- 1Quyết định 89/2005/QĐ-BNN về Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004
- 3Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và ăn quả lâu năm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/CT-UBND | Sơn La, ngày 24 tháng 6 năm 2014 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIỐNG CÂY TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
Trong những năm gần đây, công tác tuyên truyền vận động triển khai thực hiện quản lý giống cây trồng theo Pháp lệnh giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Sơn La đã thu được nhiều thành tích đáng kể, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh. Hệ thống sản xuất, kinh doanh giống trên địa bàn tỉnh đã được hình thành và từng bước phát triển. Việc sản xuất và cung ứng giống cây trồng có chất lượng cho nhân dân đã đạt được những kết quả bước đầu, đáp ứng nhu cầu sản xuất trong trong tỉnh.
Tuy nhiên, hiện nay tình hình sản xuất, kinh doanh cung ứng giống cây trồng trên địa bàn tỉnh vẫn nhiều yếu kém sản xuất cây giống không đúng quy trình kỹ thuật, không rõ nguồn gốc giống, chất lượng hạt giống không đảm bảo do khai thác trực tiếp từ các vườn sản xuất đại trà; hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về giống cây trồng hoạt động chưa thống nhất; kiểm dịch thực vật chưa chặt chẽ.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, tạo sự chuyển biến rõ rệt đảm bảo nâng cao công tác quản lý nhà nước đối với giống cây trồng trên địa bàn toàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tiếp tục tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giống cây trồng để giúp các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hiểu đúng và thực hiện đầy đủ các quy định Nhà nước về quản lý, nâng cao hiểu biết về chất lượng, danh mục các giống cây trồng mới, lợi ích của việc sử dụng giống mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Quản lý chặt chẽ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, giống cây trồng, đảm bảo chất lượng, rõ nguồn gốc các giống cây trồng theo đúng quy định hiện hành.
- Tổ chức tốt công tác công nhận, quản lý nguồn giống đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm từ khâu công nhận cây đầu dòng và công nhận vườn cây đầu dòng, tiếp nhận bản công bố hợp quy chất lượng giống cây trồng, hướng dẫn quản lý, khai thác có hiệu quả nguồn giống được công nhận; ghi mã hiệu nguồn giống; Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn về giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm theo Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.
- Tăng cường quản lý theo dõi, giám sát việc khảo nghiệm, sản xuất thử giống cây trồng nông nghiệp mới của các tổ chức, cá nhân thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh; Nhận xét kết quả sản xuất thử và đề xuất công nhận đặc cách giống mới theo đúng quy định hiện hành.
- Thực hiện công tác kiểm dịch thực vật theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật đối với những giống cây trồng xuất khẩu và nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tiến hành đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá, phân loại các cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về việc kiểm tra đánh giá các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Tăng cường tái kiểm tra đối với những cơ sở đạt loại C; kiên quyết đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh đối với những cơ sở không đủ điều kiện.
- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát các đơn vị sản xuất cung ứng giống cây trồng trên địa bàn tỉnh làm tốt công tác nhân giống, chăm sóc, bảo vệ cây giống để đảm bảo cung ứng đủ số lượng chủng loại, chất lượng cây giống đáp ứng mùa vụ và kế hoạch trồng rừng, nâng cao tỷ lệ thành rừng, năng suất và chất lượng trồng rừng.
- Thực hiện chế độ thanh tra, kiểm tra thường xuyên các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất và kinh doanh giống cây trồng về điều kiện sản xuất, kinh doanh chất lượng, ghi nhãn hàng hóa, điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng; Tăng cường quản lý chất lượng giống từ khâu sản xuất đến lưu thông để có các biện pháp chấn chỉnh kịp thời về chất lượng giống; thu hồi giấy chứng nhận về chất lượng giống, nguồn gốc giống nếu tổ chức, cá nhân vi phạm và kiên quyết xử lý nghiêm những đối với các tổ chức, cá nhân có vi phạm đến hoạt động sản xuất và kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn.
- Thường xuyên công bố công khai các đơn vị sản xuất kinh doanh giống cây trồng đủ điều kiện; danh sách nguồn giống được công nhận, công nhận lại hoặc bị hủy bỏ hiệu lực công nhận trên trang Website của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổ chức, cá nhân có nhu cầu về giống được biết, lựa chọn sử dụng giống đảm bảo chất lượng.
2. Sở Công Thương
Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân, cơ sở dịch vụ sản xuất, kinh doanh giống cây trồng về đăng ký kinh doanh, các điều kiện kinh doanh, hóa đơn, chứng từ liên quan đến hàng hóa, kiểm tra về nhãn hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ, niêm yết giá, bán theo giá niêm yết và các hành vi vi phạm khác trong hoạt động thương mại đối với giống cây trồng trên địa bàn toàn tỉnh.
3. Sở Tài chính
Sở Tài chính phối hợp với Kho bạc Nhà nước Sơn La kiểm soát chặt chẽ việc giải ngân, thanh quyết toán kinh phí cho hạng mục cây giống trồng rừng quy định tại Điều 39, 40, Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành quy chế quản lý giống cây lâm nghiệp. Kiên quyết không giải ngân, thanh quyết toán đối với hồ sơ không đảm bảo theo quy định.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn; các phòng, ban chuyên môn tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng với các tổ chức, đơn vị, cá nhân trên địa bàn quản lý theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Kiểm tra giám sát với các tổ chức đơn vị, cá nhân sản xuất kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn huyện, thành phố quản lý, nhất là đơn vị cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ, đặc biệt quan tâm đến nguồn gốc các lô vật liệu giống đưa vào sản xuất; kiên quyết không cho phép sử dụng lô giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ, lô giống nhiễm các nhóm sâu bệnh trong danh mục kiểm dịch nghiêm ngặt, tiến hành thu hồi, xử lý tiêu hủy theo quy định.
- Giống cây trồng đưa vào sản xuất phải đảm bảo chất lượng, rõ nguồn gốc, theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt đối với những giống cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm, cây lâm nghiệp đưa vào trồng mới phải đảm bảo lấy từ nguồn giống được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
- Hàng vụ trong năm tiến hành rà soát các tổ chức, cá nhân có hoạt động thực hiện khảo nghiệm, sản xuất thử giống cây trồng mới trên địa bàn và thông báo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- UBND các huyện, thành phố chỉ đạo phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với Kho bạc Nhà nước các huyện, thành phố kiểm soát chặt chẽ việc giải ngân, thanh quyết toán kinh phí cho hạng mục cây giống trồng rừng quy định tại Điều 39, 40, Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành quy chế quản lý giống cây lâm nghiệp. Kiên quyết không giải ngân, thanh quyết toán đối với hồ sơ không đảm bảo theo quy định.
- UBND các huyện, thành phố thành lập đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra, đánh giá, phân loại đối với các cơ sở là hộ, cá nhân sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn; kiên quyết đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh đối với những cơ sở không đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về việc kiểm tra đánh giá các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông, lâm, thủy sản.
- Thực hiện chế độ thanh tra, kiểm tra thường xuyên các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất và kinh doanh giống về điều kiện sản xuất, kinh doanh chất lượng, ghi nhãn hàng hóa, điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, kiên quyết xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có vi phạm đến hoạt động sản xuất và kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn.
5. Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất và kinh doanh giống cây trồng
- Các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng phải tuân thủ thực hiện theo đúng Pháp lệnh Giống cây trồng và đáp ứng đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh theo pháp luật quy định.
- Thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo đúng quy định; Sản xuất, kinh doanh giống cây trồng theo đúng tiêu chuẩn chất lượng đã công bố. Chỉ được phép sản xuất, kinh doanh những giống cây trồng có trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam, giống cây trồng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận.
- Các tổ chức, cá nhân có hoạt động khảo nghiệm giống cây trồng mới, sản xuất thử hoặc được uỷ quyền sản xuất thử, xây dựng trình diễn giống cây trồng mới chưa có trong cơ cấu giống của tỉnh phải tuân thủ theo đúng quy định pháp luật hiện hành và báo cáo về tên giống, địa điểm, diện tích, thời gian sản xuất về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau khi kết thúc thời vụ gieo trồng 30 ngày để theo dõi, giám sát.
- Trong quá trình sản xuất, kinh doanh nếu phát hiện những dấu hiệu giống không có nguồn gốc, giống kém chất lượng phải báo ngay cho các cơ quan chức năng tại địa phương xem xét, giải quyết.
- Khi xuất, nhập giống cây trồng phải có xác nhận kiểm dịch thực vật của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể
Đề nghị các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể, các hội ngành nghề vận động hội viên, đoàn viên tích cực tham gia tuyên truyền thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về quản lý giống cây trồng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho hộ sản xuất.
Yêu cầu Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tư; Kho Bạc Nhà nước Sơn La; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất và kinh doanh giống cây trồng triển khai thực hiện tốt Chỉ thị này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 36/1999/CT-UB-CNN thực hiện Nghị định 07/CP và Thông tư 02/NN-KNKL/TT về quản lý giống cây trồng do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Chỉ thị 08/2012/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 3Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2013 về tăng cường công tác quản lý giống, thức ăn, hóa chất, thuốc thú y thủy sản, chế phẩm sinh học sử dụng trong nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 4Chỉ thị 17/2008/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý giống cây trồng do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 5Nghị quyết 112/2015/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển Cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2015 - 2020
- 6Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý giống, thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 7Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý giống cây trồng nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 1Quyết định 89/2005/QĐ-BNN về Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004
- 3Chỉ thị 36/1999/CT-UB-CNN thực hiện Nghị định 07/CP và Thông tư 02/NN-KNKL/TT về quản lý giống cây trồng do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và ăn quả lâu năm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Chỉ thị 08/2012/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 7Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2013 về tăng cường công tác quản lý giống, thức ăn, hóa chất, thuốc thú y thủy sản, chế phẩm sinh học sử dụng trong nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 8Chỉ thị 17/2008/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý giống cây trồng do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 9Nghị quyết 112/2015/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển Cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2015 - 2020
- 10Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý giống, thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 11Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý giống cây trồng nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La
Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác quản lý giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Sơn La
- Số hiệu: 15/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 24/06/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Cầm Văn Chính
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/06/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực