Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 785/BC-QLCL-KH

Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 2014

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VTNN, ATTP THÁNG 4 KẾ HOẠCH THÁNG 5 NĂM 2014

Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

I. Kết quả thực hiện ý kiến kết luận của Bộ trưởng tại cuộc họp giao ban quản lý chất lượng VTNN, ATTP tháng 3, kế hoạch tháng 4/2014 (TBKL số 1790/TB-BNN-VP ngày 10/4/2014)

STT

Các nhiệm vụ Bộ trưởng giao

Đơn vị chủ trì

Kết quả triển khai

1

Các Tổng Cục, Cục chuyên ngành tập trung xây dựng và hoàn thành các Thông tư, Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật, Đề án theo kế hoạch được phân công.

Các Tổng cục, Cục chuyên ngành

- Tiếp tục xây dựng Dự thảo Luật Thú y; phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công thương trình ban hành Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; trình Bộ ban hành Thông tư số 11/2014/TT-BNNPTNT ngày 01/4/2014 sửa đổi, bổ sung Phụ lục 4 của Thông tư 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/5/2013 về quản lý giống thủy sản; văn bản số 16/VBHN-BNNPTNT hợp nhất Thông tư 26/2013/TT-BBNNPTNT và Thông tư 11/2014/TT-BNNPTNT. Tuy nhiên còn 08 Thông tư chậm hạn theo kế hoạch xây dựng văn bản QPPL tháng 4/2014 (Xin xem Phụ lục 1 gửi kèm).

- Trình Bộ trưởng ký Tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh sản phẩm tôm có chứa tạp chất;

- Trình Bộ và đã được Bộ trưởng đồng ý triển khai chương trình thí điểm công khai kết quả xếp loại A, B, C tại cơ sở sản xuất, kinh doanh và chứng nhận sản phẩm được sản xuất, kinh doanh theo chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn.

- Cục QLCLNLTS đã gửi dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT đến các Tổng Cục, Cục chuyên ngành để xin ý kiến góp ý trước khi hoàn thiện trình Bộ ban hành (hạn 9/5/2014). Đã tổ chức đi khảo sát thực tế về tính khả thi các quy định trong Dự thảo Thông tư quy định điều kiện đảm bảo ATTP chợ đầu mối, đấu giá nông sản theo đề nghị của Vụ Pháp chế trước khi trình Bộ ban hành.

2

Vụ KHCN&MT làm việc với từng Tổng Cục, Cục chuyên ngành hướng dẫn rà soát lại Danh mục Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật 2014 - 2015, hướng dẫn lựa chọn TC, QC về chất lượng VTNN cần ưu tiên xây dựng, trình ban hành năm 2014 “đủ để quản lý chất lượng VTNN” như Nghị quyết của Quốc hội yêu cầu để hoàn thiện đề xuất Danh mục Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật tổng thể giai đoạn 2014-2015 kèm theo phân công cụ thể các đơn vị xây dựng (hạn 30/4/2014).

Vụ KHCN&MT

Vụ KHCN&MT đã có công văn số 1978/BNN-KHCN ngày 24/4/2014 đề nghị đến làm việc cụ thể với từng đơn vị về việc rà soát lại Danh mục Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật 2014 - 2015, hướng dẫn lựa chọn TC, QC về chất lượng VTNN cần ưu tiên xây dựng theo chỉ đạo của Bộ trưởng; dự kiến làm việc với các đơn vị trong tháng 5/2014 và sẽ có báo cáo kết quả cụ thể với Bộ trưởng.

3

Vụ Pháp chế xây dựng Dự thảo Thông tư về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (đưa ra các quy định về đình chỉ, công nhận các loại vật tư nông nghiệp mới theo hướng kiểm soát chặt chẽ hơn) (hạn 30/5/2014).

Vụ Pháp chế

Ngày 16/4/2014, Vụ Pháp chế đã tổ chức cuộc họp với các đơn vị thuộc Bộ về xây dựng Thông tư quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng. Hiện Vụ đang tiếp tục hoàn thiện dự thảo Thông tư sau khi có ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng và tổ chức lấy ý kiến góp ý của các đơn vị vào đầu tháng 5.

4

Tiếp tục công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật: Các Tổng Cục, Cục tiếp tục phối hợp với các phương tiện thông tin truyền thông công khai, minh bạch thông tin về chất lượng, ATTP để người dân được biết, tránh gây hoang mang, hiểu nhầm, hoặc che dấu/nói quá làm nhiễu thông tin; trong đó phải nêu rõ trách nhiệm nào thuộc Bộ, thuộc tỉnh, huyện, xã hay thuộc người dân, doanh nghiệp…

Các Tổng cục, Cục chuyên ngành

Tổng Cục Thủy sản đã phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam (Chương trình chào buổi sáng ngày 26/4, VTV1) để phổ biến, thông tin cảnh báo của thị trường Nhật Bản và EU về kiểm soát dư lượng Oxytetracycline trong thủy sản nuôi xuất khẩu và hướng dẫn người nuôi sử dụng và kiểm soát dư lượng Oxytetracyline trong nuôi trồng thủy sản.

- Ngày 9/5/2014, Cục Quản lý CL NLTS sẽ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ, Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức cuộc họp thống nhất nội dung, cách thức truyền thông về ATTP (đặc biệt về quảng bá, giới thiệu mô hình đảm bảo ATTP) triển khai đến hết năm 2014.

5

Thanh tra Bộ tiếp tục phối hợp với các Tổng Cục, Cục tăng cường tập huấn, đào tạo nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho các cán bộ địa phương; báo cáo để Bộ công nhận, cấp thẻ cho công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.

Thanh tra Bộ

- Ngày 17/4/2014 Thanh tra Bộ đã khai giảng lớp Nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành thứ nhất ở phía Bắc tại Trường QLCB NN&PTNT 1, số lượng học viên là 123 người. Ngày 15/5/2014 Thanh tra Bộ sẽ khai giảng lớp thứ hai ở phía Nam tại Trường QLCB NN&PTNT 2 (hiện đang chiêu sinh). Hai lớp tiếp theo sẽ khai giảng vào tháng 6 và 7/2014.

- Thanh tra Bộ đã làm xong 488 thẻ công chức thanh tra chuyên ngành chuyển cho các Tổng cục, Cục thuộc Bộ và các Sở NN&PTNT; đang tiếp tục làm 156 thẻ cho công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.

6

Về thực hiện Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT: Trong tháng 4, Cục Quản lý CL NLTS chủ trì đề xuất thành lập các đoàn kiểm tra liên cơ quan để kiểm tra tình hình triển khai Thông tư 14 tại các địa phương và tìm hiểu nguyên nhân vì sao chưa xử lý được cơ sở loại C (hành lang pháp lý, khâu tổ chức, khâu chỉ đạo, nguồn lực…), hướng dẫn địa phương xử lý dứt điểm các cơ sở xếp loại C; báo cáo Bộ trưởng kết quả kiểm tra, đề xuất hướng xử lý.

Cục Quản lý CL NLTS

Đã tổ chức triển khai 03 đoàn đi kiểm tra tình hình triển khai Thông tư 14 tại một số địa phương (01 đoàn Cục QLCL chủ trì tại 3 tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, 01 đoàn Cục Thú y chủ trì tại 2 tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ; 01 đoàn Cục BVTV chủ trì tại Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Ngãi). Kết quả kiểm tra:

- Các địa phương đều cố gắng triển khai các nội dung quy định tại Thông tư số 14. Tuy nhiên, do lĩnh vực rộng, nguồn nhân lực và kinh phí hạn chế, quy mô của các cơ sở thường là nhỏ lẻ phân tán khắp nơi nên các địa phương chưa thực hiện kiểm tra đánh giá hết các cơ sở theo thống kê.

- Một số địa phương có ý kiến cần xem xét sửa đổi quy định trong Thông tư số 14 như: phân công cho cấp xã triển khai rất khó thực hiện, biểu mẫu kiểm tra còn bất cập, cồng kềnh....

- Các tỉnh được kiểm tra hầu hết chưa thực hiện việc công khai danh sách các cơ sở được xếp loại A, B, C theo quy định của Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT (ngoại trừ tỉnh Bạc Liêu công khai trên Báo Bạc Liêu và website của Sở NN&PTNT). Lý do phần lớn là chưa hiểu rõ được tầm quan trọng và ý nghĩa của vấn đề công khai nên chưa triển khai.

- Các tỉnh đã kiểm tra định kỳ đối với các cơ sở được đánh giá phân loại và tái kiểm tra cơ sở xếp loại C, tuy nhiên tỷ lệ tái kiểm tra cơ sở xếp loại C còn thấp. Lý do phần vì nguồn nhân lực và kinh phí hạn chế, hơn nữa các cơ sở cần có thời gian sửa chữa, khắc phục các sai lỗi đã được kiểm tra đánh giá.

- Tại buổi làm việc với địa phương, các đoàn kiểm tra đã trao đổi với địa phương về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc công khai kết quả kiểm tra, việc tái kiểm tra cơ sở xếp loại C và biện pháp áp dụng với cơ sở tái kiểm tra mà vấn xếp loại C và đề nghị các địa phương triển khai, đồng thời tiếp thu kiến nghị của địa phương của đưa vào dự thảo Thông tư thay thế thông tư số 14 cho phù hợp với thực tiễn trình Bộ ban hành trong thời gian sắp tới.

7

Cục BVTV tiếp tục kiểm soát dư lượng thuốc BVTV trên sản phẩm nguồn gốc thực vật; trình ban hành Danh mục tối thiểu thuốc BVTV đảm bảo an toàn thực phẩm trên rau; công bố, phổ biến, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thực hiện; hoàn thiện Đề án khung về quy hoạch vùng rau an toàn cho các đô thị lớn và tổ chức triển khai tại các địa phương, trước hết tại các đô thị lớn như TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội (đối với TP.Hà Nội nên thành lập Ban chỉ đạo gồm thành viên là các Sở NN&PTNT lân cận như Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam để cùng tham gia thực hiện). Sớm hoàn thiện Đề án tổ chức dịch vụ bảo vệ thực vật kèm theo dự thảo Quyết định ban hành các chính sách để trình Thủ tướng Chính phủ (hạn 30/4/2014).

Cục BVTV

- Về kiểm soát dư lượng thuốc BVTV trên sản phẩm nguồn gốc thực vật sản xuất trong nước: Cục BVTV đã tiến hành phân tích, đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh rau để lựa chọn và đề xuất triển khai 04 loại rau có nguy cơ cao trong chương trình giám sát năm 2014.

- Cục BVTV đã ban hành Danh mục các hoạt chất thuốc BVTV khuyến cáo lựa chọn để sử dụng trên rau khi cần thiết tại Việt Nam (67 hoạt chất trừ sâu, 37 hoạt chất trừ bệnh) để chỉ đạo các địa phương áp dụng trong công tác khuyến nông, tập huấn trong sản xuất rau để đảm bảo an toàn thực phẩm (CV 580/BVTV-QLT)

- Cục đã phối hợp với Vụ Kế hoạch hoàn tất thủ tục trình Bộ trưởng phê duyệt Đề án quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại các vùng sản xuất rau phục vụ nhu cầu của các thành phố lớn.

- Hoàn thiện Đề án tổ chức dịch vụ bảo vệ thực vật trình Bộ phê duyệt và hoàn tất thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ Bảo vệ thực vật.

8

Cục Thú y sớm hoàn thiện trình phê duyệt Đề án Đảm bảo ATTP trong giết mổ, vận chuyển gia súc gia cầm, kèm theo dự thảo Quyết định ban hành các chính sách để trình Thủ tướng Chính phủ (hạn 30/4/2014).

Cục Thú y

Cục Thú y đã trình Bộ trưởng Tờ trình số 674/TTr- TY-TYCĐ ngày 26/4/2014 về việc ban hành đề án “đảm bảo ATTP trong giết mổ, vận chuyển gia súc, gia cầm”

9

Các Tổng Cục, Cục nghiên cứu kỹ Quyết định 3408/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/12/2010 về phân công tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp đối với các Tổng Cục và Cục chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; xác định trọng tâm, trọng điểm (sản phẩm, doanh nghiệp, hoạt chất vi phạm) để giám sát, kiểm tra nhằm tạo sự chuyển biến. Các Tổng Cục trưởng, Cục trưởng chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng, ATTP đối với sản phẩm được phân công kiểm tra, giám sát.

Các Tổng Cục, Cục

Hiện chưa có sự phân công rõ ràng nhiệm vụ giữa cơ quan trung ương và địa phương vì vậy đề xuất Bộ điều chỉnh lại Quyết định 3408/QĐ-BNN-QLCL vì Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đã ban hành, trong đó phân công cụ thể Danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ NN&PTNT.

10

Cục Quản lý CL NLTS dự thảo văn bản trình Bộ ký gửi Bộ Y tế đề nghị xem xét bổ sung mức giới hạn tối đa cho phép đối với 1 số hoạt chất tồn dư theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm.

Cục Quản lý CL NLTS

Cục QLCL NLS&TS mới nhận được ý kiến góp ý của các Tổng cục, Cục chuyên ngành liên quan thuộc Bộ về dự thảo Thông tư quy định mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc BVTV trong thực phẩm; đang tổng hợp để có văn bản góp ý gửi Bộ Y tế.

II. MỘT SỐ VIỆC TRỌNG TÂM KHÁC ĐÃ TRIỂN KHAI TRONG THÁNG 4/2014:

1. Về hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (Xin xem mục I.1)

2. Các chương trình giám sát và thí điểm mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn:

- Chương trình giám sát ATTP thủy sản: trong tháng 04/2014, Cục Quản lý CL NLTS đã phối hợp với cơ quan địa phương lấy 147 mẫu thủy sản nuôi kiểm tra dư lượng các hóa chất, kháng sinh độc hại, 150 mẫu nhuyễn thể 2 mảnh vỏ và mẫu nước vùng nuôi kiểm tra các chỉ tiêu độc tố sinh học biển, tảo độc, vi sinh vật, kim loại nặng; kết quả các mẫu đều đạt yêu cầu.

- Chương trình giám sát ATTP đối với sản phẩm có nguồn gốc thực vật: Cục BVTV đã phối hợp với Cục Quản lý CL NLTS hoàn tất thủ tục trình Bộ phê duyệt Chương trình giám sát ATTP đối với một số loại rau xanh năm 2014.

- Chương trình giám sát ATTP đối với sản phẩm nguồn gốc động vật Cục Thú y đang hoàn thiện lại Đề cương theo góp ý của Hội đồng thông qua Đề cương để trình Bộ phê duyệt.

- Triển khai chương trình thí điểm công khai kết quả phân loại A/B/C và xác nhận sản phẩm kiểm soát theo chuỗi: Cục Quản lý CL NLTS đã có văn bản gửi Sở NN&PTNT một số tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương tích cực triển khai Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT , xây dựng mô hình chuỗi để đăng ký tham gia chương trình thí điểm năm 2014 đã được Bộ trưởng phê duyệt.

3. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

a) Về thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm

- Thực hiện Kế hoạch số 01/KH-BCĐLNTUVSATTP ngày 12/3/2014 của Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về VSATTP về việc triển khai “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2014, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Cục Quản lý CL NLTS, Cục Thú y, Cục BVTV thành lập 03 đoàn kiểm tra liên ngành về VSATTP tại 6 tỉnh/thành phố trong tháng 5/2014. Cục sẽ có báo cáo Bộ kết quả sau khi kết thúc đợt kiểm tra liên ngành.

- Trong tháng 4/2014, Cục Quản lý CL NLTS đã tổ chức kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm lần đầu cho 01 cơ sở sản xuất thủy sản xuất khẩu (cơ sở xếp hạng 2), kiểm tra định kỳ 33 cơ sở, kết quả có 07 cơ sở xếp hạng 3 và 01 cơ sở xếp hạng 4. Đối với 07 cơ sở bị xuống hạng 3, Cục đã xử lý theo quy định (đưa ra khỏi danh sách ưu tiên và áp dụng chế độ kiểm tra từng lô hàng xuất khẩu).

- Tổng Cục Thủy sản đã tổ chức các đoàn kiểm tra đánh giá tình hình nuôi trồng thủy sản tại 10 tỉnh miền Nam (Tiền Giang, Bến Tre, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh).

- Thanh tra Bộ đã chỉ đạo Thanh tra Sở Cần Thơ phối hợp PC46, Công an Cần Thơ thanh tra đột xuất công ty TNHH thuốc thú y thủy sản Hoàng Lâm. Kết quả đã phát hiện cơ sở này sản xuất chất xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản là hàng giả; việc sản xuất rất thủ công, pha trộn bằng máy trộn bêtông, không bảo hộ lao động...Hiện vụ việc đang được điều tra làm rõ vi phạm.

- Thanh tra Bộ đã chỉ đạo Thanh tra các Sở NN&PTNT phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) xử lý 26 sản phẩm là phân bón lá và bón rễ nhưng có hoạt chất của thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời có văn bản đề nghị Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) chỉ đạo PC 49 các tỉnh tham gia xử lý các hành vi vi phạm trên.

- Cục BVTV đã xử lý 01 lô thuốc BVTV không đạt chất lượng nhập khẩu; cho gia hạn thời gian tái chế và tái xuất 01 lô hàng quá hạn sử dụng; cho lưu thông sử dụng 01 lô thuốc BVTV đã tái chế.

b) Tình hình triển khai Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT:

- Đã tổ chức triển khai 03 đoàn đi kiểm tra tình hình triển khai Thông tư 14 tại các địa phương (01 đoàn Cục QLCL chủ trì; 01 đoàn Cục Thú y và 01 đoàn Cục BVTV) (Chi tiết tại mục I.6 nêu trên).

- Qua thống kê số liệu lũy kế đến tháng 4/2014 đã có 25 tỉnh báo cáo tình hình triển khai Thông tư 14 (tăng so với quý I (21 tỉnh gửi báo cáo)); bao gồm các tỉnh sau: An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Phước, Bình Thuận, Đắc Lắc, Đồng Tháp, Hà Giang, Khánh Hòa, Long An, Lào Cai, Ninh Thuận, Phú Thọ, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Thanh Hóa, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc. Kết quả kiểm tra như sau:

+ Đối với cơ sở trong chuỗi sản xuất kinh doanh thủy sản và sản phẩm thủy sản: tỷ lệ các cơ sở được kiểm tra, đánh giá phân loại lần đầu xếp loại A, B là 73,4%, đã có 59,2% cơ sở xếp loại C được tái kiểm và tỷ lệ tiếp tục xếp loại C vẫn còn cao là 91,6%.

+ Đối với cơ sở trong chuỗi sản xuất kinh doanh động vật và sản phẩm động vật (trên cạn): tỷ lệ các cơ sở được kiểm tra, đánh giá phân loại lần đầu xếp loại A, B là 75,1%, chỉ có 9,4% cơ sở xếp loại C được tái kiểm và tỷ lệ tiếp tục xếp loại C vẫn còn cao là 85,7%.

+ Đối với cơ sở trong chuỗi sản xuất kinh doanh thực vật và sản phẩm thực vật: tỷ lệ các cơ sở được kiểm tra, đánh giá phân loại lần đầu xếp loại A, B là 75,9%, đã có 58,3% cơ sở xếp loại C được tái kiểm và tỷ lệ tiếp tục xếp loại C là 65,7%.

+ Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp: tỷ lệ các cơ sở được kiểm tra, đánh giá phân loại lần đầu và định kỳ xếp loại A, B đạt 80,85%; chỉ có 11,3% cơ sở xếp loại C được tái kiểm và tỷ lệ tiếp tục xếp loại C là 25% (Chi tiết xin xem Phụ lục 3 gửi kèm).

c) Hợp tác quốc tế và giải quyết rào cản của thị trường xuất khẩu

- Cục Quản lý CL NLTS đã tiếp tục xử lý các lô hàng thủy sản Việt Nam bị cảnh báo tại thị trường Châu Âu, Châu Á (Hàn Quốc, Nhật Bản) theo đúng quy định; Gửi văn bản cho cơ quan thẩm quyền Liên bang Nga (VPSS) để bổ sung thông tin, góp ý cho báo cáo kết quả thanh tra của VPSS, thông báo kế hoạch khắc phục các sai lỗi và đề xuất sang làm việc với cơ quan thẩm quyền Liên bang Nga vào tháng 5/2014; phía bạn đã có công thư thông báo sẽ trả lời chính thức kế hoạch làm việc với Việt Nam sau khi nghiên cứu báo cáo của Cục.

- Trước thông tin Nhật Bản áp dụng chế độ kiểm tra Oxytetracycline đối với 100% lô hàng tôm nuôi nhập khẩu từ Việt Nam do phát hiện dư lượng Oxytetracycline vượt mức giới hạn tối đa trong 07 lô tôm nuôi Việt Nam nhập khẩu từ Việt Nam, Cục Quản lý CL NLTS đã có nhiều văn bản gửi các cơ sở SXKD thủy sản, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và các cơ quan quản lý có liên quan (Tổng Cục Thủy sản, Cục Thú y) đề nghị thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, hướng dẫn cơ sở nuôi thủy sản sử dụng đúng cách các hóa chất, kháng sinh trong nuôi thủy sản và tuân thủ nghiêm ngặt thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm; Cục cũng đã có công thư gửi Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi Nhật Bản thông báo các biện pháp Việt Nam đã và đang triển khai để kiểm soát dư lượng Oxytetracycline trong các lô hàng thủy sản nuôi xuất khẩu sang Nhật Bản.

- Cục BVTV đã hoàn thiện dự tháo báo cáo và đề xuất các hành động khắc phục theo khuyến nghị của Đoàn thanh tra của Châu âu về kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát dư lượng thuốc BVTV của Việt Nam đối với một số loại rau gia vị của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU.

d) Kiểm tra hàng hóa nguồn gốc động thực vật nhập khẩu theo Thông tư 25 và 13:

- Trong tháng 4/2014 đã kiểm tra, giám sát 3.443 lô với tổng trọng lượng là 397.344,612 tấn với hơn 60 mặt hàng nhập khẩu hàng hóa có nguồn gốc thực vật. Kết quả đã lấy 51 mẫu (rau, củ, quả) kiểm tra phân tích đều đạt chất lượng, trong đó có: 19 mẫu không phát hiện dư lượng và 32 mẫu phát hiện dư lượng dưới mức cho phép. Hoạt chất phát hiện chủ yếu gồm: Buprofezin, Captan, Cypermethrin, Difennoconazole, Propagite, Imidacloprid, Methomyl, Thiophanate M.

- Tổng khối lượng sản phẩm thủy sản nhập khẩu là 34.806,594 tấn; tổng khối lượng sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu là 37.874,18 tấn. Không có lô hàng nào bị tái xuất trong tháng 4/2014.

4) Tăng cường nguồn lực:

- Cục Thú y đã phối hợp với trường Cán bộ Quản lý NN & PTNT I xây dựng chương trình khung và tổ chức 03 lớp tập huấn về kiểm soát giết mổ và đảm bảo chất lượng ATTP thuộc Đề án tái cơ cấu ngành cho công chức, viên chức ngành thú y năm 2014.

- Thanh tra Bộ phối hợp với Cục Trồng trọt tổ chức phổ biến Luật Thanh tra và Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản QPPL, QCVN, TCVN lĩnh vực trồng trọt cho 35 công chức, viên chức của Cục Trồng trọt.

- Cục Trồng trọt phối hợp với Trung tâm phân tích và chứng nhận Chất lượng tỉnh Lâm Đồng đào tạo người lấy mẫu phân bón cho 22 học viên; phối hợp với Sở NN&PTNT Bắc Kạn đào tạo người lấy mẫu giống cây trồng cho 22 học viên. Tổ chức đánh giá giám sát phòng thử nghiệm, tổ chức chứng nhận giống cây trồng tại Bắc Ninh, Nam Định, Hải Dương; chỉ định lại 01 phòng thử nghiệm giống cây trồng; hướng dẫn các đơn vị thực hiện chứng nhận, công bố hợp quy phân bón hữu cơ và phân bón khác theo quy định của Nghị định 202/2013/NĐ-CP .

- Cục BVTV xây dựng kế hoạch và phối hợp với các Trung tâm BVTV vùng thuộc Cục tổ chức 03 hội thảo hướng dẫn việc khảo sát, thu thập thông tin và lấy mẫu kiểm tra ATTP đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn về phương pháp phân tích dư lượng một số hoạt chất thuốc BVTV trên nông sản.

- Cục Quản lý CL NLTS tổ chức đánh giá lần đầu cơ sơ kiểm nghiệm Công ty TNHH Hải Ly, đánh giá định kỳ (Intertek Cần Thơ, TTV6).

III. KẾ HOẠCH TRỌNG TÂM CÔNG TÁC THÁNG 5/2014

1. Cơ chế chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

- Tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Luật Thú y theo đúng tiến độ; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện trình Bộ 08 Thông tư còn nợ trong tháng 4 và 01 Thông tư theo kế hoạch xây dựng văn bản QPPL tháng 5/2014. Tiếp tục triển khai xây dựng các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn, Thông tư theo kế hoạch được phê duyệt (Xin xem Phụ lục 1, 2 gửi kèm).

- Tổ chức triển khai Đề án “Quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại các vùng sản xuất rau phục vụ nhu cầu của các thành phố lớn” và Đề án “Tổ chức dịch vụ bảo vệ thực vật” sau khi được Bộ phê duyệt.

2. Tổ chức thực hiện cơ chế chính sách

- Triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về chất lượng, ATTP NLTS và truyền thông quảng bá sản phẩm an toàn theo kế hoạch được duyệt.

- Triển khai chương trình thí điểm việc công khai kết quả xếp loại A, B, C tại cơ sở sản xuất, kinh doanh và thí điểm cấp giấy chứng nhận sản phẩm được sản xuất, kinh doanh theo chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn.

- Hướng dẫn các địa phương về tăng cường kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính.

- Tăng cường kiểm tra và giám sát tình hình chuẩn bị điều kiện nuôi và thả giống thủy sản tại địa phương.

- Lấy mẫu giám sát theo các Chương trình giám sát ATTP được duyệt kết hợp với thông tin vi phạm ATTP từ các nguồn khác nhau làm cơ sở đánh giá nguy cơ, xác định sản phẩm nguy cơ cao, công đoạn nguy cơ cao, địa bàn nguy cơ cao và tổ chức thanh tra, điều tra nguyên nhân, xử lý vi phạm (kể cả thu hồi sản phẩm không an toàn);

- Tiếp tục xử lý các vướng mắc trong xuất khẩu nông lâm thủy sản vào các thị trường: Liên bang Nga, EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ.

3. Xây dựng lực lượng, tăng cường năng lực

- Tổ chức chương trình tập huấn về kiểm tra đánh giá cơ sở giết mổ theo Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT cho 30 cán bộ của 7 Cơ quan Thú y vùng và Trung tâm Kiểm tra Vệ sinh thú y TƯ I, II.

- Triển khai kế hoạch đào tạo tập huấn tăng cường năng lực cho hệ thống kiểm tra, giám sát ATTP theo chuỗi đối với sản phẩm có nguồn gốc thực vật.

- Tổ chức giám sát phòng thử nghiệm, tổ chức chứng nhận hợp quy giống cây trồng.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Dự án "Tăng cường đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý chất lượng NLS và muối giai đoạn 2011-2015” trong năm 2014 (rà soát hoàn thiện chương trình, tài liệu, bài giảng...)./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên:
- TT Vũ Văn Tám (để báo cáo);
- Cục trưởng (để b/cáo);
- Phòng TH -Văn phòng Bộ (qua Email);
- Website Bộ, Cục (để p/biến);
- Lưu VT, KH.

CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Như Tiệp

 

PHỤ LỤC I:

1. DANH MỤC VĂN BẢN ĐÃ BAN HÀNH TRONG THÁNG 4/2014

TT

Tên văn bản

Đơn vị chủ trì

Ghi chú

1

Thông tư số 11/2014/TT -BNNPTNT ngày 1/4/2014 sửa đổi, bổ sung phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/5/2013 về quản lý giống thủy sản

Tổng Cục Thủy sản

 

2

Văn bản số 16/VBHN-BNNPTNT ngày 15/4/2014 hợp nhất Thông tư 26/2013/TT-BBNNPTNT và Thông tư 11/2014/TT-BNNPTNT

 

2. DANH MỤC VĂN BẢN NỢ ĐẾN HẾT THÁNG 4/2014

TT

Tên văn bản

Đơn vị chủ trì

Thời gian trình

Ghi chú

1

Thông tư quy định về quản lý chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất cải tạo xử lý môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản

Tổng cục Thủy sản

Tháng 12/2013

Chưa chuyển sang kế hoạch xây dựng VBQPPL 2014

2

Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 36/2009/TT-BNNPTNT ngày 17/6/2009 quy định về phòng chống dịch bệnh cho động vật thủy sản

Cục Thú y

Tháng 12/2013

Đã trình Bộ trưởng trong tháng 4/2014

3

Thông tư quy định về khảo nghiệm, kiểm định và công nhận chế phẩm xử lý cải tạo môi trường chăn nuôi

Cục Chăn nuôi

Tháng 12/2013

Chưa chuyển sang kế hoạch xây dựng VBQPPL 2014

4

Thông tư thay thế Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 hướng dẫn một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 5/2/2011 về quản lý thức ăn chăn nuôi

Cục chăn nuôi

Tháng 2

Đã trình Lãnh đạo Bộ

5

Thông tư ban hành danh mục các sản phẩm vật tư nông nghiệp

Vụ Pháp chế

Quý/lần

Chưa đơn vị nào gửi Hồ sơ đề nghị Vụ PC tổng hợp

6

Thông tư thay thế Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản

Cục Quản lý chất lượng NLS&TS

Tháng 3

Đề nghị chuyển sang tháng 4/2014.

7

Thông tư sửa đổi bổ sung Thông tư số 39/2010/TT -BNNPTNT ngày 28/6/2010 hướng dẫn quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009.

Vụ Pháp chế

Tháng 4

Đang đề nghị các đơn vị ký đồng trình để trình Bộ trưởng

8

Thông tư hướng dẫn Nghị định số 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón

Cục trồng trọt

Tháng 4

Đang tiếp thu ý kiến góp ý sau hội thảo tại Miền Nam

 

PHỤ LỤC 2:

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT THÁNG 5/2014

TT

Tên văn bản

Đơn vị chủ trì

Thời gian trình

Ghi chú

1

Thông tư quy định về về trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản

Cục Thú y

Tháng 5

 

 

PHỤ LỤC 3:

BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA CS SXKD VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN

Lũy kế tháng 4 năm 2014

TT

Loại hình sản xuất kinh doanh

Tên các tỉnh thực hiện

Tổng số cơ sở đã được thống kê

Nội dung và hình thức kiểm tra trong tháng

Số lượt kiểm tra đánh giá phân loại [1]

Số lượt kiểm tra định kỳ [2]

Số lượt tái kiểm tra cơ sở loại C

Tổng

A

B

C

Tổng

A

B

C

Tổng

Lên A

Lên B

C

I

Chuỗi sản xuất – kinh doanh động vật và sản phẩm động vật (trên cạn)

 

3522

891

209

460

222

58

4

53

1

21

0

3

18

 

Tỷ lệ %

 

 

 

 

 

24.92

 

 

 

1.72

9.42

 

 

85.71

1

Cơ sở chăn nuôi

Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Lào Cai, Long An, Ninh Thuận, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Giang, Vĩnh Phúc

1009

322

53

184

85

6

2

4

0

0

0

0

0

2

Cơ sở giết mổ

Bà Rịa -Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bình Thuận, Đắk Lắk, Lào Cai, Long An, Ninh Thuận, Hà Giang, Quảng Bình, Sóc Trăng, Tiền Giang, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh

832

269

77

135

57

4

1

3

0

0

0

0

0

3

Cơ sở sơ chế, chế biến

An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bến Tre, Hà Giang, Bình Thuận, Khánh Hòa, Lào Cai, Long An, Ninh Thuận, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Tiền Giang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa

1638

293

78

136

79

44

1

42

1

21

0

3

18

5

Chợ bán lẻ/ cơ sở phân phối

Ninh Thuận, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Tiền Giang, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc

43

7

1

5

1

4

0

4

0

0

0

0

0

II

Chuỗi sản xuất kinh doanh thủy sản và sản phẩm thủy sản

 

3412

301

50

171

80

279

24

254

1

48

0

4

44

 

Tỷ lệ %

 

 

 

 

 

26.58

 

 

 

0.36

59.26

 

 

91.67

1

Cơ sở nuôi trồng thủy sản

Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Lào Cai, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Hà Giang, Bắc Ninh, Bình Thuận

342

146

40

46

60

0

0

0

0

0

0

0

0

2

Tàu cá

Bến Tre, Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Tiền Giang, Thanh Hoá, Khánh Hòa

803

75

0

65

10

53

0

53

0

0

0

0

0

3

Cảng cá, bến cá

Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Tiền Giang, Thanh Hóa

62

1

0

0

1

7

0

7

0

0

0

0

0

4

Cơ sở thu gom, kinh doanh nguyên liệu thủy sản

Bà Rịa-Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Thuận, Đồng Tháp, Long An, Ninh Thuận, Nghệ An, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Tiền Giang, Thanh Hóa

948

33

2

30

1

111

8

103

0

11

0

2

9

5

Cơ sở sơ chế/ chế biến

An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Tháp, Long An, Ninh Thuận, Nghệ An, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Tiền Giang, Thanh Hóa, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc

1148

28

4

16

8

101

12

88

1

37

0

2

35

7

Kho lạnh độc lập bảo quản thủy sản

Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Giang, Phú Thọ, Bình Thuận, Đắk Lắk, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Tiền Giang, Vĩnh Phúc

55

14

0

14

0

6

3

3

0

0

0

0

0

8

Chợ bán lẻ/ cơ sở phân phối sản phẩm

Bến Tre, Khánh Hòa, Bình Phước, Quảng Ninh

54

4

4

0

0

1

1

0

0

0

0

0

0

III

Chuỗi sản xuất kinh doanh thực vật và sản phẩm thực vật

 

3135

495

78

297

119

80

22

57

1

70

2

22

46

 

Tỷ lệ %

 

 

 

 

 

24.04

 

 

 

1.25

58.33

 

 

65.71

1

Cơ sở trồng trọt

Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Lào Cai, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Vĩnh Long, Hà Giang, Vĩnh Phúc

410

284

46

173

65

2

0

2

0

0

0

0

0

2

Cơ sở sơ chế, chế biến rau, củ, quả

Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Bình Thuận, Long An, Ninh Thuận, Ngệ An, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Tiền Giang, Thanh Hóa, Tây Ninh, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc

383

14

4

7

3

12

3

8

1

18

0

5

13

3

Cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm các loại cây công nghiệp (chè, cà phê, ca cao, tiêu, điều, đường mía…)

An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Bình Phước, Hà Giang, Bình Thuận, Đắk Lắk, Long An, Khánh Hòa, Lào Cai, Phú Thọ, Ninh Thuận, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Tây Ninh, Tiền Giang, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa

1637

159

22

87

49

43

15

28

0

51

2

16

33

4

Cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm cây lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn...)

An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bắc Ninh, Khánh Hòa, Long An, Ngệ An, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Tiền Giang, Thanh Hóa, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc

481

19

3

15

1

14

4

10

0

1

0

1

0

5

Cơ sở sản xuất muối ăn

Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, Ngệ An, Khánh Hòa, Tiền Giang, Vĩnh Phúc

46

3

0

3

0

1

0

1

0

0

0

0

0

6

Cơ sở sơ chế, chế biến các loại lâm sản dùng làm thực phẩm (mộc nhĩ, nấm hương…)

Quảng Ngãi, Tây Ninh, Thanh Hóa

11

1

0

1

0

0

0

0

0

0

0

0

0

8

Chợ bán lẻ/cơ sở phân phối

An Giang, Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Khánh Hòa, Long An, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Vĩnh Phúc

167

15

3

11

1

8

0

8

0

0

0

0

0

IV

Vật tư nông nghiệp

 

9311

517

140

278

99

160

64

89

7

12

2

7

3

 

Tỷ lệ %

 

 

 

 

 

19.15

 

 

 

4.38

11.32

 

 

25.00

A

Cho động vật bao gồm cả thủy sản

 

3192

336

89

167

80

82

30

49

3

12

2

7

3

 

Tỷ lệ %

 

 

 

 

 

23.81

 

 

 

3.66

14.46

 

 

25.00

1

Cơ sở sản xuất giống vật nuôi trên cạn

Vĩnh Phúc, Đắk Lắk

17

3

2

1

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2

Cơ sở kinh doanh giống vật nuôi trên cạn

Bà Rịa-Vũng Tàu, Lào Cai

5

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

3

Cơ sở sản xuất giống thủy sản

Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Bình Thuận, Long An, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Tiền Giang, Vĩnh Phúc

782

49

4

14

31

38

22

16

0

12

2

7

3

5

Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi (bao gồm cả thức ăn thủy sản)

Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, Lào Cai, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Phúc, Lào Cai

154

2

0

1

1

10

6

1

3

0

0

0

0

6

Cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi (bao gồm cả thức ăn thủy sản)

Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Hà Giang, Lào Cai, Long An, Ninh Thuận, Nghệ An, Quảng Bình, Tiền Giang, Vĩnh Phúc, Lào Cai

1175

120

39

68

13

5

0

5

0

0

0

0

0

8

Cơ sở kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y cho động vật và thủy sản

Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Phước, Đắk Lắk, Lào Cai, Long An, Ninh Thuận, Hà Giang, Quảng Bình, Tiền Giang, Vĩnh Phúc

924

162

44

83

35

29

2

27

0

0

0

0

0

B

Cho thực vật

 

6119

181

51

111

19

78

34

40

4

0

0

0

0

1

Cơ sở sản xuất giống cây nông nghiệp

Bắc Ninh, Ninh Thuận, Hà Giang, Vĩnh Phúc

29

15

7

7

1

0

0

0

0

0

0

0

0

3

Cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp

Khánh Hòa, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Quảng Bình

46

1

1

0

0

15

12

3

0

0

0

0

0

5

Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật; phụ gia, hóa chất dùng trong chế biến, bảo quản nguyên liệu, sản phẩm nông lâm thủy sản

Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Phúc

57

0

0

0

0

2

1

1

0

0

0

0

0

6

Cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật; phụ gia, hóa chất dùng trong chế biến, bảo quản nguyên liệu, sản phẩm nông lâm thủy sản

An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Lào Cai, Long An, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Hà Giang, Quảng Bình, Tiền Giang, Vĩnh Phúc

2719

77

16

51

10

32

13

19

0

0

0

0

0

7

Cơ sở sản xuất phân bón, chất bổ sung

Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Đồng Tháp, Lào Cai, Long An, Ninh Thuận, Quảng Bình, Tiền Giang, Vĩnh Phúc

141

13

3

6

4

3

1

1

1

0

0

0

0

8

Cơ sở kinh doanh phân bón, chất bổ sung

Bắc Ninh, Bến Tre, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Lào Cai, Long An, Ninh Thuận, Hà Giang, Quảng Bình, Tiền Giang, Vĩnh Phúc

3079

75

24

47

4

26

7

16

3

0

0

0

0

V

Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Nước sinh hoạt nông thôn

An Giang, Bình Thuận, Tiền Giang, Thanh Hóa

306

0

0

0

0

142

80

62

0

0

0

0

0

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Báo cáo 785/BC-QLCL-KH kết quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm tháng 4 kế hoạch tháng 5 năm 2014 do Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản ban hành

  • Số hiệu: 785/BC-QLCL-KH
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 09/05/2014
  • Nơi ban hành: Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
  • Người ký: Nguyễn Như Tiệp
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản