏ Cày Nam, Tỉnh Bến Tre

250

145

105

10

Bến Tre

2. Cấp nước sinh hoạt cho dân cư khu vực Cù lao Minh trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Cung cấp nước ngọt phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ của các huyện Chợ Lách, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Thạnh Phú; giảm thiểu tác động bất lợi và thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Xây dựng hệ thống cấp nước thô chiều dài khoảng 114.000m từ huyện Chợ Lách đến huyện Thạnh Phú với công suất đến năm 2015 là 50.500 m3/ngày và dự kiến nâng công suất lên 74.000 m3/ngày, bao gồm: công trình thu, tuyến ống truyền tải, phân phối đến các trạm xử lý, trạm bơm tăng áp, các công trình phục vụ.

Huyện Chợ Lách, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Thạnh Phú

753

598

155

 

11

Tin Giang

Hoàn thiện dự án ngọt hóa Gò Công

Hoàn thiện, nâng cấp hệ thống đê ngăn mặn với tổng chiều dài 123.000m, các cống dưới đê và hệ thống kênh cấp 1, nhằm giải quyết triệt để vấn đề ngăn mặn, ngăn triều cường cho 60.111 ha đất khu vực ven biển Gò Công, tạo nguồn nước tưới tiêu cho 37.500 ha đất nông nghiệp, góp phần tăng vụ, tăng năng suất, cải tạo môi trường, cung cấp nước sinh hoạt.

Nâng cấp đê bao ngăn mặn, tổng chiều dài đê bao các sông 72.659m, đê biển 22.417m. Xây các công ngăn mặn tiêu úng dưới đê bao, hệ thống đê bao trong thị xã Gò Công. Hệ thống đê bao cấp II, công trình đầu mối chính cấp m, hệ thống kênh cấp nội đồng cấp IV.

Huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông và thị xã Gò Công tỉnh Tiền Giang

760

240

520

 

12

Long An

Xây dựng Kè kênh nước mặn xã Phước Đông và Long Hựu Đông, huyện Cần Đước

Bảo vệ chống xói lở bờ kênh Nước Mặn, tạo điều kiện phát triển giao thông thuỷ; Bảo vệ khu dân cư ven bờ; tạo điều kiện quy hoạch cải tạo chợ Kênh Nước Mặn

Xây dựng bờ kè 2 bên dài 4.600m với dạng kè "cứng".

Xã Phước Đông và Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An

200

200

-

 

13

Vĩnh Long

Đê bao sông Mang Thít

Chủ động tưới tiêu, góp phần giảm tổn thất do lũ lụt, triều cường và xâm nhập mặn. Phát triển giao thông dọc hai bờ sông Mang Thít, kết nối với các tuyến giao thông huyết mạch trong vùng, mở rộng diện tích các bãi bồi, phát triển các công trình hạ tầng, văn hóa, xã hội, du lịch, dân trí, môi trường sinh thái, góp phần ổn định an ninh lương thực, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, ổn định đời sống người dân.

Xây dựng tuyến đê bao đắp đất dọc hai bờ sông Mang Thít dài 70.000 m, bề rộng mặt 6,5 m, hệ số mái 1,5, cao trình +2,6. Xây dựng 15 cống hở rộng 5 m, 5 cống hở rộng 10 m, 1 cống hở rộng 15 m, 30 cống ngầm. Kè chống sạt lở tường đứng BTCT kết hợp mái nghiêng dài 1.744m.

Huyện Măng Thít, Vũng Liêm, Tam Bình, Trà Ôn

297

267

30

 

14

Cần Thơ

Xây dựng kè bờ sông Cần Thơ

Bảo vệ và ngăn chặn tình trạng sạt lở bờ sông, tạo sự an toàn, ổn định vùng dự án. Lặp lại trật tự xây dựng, đảm bảo an toàn giao thông thủy, thoát lũ, giải quyết điều kiện môi trường, tránh ngập lụt do nước sông dâng cao.

Xây dựng 2 tuyến kè bờ sông Cần Thơ tổng chiều dài 8.650m, kết cấu kè cứng BTCT kết hợp đường giao thông.

Quận Ninh Kiều, quận Cái Răng và huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

808

585

223

 

15

Đng Tháp

Xây dựng hệ thống đê bao nhằm ứng phó với BĐKH, bảo vệ đời sống người dân tại thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông

Đảm bảo sinh hoạt cho hơn 20.000 cư dân tại Thị trấn Tràm Chim và khu vực lân cận trước tác động của BĐKH và nước biển dâng

Xây dựng các đê bao, bờ kênh, các trạm bơm và cống tiêu

Thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, Tỉnh Đồng Tháp

259

259

-

 

16

An Giang

1. Kè chống sạt lở bờ sông Hậu, bảo vệ thành phố Long Xuyên

Chống sạt lở bờ sông Hậu, đảm bảo ổn định sản xuất, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản người dân và các công trình, đảm bảo ổn định lâu dài bờ sông, hạn chế xảy ra rủi ro khi lũ lớn, an toàn chống lũ với mức thiết kế, kết hợp cải tạo môi trường, sinh thái, cảnh quan khu vực, phát triển kinh tế xã hội, an ninh chính trị.

Tổng chiều dài tuyến kè 1.000m, cao trình đỉnh đê +3,5, cao trình cơ kè +0,5, chiều rộng cơ kè 5 m, chiều rộng đường giao thông 3-5-5 m, dài 1.100m, mái taluy từ đỉnh kè đến cơ m = 2,0, từ cơ đến đáy sông m = 3,0

Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang

380

380

-

 

17

An Giang

2. Xây dựng mô hình hồ chứa nước vùng khô hạn cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân vùng núi thuộc huyện Tri Tôn

Cung cấp nguồn nước thô sinh hoạt cho nhân dân xã Núi Tô, huyện Tri Tôn phục vụ phòng chống cháy rừng và bảo vệ rừng phòng hộ trong khu vực và điều tiết, lũ lụt cho vùng hạ lưu.

Xây dựng 01 hồ chứa nước huyện Tri Tôn

Huyện Tri Tôn Tỉnh An Giang

89

75

14

 

18

Bà Rịa - Vũng Tàu

Xây dựng đê Hải Đăng, Phường 12, TP. Vũng Tàu

Ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng chống thiên tai, tăng cường, ổn định đê, tạo tuyến giao thông phục vụ dân sinh, bảo vệ sản xuất phát triển kinh tế và an toàn của người dân.

Xây mới 3.000m đê cấp III, hệ số an toàn ổn định chống trượt tại điều kiện bình thường 1,15, điều kiện bất thường 1,05, tần suất triều thiết kế P= 5%, tần suất sóng thiết kế P = 2%

Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

260

146

114

 

19

Bình Thuận

Xây dựng kè chống xói lở bờ - biển khu phố 2 và 3 Phường Hàm Tiến - TP Phan Thiết, Bình Thuận

Mục tiêu tổng quát là đảm bảo đời sống của nhân dân, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản đồng thời nâng cao đời sống, sản xuất; - Phục vụ ngư dân trong các hoạt động đánh bắt và chế biến hải sản ven bờ; - Chống xâm thực đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư, công trình công cộng, di tích lịch sử tạo mỹ quan đô thị nhằm xúc tiến đầu tư

Đầu tư xây dựng tuyến Kè dài 1.373m; Đầu tư xây dựng Đường bộ dọc tuyến kè phục vụ sản xuất ngư nghiệp; - Xây dựng 06 cống tiêu thoát nước

Phường Hàm Tiến, Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

48

48

-

 

20

Ninh Thuận

Xây dựng công trình Đê sông Phú Thọ (cửa sông)

Đảm bảo an toàn cho dân sinh, bảo vệ môi trường sinh thái vùng ven biển, thích ứng nguy cơ nước biển dâng và những tác động xấu của BĐKH, đồng thời từng bước hình thành trục giao thông ven biển phục vụ phát triển KT-XH

Xây dựng tuyến đê, kè với chiều dài 4.300m; xây dựng các cống tiêu thoát nước

Huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận

119

119

-

 

21

Knh Hòa

Kè bờ phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang

Xây dựng kè chắn sóng bảo vệ khu dân cư, vùng sản xuất chế biến thủy sản. Cải thiện vệ sinh môi trường.

Xây dựng tuyến kè biển BTCT dài 644 m dạng hỗn hợp mái nghiêng kết hợp tường đứng hắt sóng. Móng kè đặt trên hai hàng cọc BTCT và khối bê tông đá hộc vữa dâng. Dọc theo đỉnh kè bố trí đường dạo rộng 4,5 m, 8 bậc cấp, 2 cống tháo, 1 cống kỹ thuật

Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

201

190

11

 

22

Phú Yên

Kè chống xói lở đầm Cù Mông, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên

Bảo vệ khu vực dân cư sống ven đầm, đảm bảo an toàn cho nhân dân tránh thiệt hại về tài sản, tính mạng con người, khắc phục tình trạng xâm thực nhiễm mặn của triều cường, phục hồi phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân của khu vực góp phần xóa đói giảm nghèo và phục vụ công tác cứu hộ cứu nạn khẩn cấp khi mưa bão kết hợp với nước dâng triều cường gây ngập lụt nặng làm chia cắt, cô lập khu vực ven đầm và bước đầu hoàn chỉnh hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng tại vùng dự án

Đầu tư xây dựng tuyến kè chống xói lở đầm Cù Mông

Trồng và phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn; phục hồi, cải tạo và mở rộng đồng muối Tuyết Diêm thuộc khu vực đầm Cù Mông.

Thị xã Sông Cầu, Tỉnh Phú Yên

185

156

29

 

23

Bình Định

Nâng cấp hệ thống đê và trồng rừng ngập mặn để ứng phó với biến đổi khí hậu vùng đầm Thị Nại

Hạn chế các tác động do triều cường, nước dâng, bão lụt, sóng lớn, xói lở ven bờ, xâm nhập mặn, bảo vệ 9.097 ha đất phía trong, 147.342 người dân sông ven đê. Làm giảm khí thải nhà kính, giảm nhẹ thiên tai do lũ lụt gây ra, cải tạo cảnh quan môi trường, tạo điều kiện phát triển du lịch, mở rộng khả năng tiêu thoát lũ, giảm thiệt hại do ngập, kết hợp làm đường giao thông, xóa đói giảm nghèo.

Nâng cấp 24.800m đê và công trình trên đê ở những đoạn xung yếu có nhiệm vụ bảo vệ phần lớn diện tích đất sản xuất: nông nghiệp, ngư nghiệp và nơi tập trung đông dân cư. Trồng mới và khôi phục 305ha rừng ngập mặn, trong đó rừng trồng tập trung 170ha, rừng trồng phân tán 65ha và khôi phục bảo vệ 75ha rùng hiện có.

Thành phố Quy Nhơn, huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

304

238

66

 

24

Quảng Ngãi

Xây dựng hệ thống đê bao nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển hạ tầng khu vực xã Tịnh Kỳ  và phía Đông huyện Sơn Tịnh

Đảm bảo an toàn trong mùa lũ, bão cho 3.000 người, giảm thiệt hại về người và tài sản, bảo vệ 64 ha đất, tạo đường cứu hộ, cứu nạn kết hợp giao thông, hình thành dải rừng ngập mặn ven sông góp phần bảo tồn và phát huy đa dạng sinh học, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Xây dựng mới tuyến đê, kè tổng chiều dài 3.617m, mặt đê rộng 7 m bằng bê tông. Làm 1 khu bãi neo và sửa chữa tàu thuyền diện tích 3,7 ha, 1 bến phà trung chuyển khách diện tích 1,77 ha. Các công trình phụ trợ: 10 cống tiêu nước qua đê, 2 điếm canh đê, 4 ha cây chắn sóng trước đê.

Huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi

189

130

59

 

25

Quảng Nam

Kè bảo vệ khu đô thị cổ Hội An từ Chùa Cầu đến cầu Cẩm Nam, thành phố Hội An

Phòng chống lụt bão, bảo đảm an toàn cho các công trình kiến trúc cổ, tính mạng, tài sản nhân dân và phục vụ khách du lịch đô thị cổ Hội An; Giảm nhẹ tác động biến đổi khí hậu đến đời sống sinh hoạt của người dân trong vùng hưởng lợi; Tăng cường khả năng thích ứng và sống chung với lũ lụt và nước biển dâng do tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu; tạo cảnh quan môi trường sinh thái trong khu vực.

Tổng chiều dài tuyến kè 800m từ đoạn Chùa Cầu đến cầu Cẩm Nam chia làm 2 đoạn, đoạn 1 từ Chùa Cầu đến đầu khu vực chợ các Hội An dài 600m; đoạn 2 từ đầu chợ cá đến cầu Cẩm Nam dài khoảng 200m.

Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

150

75

75

 

26

Đà Nẵng

1. Đê, kè Mân Quang (đoạn nối tiếp đê kè Bạch Đằng Đông) - ứng phó với biến đổi khí hậu

Đảm bảo an toàn sinh mạng, tài sản cho khoảng 300.000 người dân khu vực phía Bắc thành phố, đặc biệt cư dân sống ven sông Hàn, làng cá Nại Hiện Đông, KĐT Mân Quang; Đảm bảo an toàn khu tránh bão Âu thuyền Thọ Quang, đảm bảo luồn giao thông thủy vào sông Hàn

Đầu tư xây dựng 2.150m kè, với kết cấu tường BTCT trên nền móng cọc; xây dựng 4 khu thang lên xuống kè, 3 cửa xả thoát nước, 9 trụ neo tàu tải trọng<50T

Thành phố Đà Nẵng

284

250

34

 

27

Đà Nẵng

2. Nâng cao khả năng chứa tàu thuyền tránh bão của âu thuyền Thọ Quang và khả năng thoát nước lũ, giảm ngập úng qua hệ thống thoát nước và hồ điều hòa của thành phố Đà Nẵng

Nâng cao khả năng chứa tàu thuyền neo đậu tránh, trú bão trong mùa mưa bão. Tăng khả năng thoát lũ, điều tiết nước mưa giảm ngập úng, cải thiện điều kiện vi khí hậu. Hạn chế tình trạng nước thải bị ứ đọng gây ô nhiễm môi trường.

Nạo vét bùn hồ Đảo Xanh và Âu thuyền Thọ Quang với chiều cao bùn trung bình là 1 m. Nạo vét 3 khoang cống và 3 tuyến mương. Lắp đặt 1.000 bộ hố ga ngăn mùi và trồng cây xanh vùng đệm cho các trạm xử lý nước thải.

Thành phố Đà Nẵng

100

91

9

 

28

Thừa Thiên-Huế

Gia cố, nâng cấp hệ thống Hộ Thành hào, hồ Tịnh Tâm và hồ Học Hải nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Tập trung gia cố, nâng cấp hệ thống Hộ Thành hào, hồ Tịnh Tâm và hồ Ngọc Hải nhằm ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và thiên tai gia tăng, đặc biệt là mưa lớn, lũ lụt và hạn hán, giảm nhẹ thiệt hại về người và tài sản của khoảng 90.000 người dân thuộc khu vực nội thành Huế

Kè Hộ thành hào dài 10.500m, rộng 30-50 m; nạo vét lòng hào, khơi thông hệ thống cống rãnh. Sửa chữa, gia cố hệ thống kè hồ Tịnh Tâm và hồ Ngọc Hải, đặc biệt chú trọng các đoạn kè bị hư hỏng, sạt lở. Nạo vét lòng hồ, khơi thông hệ thống cống rãnh cấp thoát nước, cải tạo nguồn nước.

Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

294

232

62

 

29

Quảng Trị

Xây dựng Kè chống xói lở khẩn cấp thượng lưu hai bờ sông Thác Ma

Xây dựng kè chống sạt lở, ổn định thượng lưu hai bờ sông Thác Ma qua khu vực xã Hải Sơn và xã Hải Chánh; chống lấn chiếm lòng sông, cản trở thoát lũ, đồng thời kết hợp chỉnh trang hai bên bờ sông tạo cảnh quan bảo vệ môi trường

Xây dựng mới với tổng chiều dài cần gia cố 11.000,0m gồm 2 tuyến: tuyến kè bờ tả (thuộc xã Hải Sơn) và tuyến kè bờ hữu (thuộc xã Hải Chánh)

Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị

172

172

-

 

30

Quảng Bình

Xây dựng củng cố đê, kè chống sạt lở cửa sông Nhật Lệ

Khắc phục sự cố ngập lụt thích ứng với biến đổi khí hậu do mưa lớn kết hợp triều cường và sóng biển gây ra, ngăn ngừa sạt lở đất, khu dân cư, hạ tầng trong khu vực dự án, bảo đảm an toàn cho khu vực, tọa tuyến đường giao thông phục vụ đi lại và kiểm tra, ứng cứu khi có bão lũ, bảo vệ đất đai, các công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng, kết hợp với trồng cây xanh phòng hộ tạo cảnh quan môi trường, góp phần cải thiện môi trường, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân

Xây dựng, củng cố đê, kè chống sạt lở có tổng chiều dài 4,000m phía Nam Cầu dài đến giáp huyện Quảng Ninh

Thành phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình

140

126

14

 

31

Hà Tĩnh

1. Dự án sống chung với lũ huyện Vũ Quang

Khắc phục điều kiện đi lại khó khăn, phục vụ cứu hộ, cứu nạn, di dân khi có thời tiết xấu; Kè hai bờ sông Ngàn Sâu nhằm chống sạt lở bờ sông, bảo vệ an toàn tính mạng cho nhân dân, đất sản xuất, các công trình hạ tầng dọc hai bờ sông; Công trình Hồ chứa nước nhằm đảm bảo nguồn nước sinh hoạt và nước tưới cho canh tác, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp; Nhà cộng đồng đa năng nhằm đảm bảo cơ sở vật chất đảm bảo cho việc di dân tránh lũ khẩn cấp

Đầu tư xây dựng hoàn thiện 1.743m Kè bờ sông Ngàn Sâu;- Đầu tư xây dựng Đường cứu hộ cứu nạn;- Nâng cấp, sửa chữa hồ chứa nước Khe Sơn; Nâng cấp, xây dựng 10 nhà cộng đồng đa năng

Huyện Vũ Quang, Tỉnh Hà Tĩnh

238

215

23

 

32

Hà Tĩnh

2. Củng cố, nâng cấp tuyến đê, kè biển dọc bờ biển đoạn từ K3+105 đến K11+503 huyện Lộc Hà.

Hoàn thiện khép kín tuyến đê, kè biển Lộc Hà nhằm để chống lũ, ngăn triều, chống xâm thực mặn và bảo vệ trực tiếp cho 14 xã của huyện Lộc Hà với 4.000ha đất nông nhiệp và 30.000 người dân. Tạo hành lang giao thông phục vụ cho công tác ứng cứu đê kết hợp làm giao thông góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội toàn huyện

Xây dựng 8.503m đê với đỉnh đê từ +4,2 đến +4,5m, kè dọc theo bờ biển từ xã Thạch Bằng đến xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà; tạo điều kiện trồng lại 200ha rừng ngập mặn phòng hộ và 250ha rừng phi lao trên cồn cát. Tuyến kè cơ bản đi theo tuyến bờ biển, kè hiện tại, chỉ nắn chỉnh cục bộ để đảm bảo tuyến trơn thuận.

Huyện Lộc Hà, Tỉnh Hà Tĩnh

345

287

58

 

33

Nghệ An

Củng cố, nâng cấp tuyến đê tả Lam đoạn từ Nam Đàn đến Rào Đừng, huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc và thành phố Vinh

Đảm bảo an toàn, ổn định cho tuyến đê theo thiết kế, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực đê bảo vệ kết hợp tạo tuyến đường giao thông trên đê, cứu hộ cứu nạn. Tạo hành lang quản lý đê chống lấn chiếm, ổn định dân sinh kinh tế trong vùng bảo vệ, hỗ trợ kế hoạch phát triển nông nghiệp nông dân nông thôn.

Nâng cấp, củng cố 49.200m đê theo tiêu chuẩn cấp III, nâng cao trình đỉnh đê bằng tường chắn và mở rộng mặt đê đảm bảo tiêu chuẩn an toàn phòng chống lũ P = 1%, mặt đê đắp đất cấp phối. Mái đê trồng cỏ bảo vệ, gia cố kè những đoạn xung yếu, trồng cây chắn sóng bảo vệ mái đê, hoàn thiện các công trình qua đê đảm bảo mục tiêu và nhiệm vụ phòng chống lũ, phục vụ tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc và thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

234

200

34

 

34

Thanh Hóa

Xử lý sạt lở bờ biển Sầm Sơn, thị xã Sầm Sơn

Bảo vệ bờ biển thị xã Sầm Sơn, đảm bảo an toàn cho vùng dân cư, đất canh tác, các công trình, cơ sở hạ tầng và khu du lịch ven biển; Tạo tuyến đường ven biển phục vụ công tác kiểm tra, cứu hộ, cứu nạn khi mưa bão, đáp ứng yêu cầu giao thông góp phần phát triển kinh tế - xã hội

Xây dựng tuyến đê bao, kết hợp làm đường giao thông ven biển dài 2.600m. Kè lát mái bảo vệ bờ biển dài 300m. Xây dựng hệ thống 7 mỏ hàn cứng chữ T

Thị xã Sầm Sơn, Tỉnh Thanh Hóa

420

180

240

 

35

Ninh Bình

1. Xây dựng công trình âu Kim Đài phục vụ ngăn mặn, giữ ngọt, ứng phó với tác động của nước biển dâng tại 6 huyện, thị xã khu vực nam Ninh Bình

Ngăn mặn, giữ ngọt trong mùa khô, điều tiết lũ trong mùa mưa. Đảm bảo giao thông thủy qua cửa Kim Đài. Góp phần ổn định, đời sống nhân dân trong khu vực, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo tiêu thoát lũ trong mùa mưa bão, chống hạn cho vụ Đông Xuân. Cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng của mạng lưới giao thông. Kiện toàn hệ thống thủy lợi kết hợp thay đổi cơ cấu cây trồng.

Xây dựng mới cụm công trình đầu mối Kim Đài: Âu Kim Đài rộng 14 m, dài 145m; cống điều tiết 6 cửa, 8 m/cửa; cầu giao thông 2 làn xe rộng 6 m; nhà quản lý rộng 250 m2 và khuôn viên 1.000 m2. Nâng cấp đê cấp III tả Vạc dài 5.425m, cao trình đỉnh >= +4,00 m, kết hợp đường giao thông rộng 7 m.

Huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

322

316

6

 

36

Ninh Bình

2. Củng cố, nâng cấp hệ thống sông trục từ cống Thôn Năm đến cống Đọ và các công trình trên tuyến, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình nhằm ứng phó với nước biển dâng và xâm nhập mặn.

Đảm bảo an toàn, ổn định đời sống cho 6.000 nhân khẩu, 2.400 hộ dân. Đáp ứng nhu cầu về tưới, tiêu, nước sinh hoạt, các nhu cầu dùng nước khác cho toàn vùng với diện tích trên 1.000 ha, đảm bảo tính bền vững. Góp phần phát triển kinh tế xã hội: kiện toàn hệ thống thủy lợi, giao thông, thay đổi cơ cấu cây trồng, phát triển nền kinh tế đa thành phần ứng phó với nước biển dâng, xâm nhập mặn.

Nâng cấp tuyến sông trục Thôn Năm - Cống Đọ dài 3.596m, cải tạo 2 bên bờ thành đường giao thông, xây dựng 11 cống thông nước kết cấu BTCT M250, xây dựng 18 đầu kênh cấp 2; Xây dựng 2 cống đầu mối kết cấu BTCT khẩu độ BxH = 2x(3x3,7) và 2x(3x4,1); Xây dựng trạm bơm cống Đọ với 3 máy HTĐ 2400-3,5; Kiên cố hóa 5 tuyến kênh tưới với tổng chiều dài 4.000m

Huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

173

165

8

 

37

Nam Định

Củng cố, nâng cấp kênh Cổ Lễ - Bà Nữ Cát Chử - Thống Nhất thuộc hệ thống thủy nông Nam Ninh

Bổ sung nguồn nước tưới, giảm xâm nhập mặn, hạn chế xói, bồi lòng dẫn phục vụ sản xuất nông, ngư nghiệp. Mở rộng lòng dẫn, tăng khả năng thoát lũ cho hệ thống, hạn chế thiệt hại do lũ. Bảo đảm an toàn, phòng chống lũ. Tạo điều kiện thuận lợi và chủ động cho hệ thống thủy lợi. Đảm bảo an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, sức khỏe cộng đồng, nâng cao đời sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, quan tâm phát triển sinh kế cho người nghèo.

Củng cố, nâng cấp 23.600m kênh; xây dựng 8 đập điều tiết, 60.00m cống đầu kênh cấp 2 và 7 cống thông nước trên kênh.

Hệ thống thủy nông Nam Ninh, tỉnh Nam Định

220

195

25

 

38

Thái Bình

Nâng cấp tuyến đê biển kết hợp giao thông tỉnh Thái Bình

Chống nước biển dâng, ngăn ngập mặn, kết hợp giao thông, phát triển hạ tầng, kinh tế khu vực ven biển

Nâng cấp đê, phát triển hạ tầng

Tỉnh Thái Bình

180

155

25

 

39

Hải Phòng

1. Đường bao phía Đông Nam quận Hải An, đoạn từ khu vực chân Cầu Rào đến vị trí giao với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật quận Hải An, nâng cao khả năng phòng, chống bão lũ, cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng ven biển, thu hút đầu tư, khai thác triệt để diện tích đất hoang hóa để phát triển đô thị, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội quận Hải An và thành phố Hải Phòng

Xây dựng tuyến đê dài 7.562,3 1m từ cầu Rào đến vị trí giao với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; tuyến đường dưới chân đê dài 7.161,91m từ ngã 3 đường Cát Bi- Hào Khê đến vị trí giao với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; và các công trình hạ tầng kỹ thuật trên tuyến

Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng

886

300

586

 

40

Hải Phòng

2. Dự án xây dựng hồ chứa nước ngọt, hệ thống thủy lợi phục vụ cấp nước cho huyện đảo Bạch Long Vĩ

Đảm bảo đáp ứng đủ nước ngọt cho nhu cầu thiết yếu về sinh hoạt cư dân; Tạo điều kiện cung cấp nước ngọt cho các tàu thuyền đánh bắt hải sản xa bờ, các tàu thuyền thương mại, góp phần giao thương hàng hải trên địa bàn Huyện

Đầu tư xây dựng hơn 26.000m2 hồ chứa nước ngọt và đường quản lý ven hồ; Xây dựng kênh thu nước ngọt, tràn xả thừa; Xây dựng các giếng khoan, trạm bơm và hệ thống cấp nước

Huyện đảo Bạch Long Vỹ, Thành phố Hải Phòng

188

188

-

 

41

Quảng Ninh

Nâng cấp Hệ thống đê Quan Lạn, xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn

Ngăn mặn, ngăn thủy triều, đảm bảo ổn định với mức triều cường, phòng chống gió bão cấp 9. Phục vụ hoạt động sản xuất đánh bắt cá kết hợp làm khu neo đậu tàu thuyền, phát triển cơ sở hạ tầng, đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài phòng chống lụt bão, tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế, cải thiện môi trường khu vực, giảm sóng, bảo vệ an toàn cho tuyến đê.

Công trình thủy lợi cấp IV, nhóm B, chống gió bão cấp 9, tần suất triều P=5%, hệ số ổn định K=1,15. Nâng cấp 04 tuyến đê, tổng chiều dài 7.544m. Xây dựng mới 10 cống tiêu dưới đê. Xây dựng đường thi công dài 1.500m. Trồng cây chắn sóng: trồng mới 27 ha, trồng dặm 104,4 ha.

Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

327

286

41

 

42

Hà Giang

Kè chống sạt lở bờ sông Nhiệm, khu vực chợ và dân cư cụm xã Niêm Sơn, huyện Mèo Vạc.

Đảm bảo an toàn các công trình hạ tầng và khu dân cư khu vực xã Niêm Sơn, huyện Mèo Vạc; tạo điều kiện thuận lợi cho dân cư trong vùng an tâm sinh sống phát triển sản xuất và ổn định cuộc sống lâu dài

Xây dựng mới hệ thống kè dài 761 m, kết cấu dạng tường đứng trọng lực bằng bê tông xi măng. Thoát nước sau kè bằng ống nhựa PVC D100 đặt so le; tầng lọc đá dăm và vải địa kỹ thuật. Chống xói chân kè bằng ống buy D = 1,0 m, BTCT R200 xếp đá hộc

Huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

89

62

27

 

43

Cao Bằng

Xây dựng hồ Khuổi Khoán, xã Ngũ Lão, huyện Hòa An

Đảm bảo cung cấp nước phục vụ sản xuất trong mùa khô, tăng khả năng điều tiết lũ trong mùa mưa, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ hộ nghèo, đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện môi trường sinh thái, tạo điều kiện phát triển du lịch, từng bước nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc sống tại địa bàn các xã miền núi huyện Hòa An và thị xã Cao Bằng.

Hồ chứa nước có diện tích mặt nước từ 28 - 30 ha, chiều sâu lớn nhất 25m, có khả năng cung cấp nước tưới cho 454 ha đất nồng nghiệp; chiều rộng đỉnh đập 5m, chiều dài đập 380m; xây đập tràn bằng bê tông rộng 8m, dài 288m; Xây cống BTCT lấy nước chiều dài cống 100m; Hệ thống kênh có tổng chiều dài 8.516m bằng BTCT và ống composit sợi thủy tinh.

Huyện Hòa An và thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng

345

320

25

 

44

Lào Cai

Xây dựng kè tả sông Hồng bảo vệ cơ sở hạ tầng và khu dân cư khu vực cầu Lu, Thị trấn Phố Lu

Bảo vệ bờ sông, chống xói lở, bảo vệ dân cư, đất sản xuất, hạ tầng đô thị ven sông; Cải tạo điều kiện môi sinh, môi trường trong khu vực thị trấn và các vùng lân cận, quy hoạch lại khu dân cư, cải tạo hạ tầng kỹ thuật, kết hợp phát triển; giao thông, phát triển kinh tế - xã hội.

Chiều dài tuyến kè 1.900m, kết cấu kè đứng BTCT chiều cao từ 7 - 8 m (cả móng kè), kết hợp kè mái nghiêng đá lát khan trong khung BTCT chiều cao từ 3 - 4 m.

Thị trấn Phố Lu, tỉnh Lào Cai

162

155

7

 

45

Bc Kạn

Kè sông Cầu kết hợp phát triển rừng bền vững huyện Chợ Mới

Phát triển rừng và bảo vệ rừng phòng hộ bền vững, nâng cao độ che phủ, duy trì nguồn nước; chống xói mòn, sạt lở, lũ quét. Tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần ổn định và nâng cao đời sống cho nhân dân vùng dự án. Giảm phát thải khí nhà kính, tăng cường hấp thụ khí CO2.

Ứng phó với lũ lụt, hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu và góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương bền vững.

Xây 3.238 m kè sông Cầu. Trồng rừng phòng hộ 216 ha, trong đó rừng phòng hộ ven sông là 72 ha, trồng rừng phòng hộ tập trung là 144 ha.

Huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

206

166

40

 

46

Tuyên Quang

Kè bảo vệ bờ sông Lô, khu vực xã Sầm Dương, huyện Sơn Dương

Xử lý sạt lở và vết nứt dọc gần chân tuyến đê nhằm giữ ổn định cho khoảng 5.000m đê sông Lô trên địa bàn xã sầm Dương, huyện Sơn Dương, khắc phục ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo an toàn tài sản và tính mạng của nhân dân.

Xây dựng kè bờ tả sông Lô 02 đoạn xung yếu, tổng chiều dài 2.740m để xử lý chống sạt lở bờ sông dọc chân tuyến đê sông Lô trên địa bàn xã sầm Dương, huyện Sơn Dương.

Huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

235

235

-

 

47

Yên Bái

Nâng cấp, gia cố hồ chứa nước xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn

Cung cấp nước sinh hoạt cho 3.000 đồng bào dân tộc, tạo nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an toàn cho hồ chứa, tránh hiện tượng mất nước và sạt lở gây bồi lắng hồ; Tạo cảnh quan du lịch, môi trường, giảm thiểu các bệnh tật liên quan đến nguồn nước cho người dân.

Công trình cấp V: Cải tạo lòng hồ: nạo vét, tăng cường dung tích, xử lý thấm mất nước hồ, kè xung quanh hồ tạo cảnh quan du lịch, chống sạt lở. Cải tạo, nâng cấp tuyến đê tràn hiện có. Tạo thêm nguồn nước sinh thủy vào hồ.

Huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

150

150

-

 

48

Thái Nguyên

Củng cố, nâng cấp các đoạn đê, kè chống lũ trên sông Cầu bảo vệ thành phố Thái Nguyên và khu công nghiệp Gang thép

Bảo vệ an toàn người dân, tài sản, cơ sở hạ tầng và môi trường sống khu vực thành phố Thái Nguyên và khu Công nghiệp Gang thép trong bối cảnh thiên tai gia tăng, đặc biệt là mưa, lũ lớn gây sạt lở bờ sông Cầu.

Tu bổ, nâng cấp 6.070m đê kết hợp làm đường giao thông rộng 7m; kè 3.007m bờ sông cầu; làm 3.299m tuyến kênh tiêu thoát nước. Xây mới 1 cống trên đê Gang Thép, 2 cầu ô tô H13, 2 cầu dân sinh và hệ thống 17 giếng thu, kênh tiêu nước, nước thải dài 3.616m.

Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

486

436

50

 

49

Phú Thọ

Xử lý sạt lở bờ, vỡ sông đê tả Thao đoạn K5+500 - K7+500 thuộc xã Đan Thượng, huyện Hạ Hòa

Xây dựng kè chống sạt lở bờ, vỡ sông nhằm đảm bảo an toàn đê điều, tính mạng và tài sản nhân dân trong khu vực bị sạt lở, góp phần ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Gia cố chân kè bằng đá hộ, tạo thành lăng thể đá vựa, mái bằng đá lát khan trong khung bê tông đảm bảo chống sạt lở bờ, vỡ sông

Xã Đan Thượng, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

56

54

2

 

50

Bc Giang

Cải tạo, nâng cấp tuyến đê Tả sông Cầu ứng phó với ngập lụt và sạt lở bờ sông huyện Hiệp Hòa và Việt Yên

Bảo vệ 373.468 người và 29.390ha lúa của 2 huyện Hiệp Hòa và Việt Yên. Đảm bảo ổn định, an toàn để kết hợp tạo tuyến đường giao thông nông thôn. Ổn định dân sinh kinh tế trong vùng bảo vệ. Hỗ trợ kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ổn định dân sinh.

Hoàn thiện mặt cắt để cấp III gồm 6 đoạn đặc biệt nguy hiểm tổng chiều dài khoảng 10.000m. Xử lý, chống sạt lở kè Vát tổng chiều dài 1.500m. Cải tạo, nâng cấp cổng Đại La gồm 2 cửa 2x3,5 ra, Qtk =19,71 m3/s.

Huyện Hiệp Hòa và Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

198

188

10

 

51

Lai Châu

Xây dựng kè chống sạt lở bờ suối Nậm Bum, thị trấn Mường Tè

Bảo vệ khu dân cư, cơ sở hạ tầng, đất nông nghiệp ven suối Nậm Bum khu vực thị trấn Mường Tè và xã Bum Nưa với trên 1.000 hộ dân và trên 100 ha đất nông nghiệp, tránh thiệt hại do sạt lở đất gây ra. Giải quyết đảm bảo giao thông phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn khẩn cấp khi mưa lũ xảy ra.

Tổng chiều dài tuyến kè 2.500m. Chân kè tường đứng BT M200, cao 2 - 3m, thân kè mái nghiêng hệ số 1,75 - 2, chiều cao mái 5 - 8,5m thay đổi theo địa hình. Xây dựng 6 cống thoát nước qua tường kè kết cấu bằng ống buy BTCT M200, dài 1m/ống, tổng cộng 30 ống.

Thị trấn Mường Tè, tỉnh Lai Châu

150

145

5

 

52

a Bình

Trồng rừng, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn và kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống lũ, sạt lở đất, hạn hán, bảo vệ dân cư các xã huyện Lạc Sơn.

Nâng cao độ che phủ, cải tạo môi trường sinh thái, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, sạt lở, lũ quét, lũ ống tạo nguồn sinh thủy, duy trì nguồn nước, phủ xanh đất trống đồi trọc, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ nhân dân trong vùng tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định, nâng cao đời sống, nâng cấp cơ sở hạ tầng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Trồng mới 1.000ha, bảo vệ, nuôi dưỡng, làm giàu 5.000ha, khoanh nuôi tái sinh 2.500 ha rừng; Xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ bảo vệ và phát triển rừng. Xây mới tổng cộng 12.000m kè và 57.000m đường dưới chân kè. Nâng cấp 3 hồ cấp nước cho 860ha đất nông nghiệp và 27.500 nhân khẩu.

Huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.

377

320

57

 

53

Kon Tum

Kè chống lũ lụt, sạt lở các làng đồng bào dân tộc thiểu số dọc sông Đăk Bla (đoạn từ làng Plei Groi đến làng Konlor 2 và từ làng KonHRa Chót đến làng Kon Tum Kơ Pơng)

Ứng phó với biến đổi khí hậu, chống lũ lụt, ngăn chặn sạt lở, giữ ổn định tuyến bờ sông hiện tại, bảo vệ dân cư, giữ được quỹ đất và bảo vệ các công trình hạ tầng trong khu vực dự án.

Công trình kè cấp IV, tổng chiều dài 10.000m, chân kè kết cấu bằng ống buy bê tông đúc sẵn M200 xếp 2 hàng so le, chiều cao ống H = 2 m, thân kè kết cấu bằng bê tông đúc sẵn M200, đỉnh kè tạo tuyến đường giao thông kết hợp quản lý rộng 8 m, bằng bê tông M300 dày 20 cm. Làm đường giao thông trên mặt kè, xây dựng mới các công trình thoát nước ra sông; Xây dựng hệ thống điện chiếu sáng dọc theo tuyến kè.

Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum

895

861

34

 

54

Gia Lai

Kè chống sạt lở bờ tây sông Ayun Pa, đoạn qua thị xã Ayun Pa

Chống sạt lở bờ Tây sông Ayun, giữ ổn định bờ sông khu vực thị xã Ayun Pa để đảm bảo an toàn về người và tài sản cho dân cư sinh sống trong khu vực khi mùa mưa lũ. Đảm bảo các yêu cầu thoát lũ, giao thông thủy. Kết hợp đường giao thông, đảm bảo mỹ quan đô thị, tạo điều kiện phát triển du lịch dọc bờ sông.

Chiều dài tuyến kè 8.380m, đỉnh kè rộng 11,5 m, bố trí đường bê tông xi măng 7,5 m, lề lát gạch rộng 2m, Cơ và mái kè kết cấu khung BTCT M200, cơ kè rộng 3 m, hệ số mái m=2, bố trí bậc lên xuống rộng 3 m cách nhau 50 m, chân kè đóng cọc BTCT 20x20 hoặc ống buy D100, bảo vệ bằng rọ đá.

Thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai

414

414

-

 

55

Đắk Lắk

Kè chống sạt lở bờ tả suối Krông Kmar, thị trấn Krông Kmar, huyện Krông Bông

Giữ ổn định bờ suối, đảm bảo an toàn về người và tài sản kết hợp với đường giao thông, tạo điều kiện phát triển du lịch, cải thiện môi trường sống, hạn chế thiệt hại do lũ lụt và ngập úng kéo dài, ổn định dân sinh kinh tế, hỗ trợ kế hoạch phát triển nông nghiệp nông dân nông thôn

Chiều dài tuyến kè 3.920m, đỉnh kè rộng 11.000m bố trí đường BTXM rộng 7m, lề lát gạch rộng 2 m, bố trí mương thoát nước. Cơ và mái kè kết cấu khung BTCT, cơ kè rộng 3 m, hệ số mái m =2. Chân khay kè có dạng tường bằng BTXM, bảo vệ bằng rọ đá.

Huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk

160

160

-

 

56

Đồng Nai

Kè chống, sạt lở hai bờ sông Đồng Nai bảo vệ thành phố Biên Hòa

Giữ ổn định bờ sông, bảo vệ đất nông nghiệp và an toàn cho dân cư, đảm bảo yêu cầu thoát lũ, giao thông thủy, cải thiện môi trường sống, hạn chế thiệt hại do lũ lụt, ngập úng kéo dài, ổn định dân sinh, kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển mọi mặt về kinh tế, chính trị, xã hội

Tổng chiều dài tuyến kè 2,735m, cao độ đỉnh kè +2,5 m, chân kè 0,2 m, kết cấu thân kè BTGT kết hợp lăng trụ đá tam giác rộng đáy 1,2 m, cao 1,2m, móng kè bằng cọc BTCT dài khoảng 8 m, bảo vệ chân kè phía sông bằng thảm đá, đỉnh kè xây dựng lan can bảo vệ và vỉa hè rộng 3 m lát gạch nhám, bố trí ranh thoát nước. Dọc 2 tuyến đê bố trí tổng cộng 35 cống ngang thoát nước và 19 cầu thang lên xuống sông.

Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

310

263

47

 

57

Hải Dương

Nâng cấp, gia cố kênh Thạch Khôi - Đoàn Thượng

Đảm bảo lấy nước phục vụ gần 7.000 ha diện tích của 14 xã thuộc huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ và thành phố Hải Dương. Giảm xâm nhập mặn, chủ động và đáp ứng được sự thay đổi bất thường; cực đoan của thời tiết do biến đổi khí hậu gây ra. Bảo vệ, duy trì hợp lý và bền vững quỹ đất cho nông nghiệp trong khu vực nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Hoàn thiện mặt cắt kênh, kè gia cố bờ kênh, áp trúc bờ kênh kết hợp làm đường giao thông với chiều dài hơn 9.000m; Cải tạo, nâng cấp 8 trạm bơm; Nâng cấp 10 cống qua đường; Nâng cấp 10 cầu dân sinh.

Huyện Gia Lộc, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

215

202

13

 

58

Hưng Yên

Đầu tư xây dựng chống sạt lở đê: bối sông Hồng, sông Luộc xã Hoàng Hanh và xã Tân Hưng, huyện Tiên Lữ

Đảm bảo phòng lũ úng với báo động cấp II trên sông Hồng và sông Luộc, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho 8.128 người tương ứng 1943 hộ dân của 2 xã Hoàng Hanh và Tân Hưng, huyện Tiên Lữ. Chống sạt bãi sông lở giữ ổn định diện tích 340 ha đất canh tác, đảm bảo thâm canh hai vụ trở lên, phát huy tiềm năng, lợi thế đất đai màu mỡ của vùng bãi.

Đắp đê, rải đá cấp phối mặt đê, trồng cỏ mái đê và xây dựng các công trình cống qua đê, tổng chiều dài tuyến đê bao chính 6.588 m, tuyên đê bao xương cá 1.642 m, chiều rộng mặt đê 7 m, xây dựng 7 cống qua đê (cống tròn và cống 2 cửa). Tuyến đê báo chính gia cố mái chống sạt lở bằng BTCT.

Huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên

138

116

22

 

59

Hà Nam

Nâng cấp, gia cố bờ hữu sông Đáy đoạn từ kè hữu Quế đến trạm bơm Thanh Nộn - huyện Kim Bảng

Chống sạt lở bờ, giữ ổn định bờ hữu sông Đáy, bảo vệ tài sản và tính mạng nhân dân trong khu vực, đảm bảo an toàn cho các công trình hạ tầng cơ sở và trên 200 hộ dân ven sông. Tạo tuyến đường cứu hộ, cứu nạn kết hợp kiểm tra đê. Đảm bảo khả năng tiêu thoát lũ của sông Đáy nhằm thoát lũ nhanh, hiệu quả trong các tình huống phân lũ, xả lũ bảo vệ an toàn cho thủ đô Hà Nội.

Xây dựng 2.970m kè: Kè đứng hình thức tường chắn kiểu sườn chống, đỉnh kè +4,2, chân kè +0,5. Cơ kè rộng 2m, cao 0,5 m. Kè hộ chân từ 0 đến -2, nạo vét lòng sông tạo mái m = 2. Làm đường hành lang kè tạo tuyến cứu hộ cứu nạn mặt cắt 15m, cao trình tim +4 m kết cấu BTCT, vỉa hè lát gạch. Làm hệ thống thoát nước mưa và thoát nước sinh hoạt.

Huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

377

297

80

 

60

Bc Ninh

Cải tạo, nâng cấp tuyến đê Hữu Đuống ứng phó với ngập lụt và sạt lở bờ sông Đuống

Đảm bảo ổn định, an toàn cho đê, bảo vệ diện tích 32.300ha với khoảng 340.000 người. Kết hợp tạo tuyến đường giao thông nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho dân sinh trong vùng. Cải thiện điều kiện môi trường khu vực. Hỗ trợ kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Công trình cấp I: Chiều dài nâng cấp, hoàn thiện mặt đê 4 đoạn đặc biệt nguy hiểm khoảng 6.000m. Xử lý, chống sạt lở 1 đoạn kè dài khoảng 1.000m.

Huyện Thuận Thành, Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

178

150

28

 

61

Vĩnh Phúc

Xây dựng kè sông Phó Đáy kết hợp phát triển rừng bền vững tỉnh Vĩnh Phúc

Bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên rừng, đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái. Tăng khả năng hấp thụ các bon từ rừng. Góp phần ổn định đời sống dân cư cho các hộ ven sông và vùng lân cận, đảm bảo tính mạng và tài sản cho nhân dân. Chống sạt lở, ổn định bờ sông, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước. Nâng cao khả năng chống lũ cho tuyến đê sông Phó Đáy.

Trồng mới 340ha rừng phòng hộ đầu nguồn. Bảo vệ khoanh nuôi tái sinh rừng, nâng cao năng lực phòng hộ, đa dạng sinh học trên diện tích 3.766ha. Xây dựng mới hệ thống 5.000m kè sông Phó Đáy.

Huyện Tam Đảo, Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

168

158

10

 

TỔNG CỘNG

17,893

14,326

3,567

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 1443/TTg-QHQT phê duyệt danh mục dự án ưu tiên thuộc Chương trình SP-RCC do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 1443/TTg-QHQT
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 19/09/2012
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Hoàng Trung Hải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản