Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/CT-UBND | Đồng Nai, ngày 22 tháng 6 năm 2020 |
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤU GIÁ TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
Luật Đấu giá tài sản đã được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 17/11/2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2017. Ngày 16/5/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 62/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu giá tài sản. Đây là khung pháp lý quan trọng để điều chỉnh hoạt động đấu giá tài sản. Qua hơn 03 năm tổ chức triển khai thi hành Luật Đấu giá tài sản và Nghị định số 62/2017/NĐ-CP của Chính phủ, công tác quản lý về hoạt động đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh từng bước đi vào nề nếp, bước đầu đã đạt được kết quả tốt, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, công tác quản lý nhà nước ở lĩnh vực này còn có những khó khăn, vướng mắc, nhất là trong đấu giá tài sản công, đấu giá quyền sử dụng đất, đấu giá tài sản trong việc thi hành án và các tài sản có giá trị lớn khác. Nhiều việc tổ chức đấu giá chưa công khai, minh bạch, chưa tuân thủ theo trình tự, thủ tục luật định. Một số vụ việc có dấu hiệu thông đồng dìm giá, gây thiệt hại cho nhà nước, cơ quan, tổ chức có tài sản. Trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa các ngành, các cấp trong lĩnh vực đấu giá tài sản, bàn giao tài sản sau đấu giá chưa cao,... Từ đó, đã làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu giá, cá biệt có vụ việc gây nên khiếu kiện kéo dài ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.
Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật, kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập, đồng thời đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động đấu giá tài sản; chống thất thoát tài sản Nhà nước; phòng, chống tham nhũng; ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Thực hiện nghiêm quy định của Luật Đấu giá tài sản, Luật Quản lý và sử dụng tài sản công, Luật Đất đai và các quy định pháp luật liên quan để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong hoạt động đấu giá, tăng cường công khai minh bạch, làm lành mạnh hoạt động đấu giá trên địa bàn tỉnh.
b) Thực hiện và chỉ đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc có tài sản đấu giá thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Văn bản số 3637/UBND-KTNS ngày 01/4/2020 về thực hiện nghiệp vụ đấu giá tài sản.
c) Đối với vụ việc đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản công (theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công) cần phải lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản có năng lực, kinh nghiệm, uy tín, bảo đảm được các điều kiện, tiêu chí thật cụ thể theo quy định.
d) Khi xây dựng, phê duyệt phương án đấu giá tài sản cần bảo đảm tính khả thi, trong đó xem xét lựa chọn hình thức đấu giá, bước giá phù hợp với thực tiễn việc đấu giá.
e) Khi lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thì ngoài thù lao dịch vụ đấu giá cần căn cứ các tiêu chí khác như tiêu chí về phương án đấu giá, năng lực, kinh nghiệm, uy tín của tổ chức đấu giá tài sản nhằm hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động đấu giá tài sản khi một số tổ chức đấu giá đưa ra mức thù lao rất thấp để trúng thầu như hiện nay.
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, theo dõi việc tổ chức thi hành Luật Đấu giá tài sản ở địa phương.
b) Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện việc đấu giá đảm bảo đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Đấu giá tài sản và pháp luật có liên quan; Kịp thời xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm của các tổ chức đấu giá trên địa bàn tỉnh.
c) Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng công tác đấu giá tài sản, nhất là đối với những tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá, nhằm phát huy vai trò của Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản trong công tác đấu giá tài sản công trên địa bàn tỉnh.
d) Theo dõi, đôn đốc các cơ quan có liên quan trong việc tổ chức thực hiện Chỉ thị này. Kịp thời báo cáo, kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý đối với hoạt động đấu giá tài sản ở địa phương.
a) Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan xác định giá khởi điểm đấu giá tài sản công theo quy định, đặc biệt là quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất và các tài sản công có giá trị lớn sát với giá thị trường, nhằm làm lành mạnh hoạt động đấu giá và chống thất thoát tài sản nhà nước. Hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm của tài sản công, đối với phương thức bán tài sản công thông qua đấu giá;
b) Hướng dẫn việc áp dụng các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng hóa đơn bán tài sản nhà nước, tài sản xác lập quyền sở hữu nhà nước; chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản;
c) Phối hợp với Sở Tư pháp hướng dẫn việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, việc niêm yết, thông báo công khai đấu giá tài sản theo quy định của Luật Đấu giá tài sản và Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đảm bảo tăng nguồn thu ngân sách.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát quỹ đất hiện có được sử dụng để đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh theo quy định của Quyết định số 16/QĐ-UBND ngày 20/3/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định về đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các quy định pháp luật có liên quan về đấu giá.
b) Thẩm định hồ sơ đấu giá quyền sử dụng đất, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất do cấp tỉnh quản lý; hướng dẫn việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bàn giao đất trên thực địa cho người trúng đấu giá theo đúng quy định.
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xác định giá khởi điểm đấu giá tài sản công, đặc biệt là quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất đối với các khu, thửa đất có giá trị từ 20 tỷ đồng trở lên tính theo bảng giá đất, nhằm chống thất thu ngân sách nhà nước.
Chủ trì phối hợp Sở Tư pháp, các cơ quan, tổ chức liên quan và chính quyền các cấp trong đảm bảo an ninh, trật tự đối với hoạt động đấu giá tài sản; làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động đấu giá ở địa phương; chỉ đạo các đơn vị chức năng nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, điều tra làm rõ, xử lý nghiêm minh đối với các hành vi gây rối, cản trở, đe dọa không cho người khác tham gia đấu giá hoặc lợi dụng hoạt động đấu giá để thông đồng nhằm trục lợi; tiếp nhận, thụ lý giải quyết các vụ việc vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đấu giá do tổ chức, cá nhân phát hiện, tố giác; tuân thủ nghiêm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tịch thu sung quỹ nhà nước.
6. Cục Thi hành án dân sự tỉnh
a) Thực hiện và chỉ đạo toàn ngành thi hành án dân sự thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Đấu giá tài sản, Luật Quản lý và sử dụng tài sản công, Luật Đất đai, các quy định pháp luật có liên quan và chỉ đạo của UBND tỉnh; căn cứ danh sách các tổ chức đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp công bố, các tiêu chí theo quy định tại khoản 4 Điều 56 Luật Đấu giá tài sản và Chỉ thị này để lựa chọn tổ chức đấu giá ký kết hợp đồng đấu giá tài sản để thi hành án.
b) Thực hiện phương án đấu giá tài sản thi hành án hợp lý, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên, có giải pháp cụ thể, quyết liệt để thực hiện việc bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá kịp thời, đúng quy định, hạn chế việc phát sinh khiếu nại, tố cáo kéo dài liên quan đến việc chậm bàn giao tài sản thi hành án sau đấu giá.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật về đấu giá tài sản. Phối hợp với các đơn vị có liên quan chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật về đấu giá đến người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
a) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với tài sản trúng đấu giá và các khoản thu khác của người trúng đấu giá theo quy định;
b) Theo dõi, đôn đốc việc thu, nộp ngân sách nhà nước, báo cáo quyết toán thuế thông qua hoạt động đấu giá tài sản của các cơ quan, đơn vị có tài sản đấu giá hoặc cơ quan, đơn vị được giao chủ trì xử lý việc đấu giá tài sản và các tổ chức đấu giá tài sản chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh.
9. Các tổ chức đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh
Bảo đảm điều kiện về trụ sở, cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động đấu giá. Thực hiện việc đấu giá tài sản theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục của Luật đấu giá tài sản.
Khi ban hành Quy chế đấu giá tài sản phải đảm bảo đầy đủ nội dung theo quy định của Điều 34 Luật Đấu giá tài sản, đồng thời công bố công khai Quy chế theo quy định, không đặt thêm các điều kiện tham gia đấu giá ngoài các quy định của pháp luật, gây khó khăn cho việc đăng ký tham gia đấu giá. Cập nhật công khai việc đấu giá tài sản lên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản theo quy định tại Điều 57 Luật Đấu giá tài sản.
Thực hiện nghiêm trình tự, thủ tục đấu giá của Luật Đấu giá tài sản; lựa chọn hình thức đấu giá phù hợp theo quy định tại Điều 40 Luật Đấu giá tài sản để tránh tình trạng “thông đồng, dìm giá”, “đe dọa, cưỡng ép”; khuyến khích các tổ chức đấu giá tài sản xây dựng Đề án đấu giá trực tuyến.
Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan có trách nhiệm triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
Trong quá trình thực hiện Chỉ thị, nếu có khó khăn, vướng mắc, yêu cầu các ngành, các cấp kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác quản lý nhà nước về đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 2Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý nhà nước về đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 3Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác quản lý nhà nước về đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 4Chỉ thị 2515/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu giá tài sản do tỉnh Hà Giang ban hành
- 5Quyết định 41/2021/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 1Luật đất đai 2013
- 2Luật đấu giá tài sản 2016
- 3Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017
- 4Nghị định 62/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật đấu giá tài sản
- 5Quyết định 16/2018/QĐ-UBND quy định về đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 6Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác quản lý nhà nước về đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 7Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý nhà nước về đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 8Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác quản lý nhà nước về đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 9Chỉ thị 2515/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu giá tài sản do tỉnh Hà Giang ban hành
- 10Quyết định 41/2021/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác quản lý nhà nước về đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Số hiệu: 12/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 22/06/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Cao Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra