- 1Quyết định 15/2006/QĐ-BKHCN về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Quyết định 45/2002/QĐ-TTg về nội dung quản lý nhà nước về mã số vạch và cơ quan quản lý nhà nước về mã số vạch do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- 4Nghị định 132/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- 5Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- 6Nghị định 74/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 132/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1006/TĐC-HCHQ | Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2020 |
Kính gửi: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã nhận được công văn số 34/2020/CV-VASEP ngày 31/3/2020 của Quý Hiệp hội về kiến nghị giải quyết vướng mắc trong quy định về mã số, mã vạch (MSMV) trên bao bì hàng xuất khẩu. Sau khi nghiên cứu, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có ý kiến như sau:
1. Về cơ sở pháp lý:
a) MSMV là yếu tố gắn liền với hoạt động quản lý chất lượng. MSMV có các lợi ích và ứng dụng cơ bản giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa; quản lý chuỗi cung ứng và tạo thuận lợi cho thương mại. Do đó, việc quy định quản lý MSMV tại các văn bản hướng dẫn luật là phù hợp với quy định về quản lý chất lượng tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
b) Trước khi Nghị định số 74/2018/NĐ-CP được ban hành, việc quản lý MSMV thực hiện theo quy định tại Quyết định số 45/2002/QĐ-TTg ngày 27/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ quy định nội dung quản lý nhà nước về mã số mã vạch và cơ quan quản lý nhà nước về mã số mã vạch và Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngay 23/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch. Theo quy định tại Điều 15 của Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch: “Các tổ chức/doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam muốn sử dụng Mã nước ngoài (bao gồm cả mã UCC của Mỹ và Canada) để in trên sản phẩm của mình nhằm phục vụ cho mục đích chỉ để xuất khẩu, phải được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc được tổ chức nước ngoài chủ sở hữu ủy quyền sử dụng mã số nước ngoài thông qua thư ủy quyền, hợp đồng sử dụng hoặc các hình thức ủy quyền khác. Sau khi được cấp hoặc được ủy quyền sử dụng mã số nước ngoài, tổ chức sử dụng phải thông báo việc sử dụng mã số nước ngoài với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng bằng văn bản, gửi kèm theo bản sao giấy phép sử dụng, thư ủy quyền, hợp đồng sử dụng hoặc bằng chứng ủy quyền khác”.
Như vậy, việc quy định quản lý việc sử dụng MSMV nước ngoài đã được quy định và thực hiện trước khi Nghị định số 74/2018/NĐ-CP được ban hành.
c) Tại Điều 32 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định “Người xuất khẩu hàng hóa phải bảo đảm hàng hóa xuất khẩu phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh thổ có liên quan".
Vì vậy, người xuất khẩu phải bảo đảm hàng hóa xuất khẩu ghi nhãn theo hợp đồng với nhà nhập khẩu với điều kiện không làm sai lệch bản chất của hàng hóa, không vi phạm pháp luật của Việt Nam và nước nhập khẩu.
d) Để bảo đảm việc quản lý được chặt chẽ, phù hợp với các quy định của tổ chức mã số, mã vạch quốc tế GS1, tránh trường hợp sản xuất hàng giả, hàng nhái, tại điểm b khoản 2 Điều 19b Nghị định số 132/2008/NĐ-CP (được bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP) đã quy định như sau:
“Đối với tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam sử dụng mã nước ngoài theo chuẩn của tổ chức mã số, mã vạch quốc tế GS1:
a) Phải được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc được chủ sở hữu của mã nước ngoài ủy quyền sử dụng;
b) Trường hợp được chủ sở hữu mã nước ngoài ủy quyền sử dụng, tổ chức phải thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được xác nhận việc sử dụng mã nước ngoài”.
Tại điểm c khoản 1 Điều 4 và điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP (được bổ sung tại khoản 2, khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP) đã quy định “Trường hợp sử dụng mã số, mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa hoặc bao bì sản phẩm, hàng hóa, phải tuân thủ theo quy định tại Điều 19b Nghị định này".
Tại điểm đ khoản 1 Điều 32 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP đã quy định hành vi vi phạm: “Không thông báo bằng văn bản, kèm tài liệu chứng minh việc được sử dụng mã số nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền khi sử dụng mã số nước ngoài cho sản phẩm, hàng hóa sản xuất, gia công hoặc bao gói tại Việt Nam".
Như vậy, theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP, việc sử dụng MSMV (bao gồm cả sử dụng mã nước ngoài) không phải là hoạt động bắt buộc. Tuy nhiên, trường hợp sử dụng mã nước ngoài để in trên bao bì hàng hóa thì phải tuân thủ các quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP nêu trên.
2. Giải quyết một số khó khăn, vướng mắc đối với việc sử dụng mã nước ngoài:
a) Về thủ tục cấp Giấy xác nhận:
Trung tâm Mã số, Mã vạch Quốc gia thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị các tổ chức, cá nhân cung cấp thư ủy quyền có thời hạn ủy quyền và tài liệu tiếng nước ngoài phải kèm bản dịch thuật tiếng Việt là phù hợp. Đồng thời, Giấy xác nhận cấp cho tổ chức, cá nhân sẽ có giá trị theo thời hạn ủy quyền của chủ sở hữu mã nước ngoài, không phải là 06 tháng như Quý Hiệp hội nêu.
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cũng đã chỉ đạo Trung tâm Mã số, Mã vạch Quốc gia ưu tiên xử lý các hồ sơ của tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy xác nhận sử dụng mã nước ngoài trong thời gian sớm nhất (trong thời gian 01 ngày làm việc).
b) Về phí cấp xác nhận sử dụng mã nước ngoài:
Về nội dung này, ngay từ nửa đầu tháng 3/2020, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã có văn bản báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ để phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, giảm mức phí để hỗ trợ tổ chức, cá nhân trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như hiện nay.
c) Về việc sớm đưa thủ tục cấp MSMV, đăng ký/xác nhận sử dụng mã nước ngoài thành thủ tục online điện tử, tích hợp với Cổng thông tin một cửa quốc gia:
Các thủ tục này đã được ứng dụng công nghệ thông tin để tiến hành kê khai hồ sơ trực tuyến từ năm 2017, triển khai chính thức từ đầu năm 2018 và hiện nay, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đang nghiên cứu để tích hợp với Cổng thông tin một cửa Quốc gia (Quý III/2020).
d) Về việc phân cấp thủ tục cấp MSMV cho Sở Khoa học và Công nghệ các địa phương hoặc quản lý theo khu vực:
Kiến nghị này của Quý Hiệp hội là chưa hợp lý vì các lý do sau:
- Theo thông lệ quốc tế, mỗi nước sẽ có một đại diện duy nhất tham gia vào Tổ chức mã số mã vạch toàn cầu (GS1). Tổ chức GS1 có trách nhiệm xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc tế về mã số, mã vạch, quy định các thủ tục quản lý, sử dụng và cung cấp các dịch vụ có liên quan. Tổ chức GS1 có các thành viên làm đại diện tại mỗi nước, tại Việt Nam là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Bên cạnh đó, hiện nay, các thủ tục cấp MSMV đều được thực hiện trực tuyến thông qua trang đăng ký mã số, mã vạch của Trung tâm Mã số, Mã vạch Quốc gia (http://vnpc.gs1.gov.vn).
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có ý kiến để Quý Hiệp hội biết./.
Nơi nhận: | TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 545/TCHQ-GSQL năm 2019 vướng mắc liên quan đến sử dụng mã số mã vạch và ghi nhãn hàng hóa do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Công văn 2417/TCHQ-ĐTCBL năm 2020 về xử lý vi phạm về sử dụng mã số, mã vạch đối với hàng hóa xuất khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Thông tư 10/2020/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 132/2008/NĐ-CP và 74/2018/NĐ-CP về sử dụng mã số, mã vạch do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 1Quyết định 15/2006/QĐ-BKHCN về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Quyết định 45/2002/QĐ-TTg về nội dung quản lý nhà nước về mã số vạch và cơ quan quản lý nhà nước về mã số vạch do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- 4Nghị định 132/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- 5Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- 6Nghị định 74/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 132/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- 7Công văn 545/TCHQ-GSQL năm 2019 vướng mắc liên quan đến sử dụng mã số mã vạch và ghi nhãn hàng hóa do Tổng cục Hải quan ban hành
- 8Công văn 2417/TCHQ-ĐTCBL năm 2020 về xử lý vi phạm về sử dụng mã số, mã vạch đối với hàng hóa xuất khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 9Thông tư 10/2020/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 132/2008/NĐ-CP và 74/2018/NĐ-CP về sử dụng mã số, mã vạch do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Công văn 1006/TĐC-HCHQ năm 2020 vướng mắc trong quy định về mã số, mã vạch trên bao bì hàng xuất khẩu do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành
- Số hiệu: 1006/TĐC-HCHQ
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 08/04/2020
- Nơi ban hành: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng
- Người ký: Trần Văn Vinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/04/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực