Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số: 1266-CV/VPTW/nb | Hà Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2012 |
Kính gửi: | - Các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, |
Theo đề nghị của các tỉnh ủy, thành ủy, Văn phòng Trung ương Đảng sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Công văn số 141-CV/VPTW/nb, ngày 17-3-2011 về chế độ đảng phí như sau:
1- Quy định tại điểm 1, mục I về mức đóng đảng phí của “đảng viên trong các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương (tiền lương theo ngạch bậc, tiền lương tăng thêm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền), các khoản phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội; tiền công” thu nhập tính đóng đảng phí của đảng viên bao gồm:
- Tiền lương theo ngạch bậc, tiền lương tăng thêm do thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, ngày 17-10-2005 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 03/2006/TTLT-BTC-BNV, ngày 17-01-2006 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ.
- Các khoản phụ cấp chức vụ, thâm niên vượt khung, thâm niên nghề được tính đóng bảo hiểm xã hội.
- Đảng viên là đối tượng hưởng chế độ tiền công thì đóng đảng phí hàng tháng bằng 1% tiền công được hưởng.
- Các khoản phụ cấp không tính thu nhập đóng đảng phí, như: phụ cấp thu hút, ưu đãi, phụ cấp nghề không tính đóng bảo hiểm xã hội.
2- Quy định tại tiết 3.1 điểm 3, mục I “Đảng viên làm việc trong các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế (sự nghiệp kinh tế, giáo dục, y tế, báo chí...), mức đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương (bao gồm cả tiền lương tăng thêm), phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội; tiền công”; thu nhập tính đóng đảng phí bao gồm:
- Tiền lương theo ngạch bậc; tiền lương tăng thêm (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền quyết định và phê duyệt.
- Các khoản thu nhập tăng thêm khác được chi từ quỹ tiền lương của đơn vị.
- Các khoản phụ cấp được tính đóng bảo hiểm xã hội.
- Đảng viên là đối tượng hưởng chế độ tiền công thì đóng đảng phí hằng tháng bằng 1 % tiền công được hưởng.
3- Quy định tại điểm 3.2 “Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, mức đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội; tiền công và các khoản thu nhập khác từ quỹ tiền lương của đơn vị” được hướng dẫn như sau:
- Các khoản thu nhập từ quỹ tiền lương của doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong năm, các khoản tiền lương tăng thêm từ kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.
- Đảng viên là đối tượng hưởng chế độ tiền công thì đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền công được hưởng,
4- Quy định tại khổ 1, tiết a, khoản 1.1, điểm 1 , mục II “Các chi bộ trực thuộc đảng bộ xã, phường, thị trấn; các chi bộ đại đội, chi bộ đồn, tàu biên phòng, tàu hải quân, tàu cảnh sát biển; các chi bộ đài, trạm rada; các chi bộ đóng quân ở các xã biên giới vùng sâu, vùng xa, trên các đảo được trích lại 50%, nộp lên cấp ủy cấp trên 50%”, được hướng dẫn như sau:
- Các chi bộ trực thuộc đảng bộ xã, phường, thị trấn ở các xã biên giới vùng sâu, vùng xa (địa bàn khu vực II (nếu có) và khu vực III theo quy định của Chính phủ).
- Các chi bộ đại đội, chi bộ đồn, tàu biên phòng, tàu hải quân, tàu cảnh sát biển; các chi bộ đài, trạm rada trong đơn vị lực lượng vũ trang đóng quân ở các xã biên giới vùng sâu, vùng xa, trên các đảo (địa bàn khu vực II (nếu có) và khu vực III theo quy định của Chính phủ).
5- Quy định tại khổ 2, tiết 2.1, điểm 2, mục II “Quản lý và sử dụng đảng phí”, được sửa đổi như sau:
- Chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở xã, phường thị trấn; chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở trong các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và tổ chức kinh tế. Số đảng phí trích giữ lại được cân đối vào dự toán chi hoạt động của tổ chức đảng.
- Các đảng ủy khối trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy; các đảng ủy khối trực thuộc Trung ương, số đảng phí trích giữ lại được bổ sung vào kinh phí hoạt động của cấp ủy đảng không trừ vào định mức giao dự toán kinh phí thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
Các nội dung khác thực hiện theo Công văn số 141-CV/VPTW/nb, ngày 17-3-2011 của Văn phòng Trung ương Đảng.
| K/T CHÁNH VĂN PHÒNG |
HƯỚNG DẪN
KHAI LÝ LỊCH CỦA NGƯỜI XIN VÀO ĐẢNG
(Theo Hướng dẫn số 12 - HD/BTCTW ngày 17-05-2012 Hướng dẫn một số vấn đề cụ thể về nghiệp vụ công tác đảng viên)
I. YÊU CẦU
Người vào Đảng phải tự khai trung thực, đầy đủ, rõ ràng các nội dung trong lý lịch; không tẩy xoá, sửa chữa và nhờ người khác viết hộ.
II. NỘI DUNG KHAI
01. Họ và tên đang dùng: Ghi đúng họ, chữ đệm và tên như trong giấy chứng minh thư nhân dân, bằng chữ in hoa. Ví dụ: NGUYỄN VĂN HÙNG
02. Nam, nữ: Là nam thì gạch chữ “nữ", là nữ thì gạch chữ “nam".
03. Họ và tên khai sinh: Ghi đúng họ, chữ đệm và tên ghi trong giấy khai sinh.
04. Bí danh: Ghi các bí danh đã dùng (nếu có).
05. Ngày, tháng, năm sinh: Ghi đúng ngày, tháng, năm sinh đã ghi trong giấy khai sinh.
06. Nơi sinh: Ghi rõ xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thành phố trực thuộc tỉnh), tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) nơi cấp giấy khai sinh theo tên hiện dùng của hệ thống hành chính Nhà nước.
07. Quê quán: Ghi rõ nơi gia đình, họ hàng của cha đẻ sinh sống từ nhiều đời; trường hợp cá biệt có thể ghi theo quê quán của người mẹ hoặc người nuôi dưỡng mình từ nhỏ (nếu không biết rõ bố, mẹ). Ghi địa chỉ như cách ghi ở mục 06).
08. Nơi cư trú:
- Nơi thường trú: Ghi địa chỉ đăng ký thường trú (thôn, xã, huyện, tỉnh, thành phố; số nhà, đường phố, phường, thị xã, quận, thành phố)
- Nơi tạm trú: Bản thân đang tạm trú ở đâu thì viết địa chỉ nơi tạm trú đó.
09. Dân tộc: Ghi tên dân tộc gốc của bản thân như: Kinh, Thái, Tày, Nùng, Mường...(nếu là con lai người nước ngoài thì ghi rõ quốc tịch, dân tộc của bố, mẹ là người nước ngoài).
10. Tôn giáo: Trước khi vào Đảng theo tôn giáo nào thì viết rõ (ví dụ: đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Hồi, đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo... ghi cả chức vụ trong tôn giáo - nếu có), không theo tôn giáo nào thì viết chữ “không”.
11. Nghề nghiệp hiện nay: Ghi rõ công việc chính đang làm (ví dụ: công nhân, nông dân, công chức, viên chức, bác sỹ ngoại khoa, bộ đội, nhà văn, nhà báo, chủ doanh nghiệp...; nếu sống phụ thuộc gia đình thì ghi là học sinh, sinh viên hoặc chưa có việc làm).
12. Trình độ hiện nay:
- Giáo dục phổ thông: Ghi rõ đã học xong lớp mấy, hay tốt nghiệp hệ 10 năm, 12 năm, học phổ thông hay bổ túc (ví dụ: 8/10 phổ thông; 9/12 bổ túc).
- Giáo dục nghề nghiệp (bao gồm trung cấp chuyên nghiệp, và dạy nghề): Ghi theo chứng chỉ, văn bằng đã được cấp (ví dụ: Công nhân kỹ thuật hàn bậc 3, Trung cấp Thú y...).
- Giáo dục đại học và sau đại học (bao gồm trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sỹ): Ghi theo văn bằng đã được cấp, thuộc chuyên ngành nào, học chính quy hay tại chức, chuyên tu (ví dụ: Cao đẳng Sư phạm, Đại học nông nghiệp, Cử nhân Luật tại chức, Kỹ sư cơ khí, Bác sỹ Ngoại khoa, Thạc sỹ kinh tế, Tiến sỹ toán học, Tiến sỹ khoa học...), nếu có nhiều bằng thì ghi tất cả.
- Học hàm: Ghi chức danh được Nhà nước phong (Giáo sư, Phó Giáo sư).
- Lý luận chính trị: Ghi theo chứng chỉ, văn bằng cao nhất đã được cấp như: sơ cấp, trung cấp, cao cấp, cử nhân; học hệ chính quy hay tại chức.
- Ngoại ngữ: Ghi theo văn bằng hoặc chứng chỉ đã được cấp (ví dụ: đại học tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga... hoặc tiếng Anh trình độ A, B...)
- Tin học: Đối với hệ bồi dưỡng thì ghi theo chứng chỉ, chứng nhận đã được cấp (ví dụ: tin học văn phòng; tin học trình độ A, B, C...); nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành tin học thì ghi là đại học.
- Tiếng dân tộc thiểu số: Nói được tiếng dân tộc thiểu số nào thì ghi rõ tên dân tộc đó.
13. Ngày và nơi kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Ghi rõ ngày, tháng, năm và nơi kết nạp vào Đoàn (chi đoàn, đoàn cơ sở, huyện, tỉnh hoặc cơ quan Trung ương).
14. Ngày và nơi kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ nhất (nếu có): Ghi rõ ngày, tháng, năm và nơi kết nạp vào Đảng (chi bộ, đảng bộ cơ sở, huyện, tỉnh hoặc Cơ quan Trung ương).
15. Ngày và nơi công nhận chính thức lần thứ nhất (nếu có): Ghi như mục 14.
16. Người giới thiệu vào Đảng lần thứ nhất (nếu có): Ghi rõ họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác, hiện nay ở đâu của từng người giới thiệu mình vào Đảng, nếu ban chấp hành Đoàn cơ sở giới thiệu thì viết rõ tên đoàn thanh niên cơ sở và tổ chức đoàn thanh niên cấp trên trực tiếp (nếu ban chấp hành công đoàn cơ sở giới thiệu thì cũng viết nội dung tương tự).
17. Lịch sử bản thân: Tóm tắt quá trình từ thời niên thiếu cho đến ngày tham gia hoạt động xã hội (như ngày vào Đoàn thanh niên, ngày nhập ngũ, ngày thoát ly hoặc ngày vào hoạt động trong các tổ chức kinh tế, xã hội, ngày vào học ở các trường đại học, chuyên nghiệp...).
18. Những công tác, chức vụ đã qua: Ghi đầy đủ, rõ ràng, liên tục (theo tháng) từ khi tham gia hoạt động xã hội đến nay, từng thời gian làm việc gì? Ở đâu? Giữ chức vụ gì về Đảng, chính quyền, trong lực lượng vũ trang, các đoàn thể, các tổ chức văn hoá, giáo dục, khoa học, xã hội...(ghi cả thời gian nhập ngũ, xuất ngũ, tái ngũ, đi học, đi chữa bệnh, đi nghỉ mát, tham quan nước ngoài, bị bắt, bị tù, bị đứt liên lạc hoặc không hoạt động nếu có...)
19. Đặc điểm lịch sử: Ghi rõ lý do bị ngừng sinh hoạt đảng (nếu có); có bị bắt, bị tù không (do chính quyền nào, từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào, ở đâu). Có tham gia hoặc có quan hệ với các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội nào ở nước ngoài (làm gì, tổ chức nào, đặt trụ sở ở đâu?). Đã tham gia các chức sắc gì trong tôn giáo.
20. Những lớp đào tạo, bồi dưỡng đã qua: Ghi rõ đã học những lớp lý luận chính trị hay chuyên môn, nghiệp vụ nào, theo chương trình gì; cấp nào mở, tên trường, thời gian học, ở đâu; học chính quy hay tại chức; tên văn bằng hoặc chứng chỉ được cấp.
21. Đi nước ngoài: Ghi rõ thời gian từ tháng năm nào đến tháng năm nào, đi nước nào (chỉ ghi các trường hợp đi học tập, lao động hợp tác, công tác từ 3 tháng trở lên), do cấp nào cử đi.
22. Khen thưởng: Ghi rõ tháng năm, hình thức được khen thưởng (từ giấy khen trở lên), cấp nào quyết định; các danh hiệu được Nhà nước phong tặng: Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang, Nghệ sỹ nhân dân, Nghệ sỹ ưu tú, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân...
23. Kỷ luật: Ghi rõ tháng năm, lý do sai phạm, hình thức kỷ luật (về kỷ luật đảng, chính quyền, đoàn thể từ khiển trách trở lên), cấp nào quyết định.
24. Hoàn cảnh gia đình: Ghi rõ những người chủ yếu trong gia đình như:
- Cha, mẹ đẻ (hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ), cha, mẹ vợ (hoặc cha, mẹ chồng), vợ (hoặc chồng). Ghi rõ: họ và tên, năm sinh, nơi sinh, quê quán; nơi cư trú, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, lịch sử chính trị của từng người qua các thời kỳ:
+ Về hoàn cảnh kinh tế từng người: Ghi rõ thành phần giai cấp trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong cải cách ruộng đất năm 1954 (ở miền Bắc) hoặc trong cải tạo nông, công, thương nghiệp năm 1976 ở các tỉnh, thành phố phía Nam từ Quảng Trị trở vào như: cố nông, bần nông, trung nông, phú nông, địa chủ, công chức, viên chức, dân nghèo, tiểu thương, tiểu chủ, tiểu tư sản, tư sản...(nếu có sự thay đổi thành phần giai cấp cần ghi rõ lý do). Nếu thành phần gia đình chưa được quy định ở các thời điểm nêu trên và hiện nay thì viết như nội dung hướng dẫn ở chỉ tiêu 11 nêu trên.
+ Về lịch sử chính trị của từng người: Ghi rõ đã tham gia tổ chức cách mạng; làm công tác gì, giữ chức vụ gì? Tham gia hoạt động và giữ chức vụ gì trong tổ chức chính quyền, đoàn thể, đảng phái nào... của đế quốc hoặc chế độ cũ; hiện nay, những người đó làm gì? Ở đâu? Nếu chết thì ghi rõ lý do chết, năm nào? Tại đâu?
- Anh, chị, em ruột của bản thân, của vợ (hoặc chồng); các con: Ghi rõ họ tên, năm sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, thái độ chính trị của từng người.
- Đối với ông, bà, nội ngoại: Ghi rõ họ tên, tuổi, nơi cư trú, nghề nghiệp, lịch sử chính trị của từng người.
25. Tự nhận xét: Ghi những ưu, khuyết điểm chính của bản thân về các mặt: phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực công tác và quan hệ quần chúng từ khi phấn đấu vào Đảng đến nay; sự tín nhiệm của quần chúng và đảng viên ở đơn vị công tác đối với bản thân như thế nào?
26. Cam đoan và ký tên: Ghi rõ “Tôi cam đoan đã khai đầy đủ, rõ ràng và chịu trách nhiệm trước Đảng về những điều đã khai trong lý lịch”; ngày, tháng, năm, ký tên, ghi rõ họ tên.
27. Nhận xét của chi ủy chi bộ: Sau khi có kết quả thẩm tra, xác minh của người xin vào Đảng, chi bộ kết luận, chi ủy chi bộ viết rõ bản lý lịch đã khai đúng sự thật chưa? Không đúng ở điểm nào? Có vi phạm tiêu chuẩn lịch sử chính trị và chính trị hiện nay không? Quan điểm, lập trường, phẩm chất đạo đức, lối sống và quan hệ quần chúng... của người xin vào Đảng?
28. Chứng nhận của cấp ủy cơ sở: Sau khi thẩm định lại kết quả thẩm tra, xác minh và làm rõ những vấn đề chưa rõ hoặc còn nghi vấn trong nội dung lý lịch của người xin vào Đảng; tập thể cấp ủy cơ sở xem xét, kết luận thì đồng chí bí thư cấp ủy viết rõ: “chứng nhận lý lịch của đồng chí... khai tại đảng bộ (hoặc chi bộ) cơ sở... là đúng sự thật; không (hoặc có) vi phạm lịch sử chính trị và chính trị hiện nay của người vào Đảng theo quy định của Bộ Chính trị; có đủ (hoặc không đủ) điều kiện về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay để xem xét kết nạp đồng chí ...vào Đảng”, viết rõ ngày, tháng, năm, chức vụ, ký tên, họ và tên, đóng dấu của cấp ủy cơ sở. Trường hợp cấp ủy cơ sở chưa có con dấu, thì cấp ủy cấp trên trực tiếp xác nhận chữ ký của Bí thư cấp ủy cơ sở, ghi rõ chức vụ, ký tên, đóng dấu của cấp ủy.
29. Nhận xét của cấp ủy, tổ chức đảng nơi đến thẩm tra lý lịch của người vào Đảng:
A) Nhận xét của ban thường vụ hoặc của ban chấp hành đảng bộ cơ sở nơi đến thẩm tra
Viết những nội dung cần thiết về lý lịch của người xin vào Đảng do cấp ủy nơi có người xin vào Đảng yêu cầu đã đúng hay chưa đúng hoặc chưa đủ với nội dung người xin vào Đảng đã khai trong lý lịch; tập thể cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy thống nhất nội dung ghi vào mục “Nhận xét của cấp ủy, tổ chức đảng...” ở phần cuối bản “Lý lịch của người xin vào Đảng”. Người thay mặt cấp ủy xác nhận, ký tên, ghi rõ chức vụ, đóng dấu của cấp ủy.
b) Nhận xét của cơ quan tổ chức hoặc của thường trực cấp ủy cấp trên cơ sở (nếu có)
Viết những nội dung cần thiết về lý lịch của người xin vào Đảng do cấp ủy nơi có người xin vào Đảng yêu cầu đã đúng, hay chưa đúng hoặc chưa đủ với nội dung của người xin vào Đảng đã khai trong lý lịch; tập thể thường trực cấp ủy hoặc lãnh đạo ban tổ chức cấp ủy thống nhất nội dung ghi vào mục “Nhận xét của cấp ủy, tổ chức đảng...” ở phần cuối bản “Lý lịch của người xin vào Đảng”. Người thay mặt thường trực cấp ủy hoặc lãnh đạo ban tổ chức xác nhận, ký tên, ghi rõ chức vụ, họ tên và đóng dấu của cấp ủy hoặc của Ban Tổ chức.
ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số: 25-HD/ĐUT | Thủ Dầu Một, ngày 20 tháng 10 năm 2013 |
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH XÉT KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN
1. Các căn cứ
- Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI thông qua ngày 19/01/2011;
- Căn cứ Quy định số 45-QĐ/TW ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương về thi hành Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 05/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW ngày 17/5/2012 của Ban Tổ chức Trung ương về Một số vấn đề về nghiệp vụ công tác Đảng viên và lập biểu thống kê cơ bản trong tổ chức Đảng;
- Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ trường Đại học Thủ Dầu Một lần thứ IV về chỉ tiêu phát triển Đảng trong cả nhiệm kỳ 2010 - 2015 và mỗi năm.
2. Thủ tục hồ sơ
TT | Mẫu biểu | Tên gọi | Người thực hiện |
1 | Mẫu 1-KNĐ | Đơn xin vào đảng. | Người xin vào đảng tự viết tay |
2 | Mẫu 2-KNĐ | Lý lịch của người xin vào đảng. | Người xin vào đảng tự viết tay theo quyển in sẵn (Lưu ý: Nhận xét của Chi ủy - trang 26) |
3 | Mẫu 3-KNĐ | Giấy giới thiệu người vào đảng. | Người được phân công giúp đỡ (1 người - đối với đoàn viên thanh niên, 2 người - đối với đoàn viên công đoàn). |
4 | Mẫu 5A- KNĐ | Ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt. | - Đoàn Khoa (đối với đoàn viên thanh niên). - Tổ Công đoàn Khoa (đối với đoàn viên công đoàn). |
5 | Mẫu 5B- KNĐ | Ý kiến nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với người vào Đảng. | Cấp ủy nơi cư trú thực hiện (khi có phiếu thẩm tra của Đảng ủy Trường) |
6 | Mẫu 4-KNĐ | Nghị quyết Giới thiệu Đoàn viên ưu tú vào đảng | Đoàn Thanh niên Trường thực hiện (nếu người vào Đảng là Đoàn viên) |
7 | Mẫu 4A- KNĐ | Nghị quyết Giới thiệu đoàn viên công đoàn vào Đảng | Công đoàn Trường thực hiện. |
8 | Mẫu 5-KNĐ | Tổng hợp ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy nơi cư trú đối với người vào Đảng | Chi ủy và các tổ chức đoàn thể thực hiện |
9 | Mẫu 6-KNĐ | Nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên | Chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở thực hiện. |
10 | Bản photo Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng theo chương trình quy định của Trung ương. | ||
11 | Đối với sinh viên thì phải kèm theo Bảng điểm mới nhất do Khoa cung cấp. |
3. Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại)
3.1- Bồi dưỡng nhận thức về Đảng
Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm bồi dưỡng chính trị thì do cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp.
3.2- Đơn xin vào Đảng
Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.
Đơn xin vào Đảng phải được viết tay rõ ràng. Lưu ý: không được điền vào mẫu có sẵn,
3.3- Lý lịch của người vào Đảng
a) Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.
b) Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.
3.4- Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm:
- Người vào Đảng.
- Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).
b) Nội dung thẩm tra
- Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống,
- Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
c) Phương pháp thẩm tra
- Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh. Nếu vợ (chồng) người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng). Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi các cấp ủy cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.
- Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn...) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi ủy báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp ủy cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng.
- Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng. Nếu có nội dung nào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ.
- Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp ủy cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước.
- Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì cấp ủy nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp ủy hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Đảng ủy Ngoài nước) để lấy xác nhận; trường hợp có nghi vấn về chính trị thì đến cơ quan an ninh ở trong nước để thẩm tra.
- Người vào Đảng và người thân của người vào Đảng đang làm việc tại cơ quan đại diện, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thì đại diện cấp ủy cơ sở đến nơi làm việc và cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức đó để thẩm tra những vấn đề có liên quan đến chính trị của những người này.
d) Trách nhiệm của các cấp ủy và đảng viên
- Trách nhiệm của chi bộ và cấp ủy cơ sở nơi có người vào Đảng:
+ Kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào Đảng (chi ủy chưa nhận xét và cấp ủy cơ sở chưa chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch).
+ Gửi công văn đề nghị thẩm tra và lý lịch người xin vào Đảng đến cấp ủy cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra; trường hợp cần thiết thì chi bộ cử đảng viên đi thẩm tra. Đảng viên đi thẩm tra có trách nhiệm báo cáo cấp ủy những nội dung được giao bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước Đảng về nội dung đó.
+ Tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người vào Đảng.
- Trách nhiệm của cấp ủy cơ sở và cơ quan nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch:
+ Chỉ đạo chi ủy và cơ quan trực thuộc có liên quan xác nhận vào lý lịch người xin vào Đảng.
+ Cấp ủy cơ sở nơi đến thẩm tra: Thẩm định, ghi nội dung cần thiết về lý lịch của người xin vào Đảng do cấp ủy nơi có người xin vào Đảng yêu cầu đã đúng, hay chưa đúng hoặc chưa đủ với nội dung người xin vào Đảng đã khai trong lý lịch; tập thể cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy thống nhất nội dung ghi vào mục “Nhận xét của cấp ủy, tổ chức đảng...” ở phần cuối bản “Lý lịch của người xin vào Đảng”. Người thay mặt cấp ủy xác nhận, ký tên, ghi rõ chức vụ đóng dấu vào lý lịch và gửi cho cấp ủy cơ sở có yêu cầu; nếu gửi theo đường công văn thì không để chậm quá 30 ngày làm việc (ở trong nước), 90 ngày làm việc (ở ngoài nước) kể từ khi nhận được Công văn đề nghị thẩm tra lý lịch.
+ Tập thể lãnh đạo ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi được yêu cầu thẩm tra lý lịch thống nhất về nội dung trước khi xác nhận vào lý lịch của người xin vào Đảng.
đ) Kinh phí chi cho việc đi thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
Ở các cơ quan thụ hưởng ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, cước gửi công văn thẩm tra, công tác phí cho đảng viên đi thẩm tra được thanh toán theo quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước; ở các đơn vị khác nếu có khó khăn về kinh phí thì cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng cấp kinh phí.
3.5- Lấy ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy nơi người vào Đảng cư trú
Chi ủy tổ chức lấy ý kiến của đại diện các đoàn thể chính trị - xã hội mà người vào Đảng là thành viên; lấy ý kiến nhận xét của chi ủy nơi cư trú của người vào Đảng; sau đó tổng hợp thành văn bản (theo mẫu).
3.6- Nghị quyết của chi bộ và cấp ủy cơ sở xét kết nạp người vào Đảng
a) Chi bộ xem xét: Đơn xin vào Đảng; lý lịch của người vào Đảng; văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức; nghị quyết giới thiệu đoàn viên của ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc nghị quyết giới thiệu đoàn viên công đoàn của ban chấp hành công đoàn cơ sở; bản tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú.
b) Nếu được hai phần ba số đảng viên chính thức trở lên đồng ý kết nạp người vào Đảng thì chi bộ ra nghị quyết đề nghị cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định.
Nghị quyết nêu rõ kết luận của chi bộ về lý lịch; ý thức giác ngộ chính trị; ưu, khuyết điểm về phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác; quan hệ quần chúng... của người vào Đảng; số đảng viên chính thức tán thành, không tán thành.
c) Tập thể đảng ủy cơ sở thảo luận, biểu quyết, nếu được hai phần ba số cấp ủy viên trở lên đồng ý thì ra nghị quyết đề nghị cấp ủy cấp trên xét kết nạp.
3.7- Tổ chức lễ kết nạp đảng viên
a) Lễ kết nạp đảng viên phải được tổ chức trang nghiêm; tiến hành kết nạp từng người một (nếu kết nạp từ hai người trở lên trong cùng một buổi lễ).
b) Trang trí lễ kết nạp (nhìn từ dưới lên): Trên cùng là khẩu hiệu “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm”; cờ Đảng, cờ Tổ quốc, tượng hoặc ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh (bên trái), ảnh Mác-Lênin (bên phải), tiêu đề: “Lễ kết nạp đảng viên”.
c) Chương trình buổi lễ kết nạp
- Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca);
- Tuyên bố lý do; giới thiệu đại biểu;
- Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi ủy đọc quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền;
- Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ;
- Đại diện chi ủy nói rõ nhiệm vụ, quyền hạn của người đảng viên, nhiệm vụ của chi bộ và phân công đảng viên chính thức giúp đỡ đảng viên dự bị;
- Đại diện cấp ủy cấp trên phát biểu ý kiến (nếu có);
- Bế mạc (hát Quốc ca, Quốc tế ca).
4. Sau khi kết nạp
- Chi ủy ghi ngày tổ chức lễ kết nạp vào Quyết định kết nạp, ký tên và gởi cho Văn phòng Đảng ủy Trường để lưu vào hồ sơ của đảng viên.
- Biên bản kết nạp đảng (mẫu kèm theo)
- Đảng viên viết 01 quyển Lý lịch đảng viên (theo Mẫu 1-HSĐV) và 02 Phiếu đảng viên (theo Mẫu 2-HSĐV), cả 2 mẫu này chi bộ nhận tại Văn phòng Đảng ủy Trường để phát cho đảng viên. Sau khi đảng viên viết xong, chi ủy chi bộ và cấp ủy cơ sở xác nhận vào Phiếu đảng viên, cấp ủy cơ sở chứng nhận vào Lý lịch Đảng viên, gởi Lý lịch đảng viên và Phiếu đảng viên cho Văn phòng Đảng ủy để cập nhật cơ sở dữ liệu và lưu vào hồ sơ đảng viên.
- Chi ủy cử đảng viên mới học lớp bồi dưỡng Lý luận chính trị dành cho đảng viên mới kết nạp (khi có thông báo mở lớp của Văn phòng Đảng ủy, thông thường vào Quý 1 mỗi năm).
| T/M BAN CHẤP HÀNH |
- 1Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước
- 2Thông tư liên tịch 03/2006/TTLT-BTC-BNV hướng dẫn Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước do Bộ Tài chính - Bội Nội vụ cùng ban hành
Công văn 1266-CV/VPTW/nb năm 2012 hướng dẫn bổ sung Công văn 141-CV/VPTW/nb thực hiện chế độ đảng phí do Văn phòng Ban chấp hành Trung ương ban hành
- Số hiệu: 1266-CV/VPTW/nb
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 05/03/2012
- Nơi ban hành: Ban Chấp hành Trung ương
- Người ký: Nguyễn Huy Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra