Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/CT-UBND | Quảng Ngãi, ngày 25 tháng 4 năm 2013 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
Thời gian qua, công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 03/2010/TT-BTP ngày 03/3/2010 của Bộ Tư pháp đã đạt được một số kết quả nhất định, từng bước nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh, kịp thời đôn đốc, tổ chức, hướng dẫn đánh giá thực trạng, hiệu quả việc thi hành pháp luật, nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.
Tuy nhiên, công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật là một nhiệm vụ mới đối với địa phương, trong thời gian đầu thực hiện công tác này đã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong theo dõi thi hành pháp luật chưa được thường xuyên, toàn diện và chặt chẽ; chưa có trọng tâm, trọng điểm. Các tiêu chí về kiểm tra, cách thức phân tích đánh giá kết quả kiểm tra cũng như các tiêu chí về thu thập, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật chưa được cụ thể. Phạm vi theo dõi thi hành pháp luật là rất rộng, chủ yếu do các ngành, địa phương tiến hành độc lập theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Hiện nay, tổ chức pháp chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh chưa được thành lập, nên công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật được giao cho nhiều bộ phận khác nhau như Thanh tra, Văn phòng. Do vậy, hiệu quả của công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh thời gian qua chưa cao. Đồng thời, việc bố trí biên chế, kinh phí ở một số cơ quan, đơn vị để thực hiện công tác này chưa đảm bảo theo quy định của pháp luật.
Ngày 23/7/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật (sau đây gọi tắt là Nghị định số 59/2012/NĐ-CP), để tổ chức triển khai thực hiện tốt các quy định liên quan đến công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và đẩy mạnh việc tuyên truyền, nâng cao hiệu quả công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật đến cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh, từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của tổ chức và công dân, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh
a) Tổ chức triển khai phổ biến, tuyên truyền có hiệu quả Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và các văn bản có liên quan, thường xuyên phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với ngành, lĩnh vực được phân công quản lý. Tùy theo đặc điểm tình hình từng cơ quan, đơn vị để áp dụng hình thức tuyên truyền, phổ biến thích hợp; việc tuyên truyền, phổ biến phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Đề cao trách nhiệm chính và trách nhiệm phối hợp, thực hiện đồng bộ, thống nhất giữa các ngành có liên quan, đảm bảo thực hiện có hiệu quả quy định của pháp luật.
b) Phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tư pháp tiếp tục củng cố, kiện toàn, bố trí cán bộ, công chức làm công tác pháp chế chuyên trách tại cơ quan, đơn vị mình; chỉ đạo cán bộ, công chức làm công tác pháp chế thực hiện nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo đúng quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế và Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.
c) Tăng cường thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật do cơ quan, đơn vị mình quản lý, gắn công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị; đồng thời, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
d) Chủ động lựa chọn lĩnh vực để xây dựng kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật hàng năm. Tiếp nhận, tổng hợp, đánh giá và xử lý các thông tin về tình hình thi hành pháp luật do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cung cấp.
đ) Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với ngành, lĩnh vực được phân công quản lý cho Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) trước ngày 30 tháng 9 hàng năm.
2. Giám đốc Sở Tư pháp
a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP. Kịp thời phát hiện các sai sót, vi phạm trong tổ chức thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật và những hạn chế của quy định pháp luật. Đồng thời, kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.
c) Hàng năm, phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh, trong đó lựa chọn lĩnh vực trọng tâm để điều tra, khảo sát, kiểm tra. Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức điều tra, khảo sát, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật theo kế hoạch đã đề ra và yêu cầu của cơ quan Nhà nước cấp trên.
d) Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng và hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
đ) Định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh theo quy định tại khoản 5 Điều 17
Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, để Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp trước ngày 15 tháng 10 hàng năm theo quy định.
3. Giám đốc Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp và các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sắp xếp, bố trí biên chế cho các sở, ban, ngành và địa phương để đảm bảo thực hiện tốt công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
4. Giám đốc Sở Tài chính: Phối hợp với các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hàng năm phân bổ kinh phí để đảm bảo cho việc đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh.
5. Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh kịp thời đưa tin, bài, tăng thời lượng phát sóng, tổ chức các chuyên mục để giới thiệu, tuyên truyền Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và các văn bản có liên quan trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm giúp các cơ quan, đơn vị, tổ chức, nhân dân nâng cao nhận thức, ý thức trong việc thực thi pháp luật và chấp hành pháp luật.
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Chỉ đạo Phòng Tư pháp chủ trì, phối hợp với các phòng, ban chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.
b) Hàng năm, triển khai xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật tại địa phương, trong đó cần tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh và tình hình thực tế của địa phương.
c) Kịp thời ban hành các văn bản để chỉ đạo, đôn đốc các phòng, ban chuyên môn trực thuộc và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện những văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
d) Định kỳ báo cáo kết quả triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của địa phương cho Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) trước ngày 30 tháng 9 hàng năm.
7. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Giao Giám đốc Sở Tư pháp chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Chỉ thị này. Trong quá trình triển khai thực hiện, trường hợp có phát sinh vướng mắc thì Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổng hợp, báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) để xem xét, hướng dẫn và chỉ đạo kịp thời./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 116/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch triển khai Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 2Chỉ thị 01/2013/CT-UBND tăng cường thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 3Quyết định 576/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2013
- 4Chỉ thị 05/2013/CT-UBND triển khai thực hiện Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 5Quyết định 759/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật năm 2013 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 6Chỉ thị 12/2013/CT-UBND tăng cường thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 7Kế hoạch 43/KH-UBND theo dõi tình hình thi hành pháp luật chuyên đề về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2020
- 1Thông tư 03/2010/TT-BTP hướng dẫn công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành
- 2Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế
- 3Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- 4Quyết định 116/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch triển khai Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 5Chỉ thị 01/2013/CT-UBND tăng cường thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 6Quyết định 576/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2013
- 7Chỉ thị 05/2013/CT-UBND triển khai thực hiện Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 8Quyết định 759/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật năm 2013 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 9Chỉ thị 12/2013/CT-UBND tăng cường thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 10Kế hoạch 43/KH-UBND theo dõi tình hình thi hành pháp luật chuyên đề về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2020
Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Số hiệu: 05/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 25/04/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Cao Khoa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra