Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13661/TCHQ-HTQT | Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2014 |
Kính gửi: Cục Hải quan Quảng Trị
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 5370/VPCP-QHQT ngày 3/7/2013 của Văn phòng Chính phủ và được sự ủy quyền của Lãnh đạo Bộ Tài chính, ngày 27/10/2014, nhân chuyến thăm và làm việc của Đoàn cấp cao Hải quan Lào tại Việt Nam, Tổng cục Hải quan hai nước đã ký Thỏa thuận về triển khai bước 4 của mô hình kiểm tra ‘một cửa, một lần dừng’ tại cặp cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Việt Nam)- Đen-sa-vẳn (Lào). Đây là văn bản pháp lý quan trọng làm cơ sở để hải quan hai nước tiếp tục triển khai bước 4 của mô hình và Lễ khai trương chính thức dự kiến được tổ chức trong tháng 1/2015 như thông báo của Văn phòng Chính phủ tại công văn số 2623/VPCP-QHQT ngày 16/4/2014.
Tổng cục Hải quan gửi Cục Hải quan Quảng Trị bản sao Thỏa thuận (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Lào) để triển khai thực hiện.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
THỎA THUẬN
GIỮA BỘ TÀI CHÍNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ BỘ TÀI CHÍNH NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO VỀ TRIỂN KHAI BƯỚC 4 MÔ HÌNH KIỂM TRA MỘT CỬA, MỘT LẦN DỪNG TẠI CẶP CỬA KHẨU LAO BẢO (VIỆT NAM) VÀ ĐEN-SA-VẲN (LÀO)
Bộ Tài chính nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Tài chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (sau đây gọi là “các Bên”);
Căn cứ Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Vương quốc Thái Lan, và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và người qua lại biên giới ký ngày 26 tháng 11 năm 1999 tại Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, đã được bổ sung tại Yangon, Myanma ngày 29 tháng 11 năm 2001, được Vương quốc Campuchia gia nhập tại Yangon, Myanma ngày 29 tháng 11 năm 2001, được Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (“PRC”) gia nhập ngày 3 tháng 11 năm 2002 tại Phnompênh, Campuchia, được Liên bang Myanma gia nhập ngày 29 tháng 9 năm 2003 tại thành phố Dali, PRC, và được bổ sung tại Phnompênh, Campuchia ngày 30 tháng 4 năm 2004 (sau đây gọi là “Hiệp định”);
Căn cứ Bản ghi nhớ về triển khai thực hiện ban đầu tại cặp cửa khẩu Dansavanh, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và Lao Bảo, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định giữa Chính phủ Vương quốc Campuchia, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Liên bang Myamna, Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về tạo điều kiện thuận lợi cho người và hàng hóa qua biên giới ký ngày 25 tháng 3 năm 2005 tại Viêng Chăn (sau đây gọi là “Bản ghi nhớ”).
Căn cứ tình hình triển khai thực tế Bản ghi nhớ và năng lực thực hiện của các Bên;
Mong muốn thúc đẩy thực hiện Bản ghi nhớ để tạo thuận lợi cho vận tải hàng hóa và người giữa hai nước;
Đã nhất trí như sau:
Điều 1. Phạm vi Thỏa thuận
1. Các Bên chỉ đạo cơ quan Hải quan của nước mình (phía Việt Nam là Tổng cục Hải quan Việt Nam, phía Lào là Cục Hải quan Lào) thực hiện Bước 4 của mô hình kiểm tra “Một cửa, một lần dừng” tại cặp cửa khẩu Lao Bảo - Đen-sa-vẳn (sau đây gọi là Mô hình).
2. Thỏa thuận này quy định nguyên tắc chung, quy trình thủ tục hải quan, xử lý vi phạm hải quan và các vấn đề nghiệp vụ hải quan liên quan cho việc thực hiện bước 4 của Mô hình.
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện của Mô hình
1. Nguyên tắc chung:
a. Việc nộp, xuất trình hồ sơ hải quan và làm thủ tục thông quan của cơ quan Hải quan được thực hiện tại trạm kiểm soát biên giới của nước Nhập, chứ không thực hiện tại trạm kiểm soát của nước Xuất;
b. Nếu cơ quan Hải quan của một Bên thấy cần phải kiểm tra, thì cơ quan Hải quan của Bên kia sẽ phối hợp kiểm tra hải quan thực tế đồng thời hoặc gần như đồng thời tại khu vực kiểm tra chung (CCA) đặt tại trạm kiểm soát biên giới của nước Nhập;
c. Khi đã hoàn thành thủ tục tại trạm kiểm soát biên giới của nước Nhập, phương tiện vận tải và hàng hóa sẽ được giải phóng.
2. Phương tiện vận tải và hàng hóa (trừ động vật sống) phải tuân theo các thủ tục hải quan do cơ quan Hải quan của hai Bên cùng phối hợp thực hiện đồng thời hoặc gần như đồng thời tại nước Nhập, có nghĩa là phương tiện vận tải và hàng hóa (trừ động vật sống) chỉ phải làm thủ tục hải quan tại khu vực kiểm tra chung (CCA) đặt trên lãnh thổ nước Nhập chứ không phải làm thủ tục hải quan tại nước Xuất;
3. Hàng hóa và phương tiện vận tải đưa vào khu vực kiểm tra chung (CCA) phải được khai báo. Đối với trường hợp hàng hóa và phương tiện vận tải là đối tượng kiểm tra chung của cơ quan Hải quan hai Bên, nhân viên hải quan của nước Nhập sẽ phối hợp kiểm tra hàng hóa ngay sau khi hàng hóa và phương tiện vận tải được khai báo để đảm bảo quá trình thông quan hàng hóa đúng thời hạn;
4. Hành lý, hàng hóa của hành khách xuất nhập cảnh, phương tiện vận tải thương mại (như xe khách) hoặc phi thương mại (xe cá nhân, tổ chức) chuyên chở không tham gia vào quá trình vận chuyển hàng hóa, phải tuân theo các thủ tục hải quan do cơ quan Hải quan của hai Bên cùng phối hợp thực hiện đồng thời hoặc gần như đồng thời tại trạm kiểm soát biên giới của nước Nhập.
5. Động vật sống phải làm thủ tục thông quan biên giới tại nước Xuất do các cơ quan chức năng của hai nước cùng tiến hành đồng thời, nghĩa là động vật sống chỉ làm thủ tục thông quan biên giới tại nước Xuất chứ không phải tại nước Nhập;
6. Thủ tục hải quan được tiến hành thông qua hồ sơ hải quan được hợp lý hóa và hài hòa hóa;
7. Để nâng cao hiệu quả công tác đánh giá và độ chọn lọc rủi ro nhằm giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế, cơ quan Hải quan của hai Bên sẽ tạo điều kiện thuận lợi, trong khả năng có thể, cung cấp thông tin trước khi hàng hóa và phương tiện vận tải tới trạm kiểm soát biên giới, nhằm tiến tới việc xử lý hàng hóa trước khi đến;
8. Hàng hóa quá cảnh đã được kẹp chì niêm phong được miễn kiểm tra thực tế, trường hợp có dấu hiệu vi phạm hoặc nghi ngờ có vi phạm pháp luật hải quan thì hàng hóa sẽ được kiểm tra tại nước Nhập;
Điều 3. Thủ tục hải quan áp dụng tại cửa khẩu Lao Bảo và Đen-sa-vẳn
1. Đối với hàng hóa và phương tiện vận tải từ nước Xuất sang nước Nhập, người khai hải quan xuất trình hồ sơ hải quan liên quan theo quy định pháp luật của mỗi nước cho cơ quan Hải quan của hai Bên tại trạm kiểm soát biên giới nước Nhập. Khi hoàn thành thủ tục hải quan của cả hai Bên người khai hải quan được phép đưa hàng hóa và phương tiện vận tải đến đích cuối cùng.
Các bước phối hợp của cơ quan Hải quan hai Bên như sau:
a. Trường hợp hàng hóa và phương tiện vận tải không thuộc đối tượng phải kiểm tra thực tế của cơ quan Hải quan hai Bên:
a.1. Sau khi thực hiện xong thủ tục thông quan, cơ quan Hải quan nước Xuất đóng dấu không kiểm tra thực tế (NO INSPECTION) mực mầu xanh vào tờ khai hải quan xuất/quá cảnh (hoặc kết quả thông quan in từ hệ thống thông quan điện tử quốc gia) và yêu cầu người khai hải quan xuất trình chứng từ này cho cơ quan Hải quan nước Nhập để phối hợp.
a.2. Cơ quan Hải quan nước Nhập tiến hành thủ tục hải quan theo quy định hiện hành về miễn kiểm tra thực tế, đóng dấu không kiểm tra thực tế (NO INSPECTION) mực mầu xanh vào tờ khai hải quan nhập/quá cảnh (hoặc kết quả thông quan in từ hệ thống thông quan điện tử quốc gia).
b. Trường hợp hàng hóa và phương tiện vận tải thuộc đối tượng phải kiểm tra thực tế của cơ quan Hải quan nước Nhập, nhưng không thuộc đối tượng phải kiểm tra thực tế của cơ quan Hải quan nước Xuất:
b.1. Sau khi thực hiện xong thủ tục thông quan, cơ quan Hải quan nước Xuất đóng dấu không kiểm tra thực tế (NO INSPECTION) mực mầu xanh vào tờ khai hải quan xuất/quá cảnh (hoặc kết quả thông quan in từ hệ thống thông quan điện tử quốc gia) và yêu cầu người khai hải quan xuất trình chứng từ này cho cơ quan Hải quan nước Nhập để phối hợp.
b.2. Căn cứ vào ý kiến không kiểm tra thực tế của Cơ quan Hải quan nước Xuất tại chứng từ trên và sau khi thực hiện xong bước tiếp nhận đăng ký tờ khai, quyết định hình thức mức độ kiểm tra thực tế, đóng dấu kiểm tra thực tế (INSPECTION) mực mầu đỏ vào tờ khai hải quan nhập/quá cảnh (hoặc kết quả thông quan in từ hệ thống thông quan điện tử quốc gia), Cơ quan Hải quan nước Nhập tiến hành kiểm tra hàng hóa, phương tiện vận tải theo quy định pháp luật của nước mình (kiểm tra riêng).
c. Trường hợp hàng hóa và phương tiện vận tải thuộc đối tượng phải kiểm tra thực tế của cơ quan Hải quan nước Xuất, nhưng không thuộc đối tượng phải kiểm tra thực tế của cơ quan Hải quan nước Nhập:
c.1. Sau khi thực hiện xong bước tiếp nhận, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế, cơ quan Hải quan nước Xuất đóng dấu kiểm tra thực tế (INSPECTION) mực mầu đỏ vào tờ khai hải quan xuất/quá cảnh (hoặc kết quả thông quan in từ hệ thống thông quan điện tử quốc gia), yêu cầu người khai hải quan xuất trình chứng từ này cho cơ quan Hải quan nước Nhập để phối hợp;
c.2. Cơ quan Hải quan nước Nhập tiến hành thủ tục hải quan theo quy định hiện hành về miễn kiểm tra thực tế, đóng dấu không kiểm tra thực tế (NO INSPECTION) mực mầu xanh vào tờ khai hải quan nhập/quá cảnh (hoặc kết quả thông quan in từ hệ thống thông quan điện tử quốc gia), yêu cầu người khai hải quan xuất trình chứng từ này cho cơ quan Hải quan nước Xuất và đồng thời thông báo (điện báo hoặc trực tiếp) cho cơ quan Hải quan nước Xuất để phối hợp;
c.3. Căn cứ chứng từ về việc miễn kiểm tra thực tế và thông báo (điện báo hoặc trực tiếp) của cơ quan Hải quan nước Nhập, cơ quan Hải quan nước Xuất tiến hành kiểm tra hàng hóa, phương tiện vận tải theo quy định pháp luật của nước mình (kiểm tra riêng).
d. Trường hợp hàng hóa và phương tiện vận tải thuộc đối tượng phải kiểm tra thực tế của cơ quan Hải quan hai Bên:
d.1. Sau khi thực hiện xong bước tiếp nhận, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế, cơ quan Hải quan nước Xuất đóng dấu kiểm tra thực tế (INSPECTION) mực màu đỏ vào tờ khai hải quan xuất/quá cảnh (hoặc kết quả thông quan in từ hệ thống thông quan điện tử quốc gia), yêu cầu người khai hải quan xuất trình chứng từ này cho cơ quan Hải quan nước Nhập và đồng thời thông báo (điện báo hoặc trực tiếp) cho cơ quan Hải quan nước Nhập để phối hợp.
d.2. Căn cứ chứng từ về việc kiểm tra thực tế và thông báo (điện báo hoặc trực tiếp) của cơ quan Hải quan nước Xuất, sau khi thực hiện xong bước tiếp nhận, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế, đóng dấu kiểm tra thực tế (INSPECTION) mực mầu đỏ vào tờ khai hải quan nhập/quá cảnh (hoặc kết quả thông quan in từ hệ thống thông quan điện tử quốc gia) Cơ quan Hải quan nước Nhập phối hợp cùng cơ quan Hải quan nước Xuất tiến hành kiểm tra thực tế đối với hàng hóa và phương tiện vận tải (kiểm tra chung).
Thứ tự ưu tiên xử lý vi phạm pháp luật hải quan thực hiện như quy định tại Điều 8 dưới đây.
2. Hành lý và hàng hóa của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh phải kiểm tra qua máy soi và kiểm tra thực tế (nếu có nghi ngờ mang hàng cấm và hàng hạn chế xuất nhập khẩu hoặc buôn lậu) theo luật pháp quốc gia của mỗi Bên. Trong trường hợp này cơ quan Hải quan nước Nhập chia sẻ với cơ quan Hải quan nước Xuất việc sử dụng chung phương tiện kỹ thuật. Theo đó, cơ quan Hải quan hai Bên cùng khai thác thông tin hình ảnh trên máy soi hành lý cá nhân đặt trên lãnh thổ nước Nhập.
Thứ tự ưu tiên xử lý vi phạm pháp luật hải quan thực hiện như quy định tại Điều 8 dưới đây.
3. Đối với phương tiện vận tải không tham gia vào quá trình vận chuyển hàng hóa từ nước Xuất sang nước Nhập, cơ quan Hải quan của hai Bên lần lượt tiếp nhận hồ sơ hải quan về phương tiện vận tải và làm thủ tục hải quan theo quy định pháp luật của mỗi Bên tại trạm kiểm soát biên giới của nước Nhập. Khi đã hoàn thành thủ tục tại trạm kiểm soát biên giới của nước Nhập, phương tiện vận tải được tiếp tục đi đến đích cuối cùng.
Thứ tự ưu tiên xử lý vi phạm pháp luật hải quan thực hiện như quy định tại Điều 8 dưới đây.
4. Đối với động vật sống:
a. Động vật sống, phương tiện chở động vật sống phải dừng đỗ tại khu vực quy định tại CCA của nước Xuất. Người khai hải quan nộp và xuất trình hồ sơ hải quan liên quan theo quy định pháp luật của mỗi nước cho cơ quan Hải quan của hai Bên, tại trạm kiểm soát biên giới nước Xuất;
b. Sau khi thực hiện xong bước tiếp nhận, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế, cơ quan Hải quan nước Xuất đóng dấu kiểm tra thực tế (INSPECTION) mực mầu đỏ vào tờ khai hải quan xuất/quá cảnh (hoặc kết quả thông quan in từ hệ thống thông quan điện tử quốc gia), yêu cầu người khai hải quan xuất trình chứng từ này cho cơ quan Hải quan nước Nhập và đồng thời báo (điện báo hoặc trực tiếp) cho cơ quan Hải quan nước Nhập để phối hợp;
c. Căn cứ chứng từ về việc kiểm tra thực tế và thông báo (điện báo hoặc trực tiếp) của cơ quan Hải quan nước Xuất, sau khi thực hiện xong bước tiếp nhận, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế, đóng dấu kiểm tra thực tế (INSPECTION) mực mầu đỏ vào tờ khai hải quan nhập/quá cảnh (hoặc kết quả thông quan in từ hệ thống thông quan điện tử quốc gia), Cơ quan Hải quan nước Nhập phối hợp cùng cơ quan Hải quan nước Xuất tiến hành kiểm tra thực tế đối với động vật sống và phương tiện vận tải tại CCA nước Xuất (kiểm tra chung).
d. Thứ tự ưu tiên xử lý vi phạm pháp luật hải quan thực hiện như quy định tại Điều 8 dưới đây.
Điều 4. Giám sát hàng hóa và phương tiện vận tải qua biên giới và tại CCA
1. Cơ quan Hải quan của hai Bên có trách nhiệm giám sát và kiểm tra đối với hàng hóa và phương tiện vận tải kể từ khi qua biên giới tới CCA, trong suốt quá trình làm thủ tục hải quan cho đến khi hàng hóa được thông quan.
2. Trong quá trình thực hiện kiểm tra chung nếu phát sinh những nội dung về kiểm tra hải quan chưa được quy định trong Thỏa thuận thì, trên cơ sở quy định của pháp luật của nước mình, cơ quan Hải quan của hai Bên thống nhất giải quyết.
Điều 5. Hình thức, mức độ kiểm tra thực tế
Căn cứ vào luật pháp quốc gia, cơ quan Hải quan của hai Bên sẽ quyết định hình thức và mức độ tiến hành kiểm tra thực tế. Trong trường hợp hình thức và mức độ kiểm tra của cơ quan Hải quan của hai Bên có sự khác nhau thì cơ quan Hải quan của mỗi Bên kiểm tra theo hình thức và tỷ lệ mà cơ quan Hải quan của Bên đó quyết định.
Điều 6. Thủ tục hành chính khi yêu cầu mở cửa khẩu ngoài giờ làm việc hành chính thông thường
1. Cơ quan Hải quan của hai Bên thông báo cho nhau những doanh nghiệp có đơn đề nghị thông quan ngoài giờ làm việc hành chính.
2. Cơ quan Hải quan nước Xuất nhận đơn đề nghị của doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan liên quan tại cửa khẩu biết. Các cơ quan liên quan tại cửa khẩu của nước Xuất chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng tại cửa khẩu của nước Nhập xem xét khả năng chấp nhận yêu cầu của doanh nghiệp.
3. Hải quan tiếp nhận đơn đề nghị của doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo cho doanh nghiệp biết đề nghị đó có được chấp thuận hay không.
4. Cơ quan Hải quan của Bên có yêu cầu thông quan ngoài giờ làm việc hành chính phải gửi thông báo cho Cơ quan Hải quan của Bên kia chậm nhất là 12 giờ trước khi doanh nghiệp thực hiện thông quan tại cửa khẩu.
Điều 7. Trao đổi thông tin giữa hai Bên ký kết
1. Loại thông tin trao đổi: tờ khai hải quan và các thông tin điều tra chống buôn lậu và kiểm tra sau thông quan phù hợp với pháp luật của mỗi nước.
2. Phương thức trao đổi thông tin:
a. trực tiếp giữa các công chức hải quan của hai Bên làm nhiệm vụ kiểm tra chung;
b. bằng hình thức văn bản khi cơ quan Hải quan của một trong hai Bên có yêu cầu bằng văn bản;
c. bằng dạng thông tin điện tử phù hợp với thông lệ quốc tế về trao đổi dữ liệu điện tử khi hai Bên đã có đủ điều kiện cho phép.
3. Định kỳ một (01) năm cơ quan Hải quan của các Bên sẽ tổ chức gặp mặt luân phiên ở mỗi nước để đánh giá tất cả các hoạt động mà Hải quan hai Bên đã thực hiện.
Điều 8. Xử lý hàng hóa, phương tiện vận tải vi phạm pháp luật hải quan
Việc xác định hàng hóa và phương tiện vận tải vi phạm pháp luật hải quan được thực hiện dựa trên kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa và phương tiện vận tải chứ không chỉ dựa trên tài liệu khai báo.
1. Trường hợp pháp luật của một nước bị vi phạm:
a. Trong quá trình kiểm tra hải quan tại CCA, nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật nước Xuất và có biên bản vi phạm do cơ quan Hải quan nước Xuất lập thì hàng hóa, phương tiện vận tải là tang vật vi phạm sẽ bị buộc quay trở lại nước Xuất để xử lý vi phạm theo luật pháp của nước Xuất. Người, hàng hóa, phương tiện vận tải bị nhân viên nước Nhập buộc quay trở lại sẽ không bị từ chối quay trở lại nước Xuất.
b. Trong quá trình kiểm tra thực tế, phát hiện có vi phạm pháp luật hải quan của một nước thì nhân viên hải quan thực hiện việc lập Biên bản vi phạm pháp luật theo quy định hiện hành của nước đó. Đối với trường hợp vi phạm pháp luật nước Xuất, Biên bản phải thể hiện rõ tên, chủng loại, số lượng hàng hóa là tang vật vi phạm buộc quay trở lại nước Xuất để xử lý. Chủ hàng/ chủ phương tiện vận tải sử dụng Biên bản này làm chứng từ đưa hàng trở lại nước Xuất. Cơ quan Hải quan nước Xuất có trách nhiệm thông báo ngay lập tức bằng văn bản cho cơ quan Hải quan nước Nhập về hành vi vi phạm, quyết định buộc hàng hóa, phương tiện vận tải quay trở lại nước Xuất, việc tạm giữ người, việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm (nếu có) kèm theo các tài liệu liên quan như bản sao Biên bản vi phạm, Biên bản tạm giữ người, Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm...
c. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật nước Nhập thì hành vi vi phạm bị xử lý theo pháp luật của nước Nhập. Cơ quan Hải quan nước Nhập có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan Hải quan nước Xuất ngay sau khi ra quyết định về hành vi vi phạm, việc tạm giữ người, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm (nếu có) kèm theo các tài liệu liên quan như bản sao Biên bản vi phạm, Biên bản tạm giữ người, Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm...
d. Đối với động vật sống được làm thủ tục hải quan tại nước Xuất: trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật của một nước thì áp dụng luật pháp của nước đó để xử lý.
2. Trường hợp pháp luật của hai nước bị vi phạm:
a. Nếu pháp luật của cả hai nước bị vi phạm thì sẽ xử lý theo nguyên tắc: ưu tiên áp dụng luật pháp nước Nhập trước và một hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần. Riêng đối với động vật sống được làm thủ tục hải quan tại nước Xuất thì ưu tiên áp dụng pháp luật nước Xuất trước.
b. Nếu trong quá trình làm thủ tục qua biên giới tại CCA, phát hiện có sự vi phạm luật pháp của cả hai nước, phương tiện, hàng hóa và/hoặc người sẽ quay trở lại nước Xuất ngay sau khi nước Nhập đã thực thi chủ quyền của mình theo pháp luật quốc gia, và cưỡng chế thực thi pháp luật của mình.
c. Cơ quan Hải quan hai nước có quyền áp dụng các biện pháp tạm giữ người, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm; khám người; khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm và giải quyết tang vật, phương tiện vi phạm theo quy định pháp luật của nước mình theo nguyên tắc pháp luật nước Nhập được ưu tiên áp dụng trước. Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm bị cơ quan Hải quan nước Nhập tạm giữ nhưng không tịch thu thì sẽ được bàn giao cho cơ quan Hải quan nước Xuất xử lý.
d. Khi xử lý hành vi vi phạm, cơ quan Hải quan nước Nhập có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan Hải quan nước Xuất ngay sau khi ra quyết định về hành vi vi phạm, việc tạm giữ người, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm (nếu có) kèm theo các tài liệu liên quan như bản sao Biên bản vi phạm, Biên bản tạm giữ người, Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm.
Điều 9. Quy định chung đối với nhân viên hải quan thi hành công vụ tại CCA
1. Nhân viên hải quan hai nước được giao nhiệm vụ đến CCA phải mang theo thẻ đi làm việc có biểu tượng logo như sau: Bên trái là biểu tượng hải quan nước Xuất, bên phải là biểu tượng của hải quan nước Nhập, bên dưới có dòng chữ tiếng Anh “Single Stop Inspection”, kích thước dài 9cm x rộng 6,5cm.
2. Khi thực thi nhiệm vụ tại CCA, nhân viên hải quan phải mặc đồng phục, có phù hiệu hải quan của nước mình và mang thẻ công chức hải quan (nếu có) theo quy định về trang chế phục ngành của mỗi nước”.
3. Cơ quan Hải quan của hai Bên phải cung cấp cho nhau danh sách nhân viên hải quan đã được Trưởng Hải quan cửa khẩu xác nhận.
4. Phương tiện đi lại của nhân viên hải quan tại CCA thực hiện theo cơ chế riêng (thống nhất giữa cơ quan chức năng của hai Bên).
Điều 10. Thủ tục xử lý đối với trường hợp nhân viên hải quan của một Bên vi phạm pháp luật nước tiếp nhận khi đang thi hành công vụ tại CCA đặt trên lãnh thổ nước tiếp nhận
Nếu nhân viên hải quan của một Bên thi hành công vụ tại CCA đặt trên lãnh thổ Bên kia mà vi phạm pháp luật của nước tiếp nhận, nhân viên hải quan đó chỉ chịu trách nhiệm đối với cơ quan chức năng của nước mình. Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận không có quyền bắt giam nhân viên hải quan này, nhưng có thể phối hợp trục xuất nhân viên đó ra khỏi lãnh thổ nước mình ngay lập tức.
Điều 11. Quản lý trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật
1. Cơ quan Hải quan của hai Bên thỏa thuận cho phép nhân viên hải quan được phép mang theo công cụ hỗ trợ theo quy định và các trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, tài liệu, lương thực, thực phẩm, thuốc y tế, đồ dùng sinh hoạt cá nhân sang lãnh thổ của mỗi Bên để đảm bảo phục vụ cho nhiệm vụ quản lý kiểm tra, kiểm soát tại điểm kiểm tra chung CCA trên lãnh thổ Bên kia.
2. Trang thiết bị công nghệ thông tin đảm bảo cơ sở hạ tầng cho nhân viên hải quan nước Xuất làm việc trên lãnh thổ nước Nhập bao gồm: máy chủ, máy dự phòng, máy trạm và các thiết bị mạng được chuẩn hóa, có khả năng tương thích cao, dễ dàng nâng cấp, mở rộng. Hệ thống mạng nội bộ được chuẩn hóa từ các thiết bị mạng, đi cáp mạng bảo đảm kết nối thông suốt giữa hai nước, đảm bảo cơ chế an toàn, bảo mật: có phòng máy riêng để máy chủ, thiết bị lưu trữ, back up, thiết bị mạng... Phòng máy phải có thiết kế hệ thống chống sét, chống cháy nổ, hệ thống điều hòa, hệ thống điện dự phòng để đảm bảo môi trường an toàn cho hệ thống trang thiết bị hoạt động. Hệ thống dự phòng phải được lắp đặt tại một địa điểm khác với địa điểm đặt hệ thống đang sử dụng.
3. Cơ quan Hải quan của hai Bên cùng có trách nhiệm bảo đảm an toàn chung về người, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Điều 12. Chế độ báo cáo và thẩm quyền giải quyết
1. Trưởng Hải quan cửa khẩu Lao Bảo và Trưởng Hải quan cửa khẩu Đen-sa-vẳn định kỳ hàng tháng có trách nhiệm báo cáo cơ quan Hải quan cấp trên về tình hình, số liệu thực hiện “kiểm tra một cửa, một lần dừng”.
2. Các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Mô hình lần tại CCA được các cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật mỗi nước.
Điều 13. Điều khoản sửa đổi
Các Bên ký kết có thể đề xuất sửa đổi Thỏa thuận này. Những sửa đổi như vậy phải được các Bên ký kết chấp thuận.
Điều 14. Thủ tục giải quyết tranh chấp
Mọi bất đồng nảy sinh trong việc giải thích hoặc áp dụng Thỏa thuận này sẽ được giải quyết một cách thân thiện qua trao đổi ý kiến hoặc thương lượng trực tiếp giữa hai Bên.
Điều 15. Thời hạn hiệu lực
Bản Thỏa thuận sẽ có hiệu lực sau ba mươi (30) ngày kể từ ngày ký và tự động gia hạn cho các kỳ hạn năm (05) năm tiếp theo. Trong trường hợp một Bên ký kết thông báo bằng văn bản cho Bên ký kết kia ý định chấm dứt Thỏa thuận, Thỏa thuận sẽ chấm dứt hiệu lực sau 6 tháng kể từ ngày một Bên ký kết nhận được văn bản thông báo về ý định chấm dứt Thỏa thuận của Bên ký kết kia.
Thỏa thuận này được làm tại Vĩnh Phúc, Việt Nam ngày 27 tháng 10 năm 2014, được lập thành hai (02) bản, bằng tiếng Việt, tiếng Lào, tiếng Anh; các văn bản đều có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự khác nhau trong việc dịch các điều khoản của Thỏa thuận này, thì văn bản tiếng Anh sẽ được dùng để đối chiếu.
THAY MẶT BỘ TÀI CHÍNH | THAY MẶT BỘ TÀI CHÍNH |
ARRANGEMENT
BETWEEN THE MINISTRY OF FINANCE OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM AND THE MINISTRY OF FINANCE OF THE LAO PEOPLE’S DEMOCRATIC REPUBLIC ON IMPLEMENTATION OF SINGLE STOP INSPECTION IN PHASE IV AT LAO BAO (VIETNAM) - DANSAVANH (LAO PDR) CHECKPOINTS
The Ministry of Finance of the Socialist Republic of Viet Nam and the Ministry of Finance of the Lao People’s Democratic Republic (hereinafter referred to as “the Parties”);
Pursuant to the Agreement Between and Among the Governments of the Lao People’s Democratic Republic, the Kingdom of Thailand, and the Socialist Republic of Viet Nam for Facilitation of Cross-Border Transport of Goods and People, originally signed on 26th November 1999, in Vientiane, Lao People’s Democratic Republic, amended in Yangon, Myanmar on 29th November 2001, acceded by the Kingdom of Cambodia in Yangon, Myanmar on 29th November 2001, acceded by the People’s Republic of China (“PRC”) in Phnom Penh, Cambodia on 3rd November 2002, acceded by the Union of Myanmar in Dali, PRC on 29th September 2003, and amended in Phnom Penh, Cambodia on 30th April 2004 (hereinafter referred to as “the Agreement”);
Pursuant to the Memorandum of Understanding on the Initial Implementation at Dansavanh, Lao People’s Democratic Republic and Lao Bao, Socialist Republic of Viet Nam of the Agreement Between and Among the Governments of the Kingdom of Cambodia, the People’s Republic of China, the Lao People’s Democratic Republic, the Union of Myanmar, the Kingdom of Thailand and the Socialist Republic of Viet Nam for facilitation of cross-border transport of goods and people singed on 25th March 2005 in Vientiane (hereinafter referred to as “MOU”);
Based on the practical implementation of the MOU and the capacity of implementing this MOU of the Parties;
Desirous to promote the implementation of the MOU to facilitate cross-border transport of goods and people between the two countries;
Have agreed as follows:
Article 1: Scope of Arrangement
1. The Parties shall assign the two Customs Administrations (General Department of Vietnam Customs in Viet Nam and Lao Customs Department in Laos) to implement Phase IV of the “Single Stop Inspection” Model at Lao Bao - Dansavanh checkpoints (hereinafter referred to as the Model).
2. The Arrangement regulates general principles, customs procedures, customs offence settlement and other customs issues relating to the implementation of phase IV of the Model.
Article 2: Principles of the implementation of the Model
1. General principles:
a. Submission, lodgment of customs declaration form and other supporting documents and conduction of customs clearance procedures of Customs Administrations shall be done at the Inter-agency Control Station (ICS) in the Country of Entry, not at ICS in the Country of Exit.
b. If goods and vehicles are subjected to physical inspection by Customs Administration of one Party, the Customs Administration of other Party shall conduct the joint physical inspection simultaneously or almost simultaneously at the Common Control Area (CCA) located at ICS in the Country of Entry.
c. After completion of customs procedures at ICS in the Country of Entry, vehicles and goods shall be released.
2. Goods and vehicles (except live animals) shall be subjected to customs procedures jointly and simultaneously or almost simultaneously undertaken by Customs Administrations of the Parties in the Country of Entry, i.e., goods and vehicles (except live animals) shall be subjected to customs procedures conducted only at CCA of the Country of Entry and not at CCA of the Country of Exit;
3. Goods and vehicles brought into CCA shall be declared. In case that goods and vehicles are subjected to the joint physical inspection by Customs Administrations of the Parties, Customs officers of the Country of Entry shall immediately cooperate in conducting the physical inspection of goods and vehicles after the declaration to ensure the completion of customs clearance in timely manner;
4. Baggage and goods of immigrants, commercial (e.g., buses) or non-commercial vehicles (private cars and/or cars of organizations) which are not engaged in cargo transportation shall be subjected to customs procedures jointly and simultaneously or almost simultaneously undertaken by Customs Administrations of the Parties at ICS in the Country of Entry.
5. Live animals shall be subjected to cross-border procedures jointly and simultaneously undertaken in the Country of Exit by the competent Authorities of the two countries, i.e., live animals shall be subject to cross-border procedures conducted only in the Country of Exit, not in the Country of Entry;
6. Customs procedures shall be conducted through rationalized and harmonized Customs documents;
7. With a view to enhancing the efficiency of risk assessment and selectivity to reduce the rate of physical inspection, Customs Administrations of the Parties shall facilitate, to the possible extent, the provision of information in advance of the arrival of goods and vehicles at ICS, forwarding to pre-arrival processing of goods;
8. Sealed goods in transit shall be exempted from physical inspection, in cases of suspicion of violation or irregularity, goods shall be inspected in the Country of Entry.
Article 3: Customs procedures implemented at Lao Bao - Dansavanh checkpoints
1. Procedures applied for goods and vehicles from the Country of Exit to the Country of Entry are as follows: declarants shall present customs documents to Customs Administrations of the Parties at ICS in the Country of Entry, under existing legislation of each Country. When customs procedures requested by Customs Administrations of the Parties are completed, declarants shall be allowed to release their goods and vehicles.
Steps of coordination between the two Customs Administrations of the Parties are as follows:
a. Goods and vehicles are not subjected to physical inspection by Customs Administrations of the Parties.
a.1. After completing clearance procedures, Customs Administration of the Country of Exit shall stamp “NO INSPECTION” on exit/transit Customs declaration (or clearance decision printed from national electric clearance systems) in green ink and request the declarant to present this document to Customs Administration of the Country of Entry for coordination.
a.2. Customs Administration of the Country of Entry shall conduct customs procedures under its existing regulations on exemption of physical inspection of goods, stamp “NO INSPECTION” on entry/transit Customs declaration (or clearance decision printed from national electric clearance systems) in green ink.
b. Goods and vehicles are subjected to the physical inspection by the Customs Administration of Country of Entry, but are not subjected to the physical inspection by the Customs of Country of Exit.
b.1. After completing clearance procedures, Customs Administration of the Country of Exit shall stamp “NO INSPECTION” on exit/transit Customs declaration (or clearance decision printed from nation electric clearance system) in green ink and request the declarant to present this document to Customs Administration of the Country of Entry for coordination.
b.2. Based on the decision of Customs Administration of the Country of Exit presented in the above document and after receiving, registering the declaration and making decision on the method and rate of the physical inspection, stamping “INSPECTION” on entry/transit Customs declaration (or clearance decision printed from nation electric clearance system) in red ink, Customs Administration of the Country of Entry shall conduct the physical inspection of goods and vehicles under its existing legislation (independent inspection).
c. Goods and vehicles are subjected to the physical inspection by Customs Administration of the Country of Exit, but are not subjected to the physical inspection by Customs Administration of the Country of Entry.
c.1. After receiving, registering the declaration and making decision on method and rate of the physical inspection, Customs Administration of the Country of Exit shall stamp “INSPECTION” on exit/transit Customs declaration (or clearance decision printed from nation electric clearance system) in red ink and request the declarant to present this document to Customs Administration of the Country of Entry for coordination;
c.2. Customs Administration of the Country of Entry shall conduct its customs procedures under its existing regulations concerning the exemption of the physical inspection, stamp “NO INSPECTION” on entry/transit Customs declaration (or clearance decision printed from nation electric clearance system) in green ink, request the declarant to present this document to Customs Administration of the Country of Exit and simultaneously inform (directly or by telegram) Customs Administration of the Country of Exit of this decision for coordination.
c.3. Based on the document of “NO INSPECTION” and notification (directly or by telegram) from Customs Administration of the Country of Entry, Customs Administration of the Country of Exit shall conduct the physical inspection of goods and vehicles under its existing legislation (independent inspection).
d. Goods and vehicles are subjected to the physical inspection by Customs Administrations of the Parties.
d.1. After receiving, registering the declaration and making decision on the method and rate of the physical inspection, Customs Administration of the Country of Exit shall stamp “INSPECTION” on exit/transit Customs declaration (or clearance decision printed from national electric clearance system) in red ink, request the declarant to present this document to Customs Administration of the Country of Entry and simultaneously inform (directly or by telegram) Customs Administration of the Country of Entry of this decision for coordination.
d.2. Based on the decision of “INSPECTION” presented on the above document and notification (directly or by telegram) from Customs Administration of the Country of Exit, after receiving, registering the declaration and making decision on the method and rate of physical inspection, stamping “INSPECTION” on entry/transit Customs declaration (or clearance decision printed from nation electric clearance system) in red ink, Customs Administration of the Country of Entry shall coordinate with Customs Administration of the Country of Exit to conduct physical inspection of goods and vehicles (joint inspection).
Priority order in dealing customs offences shall be implemented as stipulated in Article 8.
2. Baggage and goods of immigrants shall be subject to inspection by x-ray machine or by physical inspection (in case of suspicion of forbidden goods and restricted import/export goods transport or smuggling) under national legislation of each Party. In this case, Customs Administration of the Country of Entry shall share technical facilities with Customs Administration of the Country of Exit. Customs Administrations of the Parties shall explore together the scanning images from the x-ray machine installed in the Country of Entry. Priority order in dealing customs offence shall be implemented as stipulated in Article 8.
3. Procedures applied for vehicles which are not engaged in cargo transportation from the Country of Exit to the Country of Entry are as follows: Customs Administrations of the Parties shall respectively receive customs documents of vehicles and conduct customs procedures under existing legislation of each Party at ICS in the Country of Entry. After the completion of all procedures at ICS in the Country of Entry, vehicles are allowed to proceed to the destination.
Priority order in dealing customs offences shall be implemented as stipulated in Article 8.
4. Procedures applied for live animals:
a. Live animals and vehicles carrying live animals shall stop at designated place at CCA of the Country of Exit. The declarant shall submit and present related customs documents to Customs Administration of the Parties under existing legislation of each Country, at ICS in the Country of Exit;
b. After receiving, registering the declaration and making decision on the method and rate of the physical inspection, Customs Administration of the Country of Exit shall stamp “INSPECTION” on exit/entry Customs declaration (or clearance decision printed from national electric clearance system) in red ink, request the declarant to present this document to Customs Administration of the Country of Entry and simultaneously inform (directly or by telegram) Customs Administration of the Country of Entry of this decision for coordination.
c. Based on the decision of “INSPECTION” presented on the above document and notification (directly or by telegram) from Customs Administration of the Country of Exit, after receiving, registering the declaration and making decision on the method and rate of physical inspection, stamping “INSPECTION” on entry/transit Customs declaration (or clearance decision printed from nation electric clearance system) in red ink, Customs Administration of the Country of Entry shall coordinate with Customs Administration of the Country of Exit to conduct physical inspection of goods and vehicles at the CCA in the Country of Exit (joint inspection).
Priority order in dealing customs offences shall be implemented as stipulated in Article 8.
Article 4: Supervision of goods and vehicles crossing border and at CCA
1. Customs Administrations of the Parties shall take responsibilities for supervision and control of goods and/or vehicles from the time of crossing the border to the time of arrival to the CCA, during the time of processing customs procedures until the goods and/ or vehicles are cleared.
2. Customs Administrations of the Parties shall coordinate to settle issues which are not precluded in the Arrangement while conducting the inspection under their legislation.
Article 5: Method and rate of physical inspection
Customs Administrations of the Parties shall determine their method and rate of physical inspection under their national legislation. In case that methods and rates of physical inspection decided by Customs Administrations of the Parties are different, Customs Administration of each Party shall conduct the inspection with their own method and rate.
Article 6: Administrative procedures for opening the border crossing checkpoints beyond the administrative working hours on request
1. Customs Administrations of the Parties shall inform each other of requests of enterprises for goods clearance beyond administrative working hours.
2. Customs Administration of the Country of Exit receiving the request of enterprises for clearance of goods and vehicles beyond administrative working hours, shall be responsible for informing the related border authorities of the Country of Exit. The concern border authorities of the Country of Exit shall be responsible for coordinating with concern authorities of the Country of Entry on determination of possibility of accepting the request.
3. Customs Administration receiving requests for goods clearance beyond administrative working hours from enterprises shall be responsible for informing them whether their requests are accepted or not.
4. Customs Administration of the Party requesting goods clearance beyond administrative working hours shall inform Customs Administration of other Party of the request no later than 12 hours prior to the expected time of goods clearance procedures.
Article 7: Information exchange between the Parties
1. Types of information for exchange: Customs declaration, information on anti-smuggling investigations and Post Clearance Audit (PCA) under existing legislation of each country.
2. Methods of exchanging information:
a. Directly between customs officers of the Parties in charge of joint inspection.
b. In writing form when one of the two Customs Administrations of the Parties requests in writing.
c. In electronic form in accordance with international practices on electric data exchange in case that the Parties meet adequate conditions.
3. Annual meeting for review of all activities that have been done by Customs Administrations of the Parties shall be organized on basis of rotation.
Article 8: Treatment of goods, vehicles committed the Customs offense
The determination of goods and vehicles committed the Customs offense shall be based on not only the declared documents but also the result of physical inspection of goods and vehicles.
1. In case of violation of national legislation of one country
a. During the process of customs inspection at CCA, if a violation of the national legislation of the Country of Exit is detected, and a record of offence is made by Customs Administration of the Country of Exit, the violated goods and vehicles shall be returned to the Country of Exit for settlement under the national legislation of the Country of Exit. People, goods or vehicles forced to return by officers of the Country of Entry shall not be refused to re-enter into the Country of Exit.
b. If a violation of customs laws of one country is detected during the physical inspection, Customs officers shall make a record of offense in accordance with current legislation of their Country. In case that the national legislation of the Country of Exit is violated, the record of offense shall specify clearly the name, type, and quantity of the violated goods, vehicles forced to return the Country of Exit for settlement. The goods/vehicles owners shall use the record as the document to take their goods and vehicles back to the Country of Exit. Customs Administration of the Country of Exit shall be responsible for informing immediately, in writing, Customs of the Country of Entry of the violation, their decision of forcing to take the goods and vehicles back to the Country of Exit, temporary detention of violators, the violated goods and/or vehicles (if any) enclosed with copies of the related documents such as the copies of record of Customs offense, records of temporary detention of people, goods and vehicles, etc.
c. In case that the national legislation of the Country of Entry are violated, the violation shall be settled under existing legislation of the Country of Entry. Customs Administration of the Country of Entry shall be responsible for informing immediately, in writing, Customs Administration of the Country of Exit after making their decision on the violation, the temporary detention of violators, the violated goods, vehicles (if any) enclosed with copies of the related documents such as the copies of Customs record of offense, records of temporary detention of people, goods and vehicles, etc.
d. Customs procedures applied for live animals shall be done at the Country of Exit: in case that the national legislation of one country are violated, the violation shall be settled under the existing legislation of that country.
2. In case of violation of national legislation of both countries
a. In case of violation of national legislation of both countries, legislation of the Country of Entry shall be applied first, for live animals conducted customs procedures in the Country of Exit, legislation of the Country of Exit shall be applied first with observing the “non bis in idem” principle.
b. In case of violation of national legislation of both countries during the process of conducting the inspection at the CCA, the violated goods and vehicles and/or people shall be returned the Country of Exit after the Country of Entry has fully exercised its sovereign authority, and enforced its national legislation.
c. The Customs Administration of the two Countries shall have the right to apply temporary detention measures to people, violated goods and vehicles; examine people, vehicles and objects; search the place of concealment of violated goods and vehicles; and settle the violated goods and vehicles in accordance with its national legislation and based on the principle that legislation of the Country of Entry shall be applied first. In case that the violated goods and vehicles are temporarily detained but not confiscated by Customs Administration of the Country of Entry, they shall be handed over to the Country of Exit for settlement.
d. When settling the violation, Customs Administration of the Country of Entry shall be responsible for informing immediately, in writing, Customs Administration of the Country of Exit after making their decision on the violation, the temporary detention of violators, and the violated goods and vehicles (if any) enclosed with copies of the related document such as copies of Customs record of offense, record of temporary detention of people; record of detention the violated articles and vehicles, etc.
Article 9: General regulations applied for customs officers working at CCA
1. Customs officers of the both countries assigned for duty at the CCA shall wear the working badge with logo as the following: customs symbol of the Country of Exit on the left, customs symbol of the Country of Entry on the right, the words in English “Single stop inspection” in the middle of the badge and below the above logos; and the dimension of the badge: its length dimension is 9cm, width is 6,5cm.
2. Customs officers working at the CCA shall wear at all time their national Customs uniform, their own Customs badge and Customs TD Card (if any) under existing regulations on Customs uniform of each country.
3. Customs Administrations of the Parties shall provide each other with the list of Customs officers working at CCA confirmed by the Head of Customs Checkpoint Office.
4. Means of transport used by Customs officers working at CCA are arranged under specific mechanism (agreed by authorities of the two countries).
Article 10: Procedures for treating Customs officers of one Party who violate legislation of the receiving country while enforcing their duty at CCA located in the territory of the receiving country.
While a Customs officer of one Party on duty at the CCA located in the territory of the other country violates national legislation of the receiving country, he or she shall bear responsibilities before competent authorities of his/ her Country. In this case, competent authorities of the receiving Country do not have the right to arrest the violated officer but may coordinate to immediately expel him or her from their territory.
Article 11: Management of technical equipment
1. Under existing legislation, Customs Administrations of the Parties agree to allow Customs officers to bring supporting tools and technical equipment, documents, food, medicines, personal belongings to the territory of each Party for the purpose of ensuring enforcement of their duty at the CCA located in the territory of other Party.
2. Information technology equipment for Customs officers of the Country of Exit working in the territory of the Country of Entry include: servers, backup servers, work stations and standardized network equipment with highly compatible, extendable, upgradable capability. LAN systems shall be standardized from Internet devices, network cabling to ensure to link system between the two countries and their safety and security. There shall be separate rooms for server systems, storage equipment, and other network devices. These rooms shall be equipped with anti-thunder, anti-burst systems, air-conditioner systems, stand-by electric generator systems to secure the safe operating place for the technical equipment. Back-up system shall be established in place other than the place of primary system.
3. Customs Administrations of the two Parties shall be responsible to ensure security for people, vehicles, technical equipment and create favorable conditions to each other to complete their duty.
Article 12: Report and competence
1. The Heads of Lao Bao and Dansavanh Customs Border Checkpoints shall monthly report on related statistic and implementation of the Model to their respective provincial/regional Customs Departments.
2. Problems arising during the implementation of the Model at CCA shall be solved by competent authorities in accordance with relevant legislation of the respective countries.
Article 13: Amendment
The Parties may propose amendment to the Arrangement. Such amendments shall be subject to the mutual consent of the Parties
Article 14: Procedures of settlement of dispute between the Parties
Any dispute arising from the interpretation or implementation of this Arrangement shall be settled amicably through direct consultation or negotiation between the Parties.
Article 15: Effectiveness
The Arrangement shall enter into force after 30 days from the date of the signing and shall be automatically extended for consecutive periods of 5 (five) years. Either Party shall notify the other Party in writing at any time, of its intention to terminate the Arrangement; the Arrangement shall cease after six months from the date of the other Party’s receipt of the notice of termination.
Done in triplicate at Vinh Phuc, Viet Nam on 27th October 2014, in the Vietnamese, Lao and English languages; all texts are equally authentic. In case of any divergence of interpretation of this Arrangement’s provisions, the English text shall prevail.
For the Ministry of Finance of | For the Ministry of Finance of |
- 1Công văn 6841/TCHQ-GSQL năm 2014 đưa hàng hóa vào địa điểm tập kết, kiểm tra hải quan để sang tải, vận chuyển tái xuất qua cửa khẩu phụ, điểm thông quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Công văn 9978/TCHQ-GSQL năm 2014 quy định nghiệp vụ giám sát hàng hóa xuất từ địa điểm tập kết, kiểm tra qua cửa khẩu phụ, điểm thông quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn 12746/TCHQ-GSQL năm 2014 thực hiện kiểm tra, giám sát phương tiện xuất nhập cảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu biên giới do Tổng cục Hải quan ban hành
- 1Công văn 6841/TCHQ-GSQL năm 2014 đưa hàng hóa vào địa điểm tập kết, kiểm tra hải quan để sang tải, vận chuyển tái xuất qua cửa khẩu phụ, điểm thông quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Công văn 9978/TCHQ-GSQL năm 2014 quy định nghiệp vụ giám sát hàng hóa xuất từ địa điểm tập kết, kiểm tra qua cửa khẩu phụ, điểm thông quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn 12746/TCHQ-GSQL năm 2014 thực hiện kiểm tra, giám sát phương tiện xuất nhập cảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu biên giới do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn 13661/TCHQ-HTQT năm 2014 thực hiện bước 4 mô hình kiểm tra một cửa, một điểm dừng tại cửa khẩu Lao Bảo- Đen-sa-vẳn do Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 13661/TCHQ-HTQT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 12/11/2014
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Vũ Ngọc Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra