Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/CT-UBND | Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2013 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT TẠI CÁC CÔNG TY NÔNG, LÂM NGHIỆP ĐÃ THỰC HIỆN CỔ PHẦN HÓA VÀ CÁC NÔNG, LÂM TRƯỜNG, TRẠM TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Trên địa bàn Thành phố hiện có tổng số 56 công ty nông, lâm nghiệp, trạm trại (sau đây gọi chung là các nông, lâm trường, trạm trại) (trong đó 11 Công ty nông, lâm nghiệp đã thực hiện cổ phần hóa hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp; 45 nông, lâm trường, trạm trại chưa cổ phần hóa, gồm: 12 đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý; 33 đơn vị thuộc UBND Thành phố quản lý). Các đơn vị đang quản lý, sử dụng (theo giấy tờ và báo cáo của đơn vị): 16.462,76 ha đất, chủ yếu tập trung tại các huyện và thị xã Sơn Tây.
Do chậm thay đổi cơ chế quản lý kinh tế, buông lỏng và yếu kém trong quản lý đất đai, dẫn đến tình trạng đất đai tại các nông, lâm trường, trạm trại sử dụng kém hiệu quả, không có quy hoạch sử dụng đất, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Tình trạng vi phạm pháp luật đất đai như: mua bán, chuyển nhượng, lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng, xây dựng công trình trái phép, tranh chấp về đất đai chưa được xử lý, khắc phục.
Để tăng cường công tác quản lý, xử lý, khắc phục các vi phạm, đưa đất đai vào quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại các nông, lâm trường, trạm trại, UBND Thành phố chỉ thị như sau:
1. Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch Kiến trúc, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Cục Thuế Thành phố, UBND các huyện và thị xã Sơn Tây, các nông, lâm, trường, trạm trại khẩn trương tiến hành kiểm tra xử lý, khắc phục các hạn chế yếu kém, vi phạm; lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đưa đất vào quản lý, sử dụng có hiệu quả theo quy định của pháp luật về đất đai. Các bước tiến hành và tiến độ thời gian thực hiện như sau:
Bước 1: Đo đạc hiện trạng, phân loại đất, xác định ranh giới đất của nông, lâm trường quản lý, sử dụng trên bản đồ và trên thực địa (áp dụng đối với các thửa đất chưa có hồ sơ mốc giới).
Tiến độ thực hiện: chậm nhất phải xong trước ngày 30/7/2013.
Bước 2: Thiết lập hồ sơ quản lý đất đai theo hiện trạng và tài liệu liên quan đến việc sử dụng đất hiện có.
Tiến độ thực hiện: chậm nhất phải xong trước ngày 30/8/2013.
Bước 3: Kiểm tra, rà soát, lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (trong đó thực hiện việc phân loại đất, có phương án xử lý với từng loại theo quy định của pháp luật).
Tiến độ thực hiện: chậm nhất phải xong trước ngày 30/10/2013.
Bước 4: Công nhận quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất được tiếp tục sử dụng cho các nông, lâm trường; bàn giao cho địa phương quản lý đối với diện tích đất không được quản lý, sử dụng.
Tiến độ thực hiện: chậm nhất phải xong trước ngày 31/12/2013.
Các bước nêu trên được thực hiện song song; các đơn vị đã đủ thủ tục hồ sơ và điều kiện ở bước nào thì thực hiện ngay từ bước đó.
2. Giao nhiệm vụ cho các Sở, ngành, UBND các huyện và thị xã Sơn Tây, các nông, lâm trường, trạm trại.
a) Giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thiện dự án đo đạc hiện trạng, cắm mốc đối với toàn bộ đất nông, lâm trường, trạm trại (trong đó bổ sung đo đạc với toàn bộ đất rừng thêm đối tượng quản lý là các Ban quản lý và UBND các xã có đất rừng), báo cáo UBND Thành phố trước ngày 31/5/2013.
b) Giao các nông, lâm trường, trạm trại thiết lập hồ sơ quản lý đất đai theo hiện trạng và tài liệu liên quan đến sử dụng đất hiện có (bao gồm cả kết quả đo đạc hiện trạng, phân loại đất, xác định mốc giới trên bản đồ và ngoài thực địa nêu tại khoản b). Hồ sơ lập thành 04 bộ: 01 bộ gốc lưu tại đơn vị sử dụng đất, 01 bộ lưu tại UBND cấp xã, 01 lưu tại UBND cấp huyện.
c) Giao Sở Tài nguyên và Môi trường:
c1. Chủ trì cùng UBND các quận, huyện, thị xã (nơi có nông, lâm trường, trạm trại) và các nông, lâm trường, trạm trại (bao gồm cả Ban quản lý và UBND các xã có rừng) tổ chức đo đạc hiện trạng, phân loại đất, xác định mốc giới trên bản đồ và ngoài thực địa.
c2. Chủ trì phối hợp Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các nông, lâm trường, trạm trại rà soát, lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại khoản 2 mục II Thông tư số 04/2005/TT-BTNMT ngày 18/7/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Việc lập và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất chi tiết được thực hiện theo nguyên tắc:
- Diện tích đất đơn vị được quản lý, sử dụng lâu dài phải phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quy hoạch chuyên ngành và phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về sử dụng đất với Nhà nước;
- Diện tích đất đơn vị đang quản lý, nhưng không phù hợp với quy hoạch thì cho phép đơn vị được thuê sử dụng hằng năm và có phương án chuyển mục đích sử dụng theo quy hoạch, đúng quy định của pháp luật;
- Đối với các khu dân cư đã hình thành, đủ điều kiện, phù hợp với quy hoạch đất ở thì chuyển giao về cho chính quyền địa phương quản lý và xét duyệt cấp Giấy chứng nhận theo quy định.
- Đối với các diện tích đất công cộng như trường học, trạm xá, nghĩa trang, phù hợp với quy hoạch của địa phương thì báo cáo UBND Thành phố bàn giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc chính quyền địa phương quản lý theo quy định.
- Đối với diện tích đất đơn vị không được sử dụng khi thực hiện cổ phần hóa thì bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
c3. Chủ trì cùng Sở Tài chính, Cục Thuế nghiên cứu đề xuất cơ chế tài chính theo hướng: Thành phố ứng vốn ngân sách để thực hiện việc đo đạc bản đồ hiện trạng, xác định mốc giới và thực hiện việc lập và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất chi tiết và thu vào tiền thuê đất của đơn vị, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 20/5/2013.
c4. Hướng dẫn các nông, lâm trường, trạm trại lập hồ sơ công nhận quyền sử dụng đất để được giao đất, thuê đất theo quy định của pháp luật, trình UBND Thành phố quyết định theo tiến độ.
3. Trong thời gian các đơn vị hoàn thiện thủ tục về quản lý, sử dụng đất theo quy định của pháp luật, giao Cục Thuế Hà Nội chỉ đạo các Chi cục Thuế huyện, thị xã thực hiện kiểm tra, truy thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích các nông, lâm trường sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và đất của các công ty nông, lâm nghiệp đã cổ phần hóa chưa làm thủ tục giao đất, thuê đất với Nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 6 Nghị định 170/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh.
4. Các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện và thị xã Sơn Tây, các nông, lâm trường, trạm trại và các đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, hướng dẫn thực hiện.
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường gửi Chỉ thị này tới các nông, lâm trường, trạm trại thuộc đối tượng thực hiện trên địa bàn Thành phố; kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện Chỉ thị này; định kỳ hằng tháng báo cáo, đề xuất UBND Thành phố xem xét, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Nghị quyết 29/2002/NQ-HĐND về tăng cường công tác quản lý đất đai trong thời gian tới do tỉnh Hà Nam ban hành
- 2Chỉ thị 13/2002/CT.UB về tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất do tỉnh Lào Cai ban hành
- 3Công văn 5464/VP-TNMT năm 2014 tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 4Quyết định 444/QĐ-UBND năm 2015 về Chương trình, Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Công ty Nông, lâm nghiệp do tỉnh Sơn La ban hành
- 5Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2015 tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất tỉnh Kon Tum
- 6Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2009 về trách nhiệm của chủ rừng và địa phương đối với công tác quản lý, bảo vệ đất lâm nghiệp do tỉnh Bình Phước ban hành
- 1Thông tư 04/2005/TT-BTNMT hướng dẫn biện pháp quản lý, sử dụng đất đai khi sắp xếp, đổi mới và phát triển các nông, lâm trường quốc doanh do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Luật Doanh nghiệp 2005
- 3Nghị định 170/2004/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh
- 4Nghị quyết 29/2002/NQ-HĐND về tăng cường công tác quản lý đất đai trong thời gian tới do tỉnh Hà Nam ban hành
- 5Chỉ thị 13/2002/CT.UB về tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất do tỉnh Lào Cai ban hành
- 6Công văn 5464/VP-TNMT năm 2014 tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 7Quyết định 444/QĐ-UBND năm 2015 về Chương trình, Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Công ty Nông, lâm nghiệp do tỉnh Sơn La ban hành
- 8Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2015 tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất tỉnh Kon Tum
- 9Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2009 về trách nhiệm của chủ rừng và địa phương đối với công tác quản lý, bảo vệ đất lâm nghiệp do tỉnh Bình Phước ban hành
Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất tại Công ty nông, lâm nghiệp đã thực hiện cổ phần hóa và nông, lâm trường, trạm trại trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 09/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 25/04/2013
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Vũ Hồng Khanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra