Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/1998/CT-UB-KT | TP. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 6 năm 1998 |
CHỈ THỊ
VỀ CÔNG TÁC PHÒNG - CHỐNG LỤT, BÃO VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI NĂM 1998.
Tình hình môi trường, khí hậu ở nước ta những năm gần đây có nhiều biến đổi không bình thường, gây tổn thất lớn về người và tài sản. Riêng ở thành phố Hồ Chí Minh thiên tai xảy ra liên tiếp hai năm nay ; năm 1996 ngập lụt ở vùng Tây Nam thành phố, năm 1997 cơn bão số 5 gây thiệt hại đáng kể ở huyện Cần Giờ. Đầu năm 1998 hạn hán kéo dài, nước mặn xâm nhập sâu vào các sông rạch, tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Ngoài ra, lốc xoáy, sấm sét, sụp lở nhà,... hàng năm đều gây thiệt hại rải rác ở một số quận-huyện. Theo thông báo của Trung tâm Quốc gia dự báo khí tượng thủy văn, mùa mưa sắp tới thời tiết sẽ diễn biến phức tạp, khó lường trước những nguy hiểm có thể xảy ra.
Để thực hiện tốt Pháp lệnh phòng - chống lụt bão của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 08-3-1993, các Chỉ thị số 12/1998/CT-TTg ngày 21-3-1998 về Công tác phòng - chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai năm 1998, Chỉ thị số 07/1998/CT-TTg ngày 05-02-1998 về Xây dựng kế hoạch tìm kiếm, cứu nạn từ Trung ương đến địa phương của Thủ tướng Chính phủ và rút kinh nghiệm trong những năm qua, đặc biệt là qua cơn bão số 5, nhằm kịp thời ứng phó khi có lụt bão xảy ra để hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất ;
Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố và Trung ương đóng trên địa bàn thành phố cần phải tổ chức thực hiện thật tốt những công việc chủ yếu sau đây :
1. Tổ chức tổng kết công tác phòng - chống lụt bão năm 1997, nghiêm túc kiểm điểm và rút kinh nghiệm qua cơn bão số 5 ở từng ngành, quận-huyện. Khắc phục khuyết - nhược điểm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ sắp tới thật thiết thực, cụ thể, sát hợp theo đặc điểm của từng ngành và địa phương. Phát huy tính chủ động, sáng tạo, chuẩn bị chu đáo các phương án, kế hoạch, lực lượng, phương tiện để xử lý kịp thời khi có thiên tai. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức về tác hại to lớn của lụt bão, làm tốt hơn nữa công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai.
2. Các sở-ngành, cơ quan, theo chức năng, nhiệm vụ của mình, kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các cấp, tiến hành kiểm tra các công trình xây dựng do ngành, đơn vị quản lý ; lập kế hoạch, phương án, biện pháp bảo vệ các cơ sở vật chất kỹ thuật công trình. Bố trí tiến độ thi công thích hợp để hạn chế thiệt hại khi có mưa to, lụt, bão hoặc các dạng thiên tai khác. Kiên quyết xử lý, không để việc xây dựng, san lấp mặt bằng làm tắc nghẽn dòng chảy hoặc gây ngập úng, ô nhiễm sinh thái môi trường.
3. Các cơ quan, đơn vị đóng ở các quận nội thành, các khu vực đô thị hóa, vùng đông dân cư có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu-thủ công nghiệp, phải phối hợp với các sở-ngành thành phố để kiểm tra hệ thống điện, kho tàng, bến bãi (vật tư, thiết bị, hàng hóa lương thực, thực phẩm,...), hệ thống thoát nước, thông tin liên lạc, nhà ở, các chung cư, trạm, trại, chợ, cây xanh dễ ngã,... Trên cơ sở đó lập phương án, kế hoạch phòng tránh khi có mưa to, gió lớn, bão lụt nhằm giảm thiệt hại thấp nhất cho người và tài sản.
4. Các quận ven, huyện có sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp, tổ chức kiểm tra các công trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng, đường giao thông ở vùng có các mức độ ngập, để sửa chữa, tu bổ hoặc xây dựng các công trình tiêu thoát nước ; nạo vét kênh mương, sửa chữa trạm bơm nhằm bảo vệ sản xuất vụ hè thu, vụ mùa, ao hồ nuôi trồng thủy sản và các công trình hạ tầng cơ sở khác.
5. Các quận -huyện, phường -xã, cơ quan, đơn vị phải tích cực thu quỹ phòng -chống lụt bão và trích nộp các khoản theo quy định.
Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố, Sở Tài chánh thành phố, Sở Lao động-Thương binh và xã hội thành phố có trách nhiệm phối hợp và hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện việc thu và sử dụng quỹ phòng -chống lụt bão theo đúng Nghị định số 50/CP ngày 10-5-1997 của Chính phủ.
Nguồn vốn từ ngân sách, quỹ phòng -chống lụt bão và các nguồn hỗ trợ của Nhà nước cho vay để khắc phục hậu quả do cơn bão số 5, phải sử dụng đúng mục đích và khẩn trương giải ngân, quyết toán đầy đủ theo quy định của Nhà nước.
6. Các ngành, các cấp nhanh chóng lập kế hoạch và phương án phòng -chống lụt bão năm 1998, kể cả chống hạn hán, ngập úng, thoát nước, tìm kiếm cứu nạn, kiện toàn Ban chỉ huy phòng- chống lụt bão của địa phương, đơn vị mình và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên; tổ chức trực ban suốt ngày đêm 24/24 giờ trong suốt mùa mưa bão, kể cả ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ.
7. Giao Thường trực Ban chỉ huy phòng - chống lụt bão thành phố trách nhiệm phối hợp với Phân Ban chỉ đạo phòng - chống lụt bão miền Nam, Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, Ban chỉ huy phòng - chống lụt bão Bưu điện thành phố, Bộ Chỉ huy quân sự thành phố, Ban chỉ huy phòng - chống lụt bão hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng, Thác Mơ, Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm-cứu nạn và các tỉnh lân cận, để thu thập thông tin, dự báo tình hình thời tiết, thủy văn và xả lũ của các hồ ở thượng lưu. Đồng thời, chuẩn bị chu đáo dự phòng thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm, nước uống để cứu tế và phương tiện, lực lượng để tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả rủi ro do tai nạn hoặc thiên tai.
Phát huy cao tinh thần trách nhiệm và hết sức đề cao cảnh giác đối với thiên tai; các ngành, các cấp, các đơn vị cần quán triệt phương châm 4 tại chỗ : lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ; phải chủ động, linh hoạt, sáng tạo, chuẩn bị đầy đủ trước, trong và sau mùa mưa lũ, nhằm phòng - chống lụt bão có hiệu quả, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất và nhanh chóng khắc phục hậu quả, sớm ổn định sản xuất và đời sống nhân dân.
Ban chỉ huy phòng - chống lụt, bão thành phố thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các ngành, các cấp việc tổ chức thực hiện Chỉ thị này; đồng thời tổng hợp tình hình, báo cáo kết quả thực hiện, những khó khăn vướng mắc về Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố để kịp thời chỉ đạo và giải quyết.-
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
- 1Quyết định 05/2002/QĐ-UB bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật ban hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 đến ngày 31 tháng 12 năm 1999, đã hết hiệu lực thi hành do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 101/2001/QĐ-UB bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 đến ngày 31 tháng 12 năm 1999, đã hết hiệu lực thi hành do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Quyết định 05/2002/QĐ-UB bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật ban hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 đến ngày 31 tháng 12 năm 1999, đã hết hiệu lực thi hành do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 101/2001/QĐ-UB bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 đến ngày 31 tháng 12 năm 1999, đã hết hiệu lực thi hành do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Pháp lệnh Phòng chống lụt bão năm 1993
- 2Nghị định 50-CP năm 1997 về Quy chế thành lập và hoạt động của quỹ phòng, chống lụt, bão của địa phương
- 3Chỉ thị 07/1998/CT-TTg về xây dựng kế hoạch tìm kiếm - cứu nạn từ Trung ương đến các địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 12/1998/CT-TTg về công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai năm 1998 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chỉ thị 25/1998/CT-UB-KT về công tác phòng - chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai năm 1998 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 25/1998/CT-UB-KT
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 16/06/1998
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Lê Thanh Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra