Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/CT-TTg | Hà Nội, ngày 15 tháng 02 năm 2016 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC KIỂM TRA, RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ AN TOÀN CHỊU LỰC NHÀ Ở VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG CŨ, NGUY HIỂM TẠI ĐÔ THỊ
Trong thời gian vừa qua, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng nói chung, nhà ở nói riêng được các cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng nhà ở nói riêng và công trình xây dựng nói chung đã từng bước được hoàn thiện, công tác quản lý chất lượng, bảo trì, quản lý, sử dụng nhà ở và công trình xây dựng trên thực tế đã được quan tâm và thực hiện tương đối có hiệu quả.
Tuy nhiên, hiện nay tại các đô thị trên cả nước vẫn còn tồn tại nhiều nhà chung cư và công trình công cộng được xây dựng từ lâu, đã hết niên hạn sử dụng, chất lượng bị xuống cấp. Nhiều công trình đã bị hư hỏng, có dấu hiệu lún, nứt, nghiêng gây mất an toàn nghiêm trọng cho người sử dụng và trên thực tế đã xảy ra những sự cố đáng tiếc như sập, đổ công trình, gây thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân. Nguyên nhân do các công trình này trải qua quá trình sử dụng đã lâu, đan xen nhiều hình thức sở hữu, nhiều người sử dụng, thiếu sự quản lý chung, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình được ban hành trước đây chưa đầy đủ, chưa đồng bộ; mặt khác, do thiếu nguồn vốn và sự quan tâm của các cấp, các ngành dành cho công tác bảo trì, sửa chữa các công trình này. Vì vậy, việc quản lý, sử dụng cũng như công tác kiểm tra, rà soát, đánh giá an toàn chịu lực để thực hiện bảo trì, sửa chữa, khắc phục và xử lý đối với các công trình này chưa được kịp thời và chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Để giải quyết tình trạng nêu trên, đồng thời nhằm tăng cường công tác quản lý an toàn chịu lực, chủ động phòng tránh các sự cố và có giải pháp khắc phục, xử lý kịp thời đối với các nhà chung cư, các công trình xây dựng cũ, nguy hiểm tại khu vực đô thị, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Bộ Xây dựng:
a) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, ban hành quy trình đánh giá, kiểm định an toàn chịu lực đối với nhà ở và các công trình công cộng; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng, kiểm định an toàn chịu lực và chính sách xử lý đối với nhà ở, công trình công cộng, các công trình chuyên ngành khác bị hư hỏng nặng, nguy hiểm, có nguy cơ sập đổ, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng;
b) Hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức rà soát, thống kê, đánh giá, kiểm định an toàn chịu lực đối với các nhà chung cư, nhà biệt thự, trụ sở làm việc, công trình công cộng và các công trình xây dựng khác có dấu hiệu nguy hiểm, mất an toàn tại các đô thị trên cả nước;
c) Đề xuất bổ sung chính sách xử lý đối với các công trình thuộc diện phải phá dỡ.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Tổ chức rà soát, thống kê, đánh giá về mức độ an toàn chịu lực đối với các công trình trên địa bàn, bao gồm nhà chung cư được xây dựng từ trước năm 1994; các nhà biệt thự, trụ sở làm việc, công trình công cộng có tuổi thọ trên 60 năm và các công trình khác có dấu hiệu nguy hiểm, mất an toàn tại các đô thị;
b) Chủ động thực hiện việc rà soát, thống kê, đánh giá và phân loại mức độ an toàn chịu lực đối với các công trình nêu tại điểm a mục này trên địa bàn theo quy trình do Bộ Xây dựng hướng dẫn và thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Sử dụng phương pháp đo đạc, đánh giá trực quan và phân loại, xác định các công trình có nguy cơ, dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn chịu lực để lập danh sách đưa vào diện cần kiểm định chất lượng; trong quá trình đánh giá có thể tận dụng kết quả đã thực hiện trong thời gian 03 năm trước đây;
- Bước 2: Tổ chức đánh giá mức độ an toàn chịu lực đối với các công trình có nguy cơ, dấu hiệu nguy hiểm kể cả việc đánh giá chất lượng công trình đối với nguy cơ xảy ra động đất đã được lập danh sách đưa vào diện cần kiểm định chất lượng tại bước 1 nêu trên. Sau khi thực hiện việc kiểm định, cần cảnh báo đối với các chủ đầu tư, người quản lý sử dụng các công trình có dấu hiệu nguy hiểm hoặc tổ chức cưỡng chế khi mức độ nguy hiểm đã cận kề;
c) Bố trí kinh phí từ ngân sách theo quy định của pháp luật để thực hiện rà soát, thống kê, kiểm định và đánh giá an toàn chịu lực đối với nhà chung cư và các công trình thuộc sở hữu nhà nước hoặc có một phần thuộc sở hữu nhà nước; hướng dẫn chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng thực hiện kiểm định, đánh giá an toàn chịu lực đối với các công trình thuộc sở hữu tư nhân trên địa bàn;
d) Tổ chức việc khắc phục, gia cường, gia cố và thực hiện các biện pháp cần thiết khác để đảm bảo an toàn trong việc sử dụng đối với các công trình chưa thuộc diện phải phá dỡ; dừng khai thác, sử dụng, di dời người dân và thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về nhà ở đối với các công trình nguy hiểm, bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ.
3. Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiêm túc thực hiện Chỉ thị và tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trong thời gian cụ thể như sau:
a) Bộ Xây dựng nghiên cứu, ban hành quy trình đánh giá, kiểm định an toàn chịu lực nhà ở và công trình xây dựng trước tháng 5 tháng 2016;
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành việc rà soát, thống kê, đánh giá bước 1 và phân loại, xác định nhà ở và các công trình công cộng có nguy cơ, dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn chịu lực để đưa vào diện cần kiểm định chất lượng trước ngày 31 tháng 12 năm 2016; các địa phương hoàn thành việc rà soát, đánh giá bước 1 trước thời hạn có thể chủ động chuyển sang thực hiện bước 2; thời hạn hoàn thành bước 2 việc kiểm định mức độ an toàn chịu lực đối với nhà ở và các công trình công cộng có nguy cơ, dấu hiệu nguy hiểm trước ngày 31 tháng 12 năm 2017./
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
- 1Thông tư 09/2014/TT-BXD sửa đổi Thông tư hướng dẫn Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 2Thông tư 27/2014/TT-BGTVT về quản lý chất lượng vật liệu nhựa đường sử dụng trong xây dựng công trình giao thông do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
- 4Thông báo 175/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đi kiểm tra công trình hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 5790/BGTVT-KCHT năm 2021 về công trình, hạng mục công trình không phù hợp tiêu chuẩn quy chuẩn và quá niên hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu nguy hiểm trên mạng lưới đường sắt quốc gia do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 1Thông tư 09/2014/TT-BXD sửa đổi Thông tư hướng dẫn Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 2Thông tư 27/2014/TT-BGTVT về quản lý chất lượng vật liệu nhựa đường sử dụng trong xây dựng công trình giao thông do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
- 4Thông báo 175/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đi kiểm tra công trình hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 5790/BGTVT-KCHT năm 2021 về công trình, hạng mục công trình không phù hợp tiêu chuẩn quy chuẩn và quá niên hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu nguy hiểm trên mạng lưới đường sắt quốc gia do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Chỉ thị 05/CT-TTg năm 2016 về kiểm tra, rà soát, đánh giá an toàn chịu lực nhà ở và công trình công cộng cũ, nguy hiểm tại đô thị do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 05/CT-TTg
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 15/02/2016
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 197 đến số 198
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra