Hệ thống pháp luật

BỘ NỘI VỤ
CỤC VĂN THƯ VÀ LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 250/BC-VTLTNN

Hà Nội, ngày 09 tháng 04 năm 2010

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ KIỂM TRA CHÉO CÔNG TÁC VĂN THƯ, LƯU TRỮ 2 NĂM 2007 - 2009 CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ, CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC, TỔNG CÔNG TY 91 VÀ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ và để tăng cường trao đổi, học tập kinh nghiệm giữa các tổ chức lưu trữ, ngày 03 tháng 3 năm 2009, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã ban hành Công văn số 132/VTLTNN-VP gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, các Tập đoàn Kinh tế nhà nước và Tổng công ty 91 (sau đây gọi tắt là các bộ, ngành trung ương) và Công văn số 133/VTLTNN-VP gửi Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Nội vụ các tỉnh) về việc hướng dẫn kiểm tra chéo công tác văn thư, lưu trữ 2 năm (từ tháng 7 năm 2007 đến hết tháng 6 năm 2009). Qua quá trình kiểm tra và báo cáo tổng kết của các bộ, ngành trung ương và Sở Nội vụ các tỉnh, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổng hợp kết quả chung về kiểm tra chéo công tác văn thư, lưu trữ như sau:

I. TÌNH HÌNH KIỂM TRA CÔNG TÁC VĂN THƯ, LƯU TRỮ

1. Tổ chức thực hiện

Đối với các bộ, ngành trung ương: có 55 bộ, ngành trung ương tham gia kiểm tra chéo công tác văn thư, lưu trữ và được phân chia thành 18 cụm, mỗi cụm từ 3 đến 4 đơn vị. Vì một số lý do riêng, một số đơn vị có văn bản đề nghị không tham gia kiểm tra như: Đài Tiếng nói Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế. Thành phần đoàn kiểm tra ở hầu hết các cụm đều có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Văn phòng, lãnh đạo Phòng Lưu trữ của bộ, ngành trung ương và cán bộ phụ trách hoặc trực tiếp làm công tác văn thư, lưu trữ, đặc biệt như Tổng Công ty Cà phê Việt Nam có sự tham gia của người đứng đầu.

Đối với Sở Nội vụ các tỉnh: có 63 tỉnh tham gia kiểm tra chéo công tác văn thư, lưu trữ và được phân chia thành 16 cụm, mỗi cụm từ 3 đến 4 tỉnh. Có 02 đơn vị có văn bản đề nghị thay thế cụm trưởng: Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên và Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế. Thành phần đoàn kiểm tra ở hầu hết các cụm đều có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ, Phòng quản lý Văn thư, Lưu trữ, lãnh đạo Trung tâm Lưu trữ tỉnh và cán bộ phụ trách hoặc trực tiếp làm công tác văn thư, lưu trữ.

Các đơn vị được chỉ định làm cụm trưởng đã tích cực phối hợp với các đơn vị thành viên trong cụm chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra một cách nghiêm túc theo hướng dẫn của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước. Kết quả kiểm tra đã được các đơn vị trong cụm thảo luận, thống nhất và cụm trưởng đã tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra về Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước.

2. Nội dung kiểm tra

Nội dung kiểm tra chéo công tác văn thư, lưu trữ tập trung vào các lĩnh vực: công tác quản lý văn thư, lưu trữ; các hoạt động nghiệp vụ văn thư, lưu trữ từ tháng 6/2007 đến tháng 6/2009. Các nội dung trên được cụ thể hóa thành 10 chỉ tiêu, tương ứng với mỗi chỉ tiêu là khung điểm để đánh giá, chấm điểm.

3. Kết quả kiểm tra (Chi tiết tại Phụ lục số 1 của trung ương, Phụ lục số 2 của địa phương)

II. NHẬN XÉT CHUNG

1. Ưu điểm

- Đối với các bộ, ngành trung ương: Lãnh đạo các bộ, ngành trung ương nhất là lãnh đạo phụ trách trực tiếp công tác văn thư, lưu trữ ngày càng nhận thức rõ hơn, đầy đủ hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác văn thư, lưu trữ đối với hoạt động thực tiễn và nghiên cứu lịch sử, do vậy đã quan tâm nhiều đến công tác này từ việc ban hành văn bản quản lý, bố trí cán bộ, thực hiện chế độ phụ cấp, kiểm tra hướng dẫn và đào tạo nghiệp vụ đến việc cải tạo nâng cấp kho tàng, ứng dụng công nghệ thông tin trong văn thư, lưu trữ …

- Đối với Sở Nội vụ các tỉnh: Hầu hết các tỉnh đã thành lập Phòng Quản lý văn thư, lưu trữ. Sở Nội vụ đã chủ động tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đưa công tác văn thư, lưu trữ đi vào nề nếp.

Cán bộ văn thư, lưu trữ ngày càng nỗ lực nêu cao tinh thần trách nhiệm, sáng tạo, chủ động và không ngừng học tập để nắm vững, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ.

Việc tổ chức kiểm tra chéo công tác văn thư, lưu trữ đã tạo điều kiện cho các bộ, ngành trung ương và Sở Nội vụ các tỉnh học tập trao đổi kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện công tác văn thư, lưu trữ của đơn vị mình. Đồng thời qua đây, các bộ, ngành trung ương và Sở Nội vụ các tỉnh đã đề xuất, kiến nghị với lãnh đạo các cấp, với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước và Bộ Nội vụ những giải pháp để chỉ đạo công tác này ngày càng tốt hơn. Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến Pháp lệnh, các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác văn thư, lưu trữ. Từ đó, nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác văn thư, lưu trữ và giá trị của tài liệu lưu trữ đã được nâng lên rõ rệt, tạo điều kiện cho công tác này phát triển.

2. Tồn tại

- Về tổ chức, kiểm tra: một số bộ, ngành trung ương và Sở Nội vụ các tỉnh còn chưa đảm bảo tiến độ, có cụm đến tháng 02 năm 2010 mới hoàn thành kiểm tra. Cá biệt Sở Nội vụ thành phố Hà Nội cho đến ngày 29/3/2010 mới hoàn thành việc kiểm tra sau khi Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước có văn bản nhắc nhở. Điều này ảnh hưởng chung đến kết quả kiểm tra của một số đơn vị trong cụm và ảnh hưởng đến việc tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Nội vụ kết quả kiểm tra chéo tại các cơ quan trung ương và địa phương. Hồ sơ về việc kiểm tra chéo của một số cụm vẫn làm chưa đúng, chưa đủ theo văn bản hướng dẫn của Cục.

- Về chỉ tiêu và mức điểm: mặc dù các chỉ tiêu kiểm tra và mức điểm đã được cụ thể hóa chi tiết nhưng khi áp dụng có nơi và có chỉ tiêu khi triển khai còn chưa phù hợp.

- Bên cạnh những việc đã làm được, công tác văn thư, lưu trữ ở các bộ, ngành trung ương và Sở Nội vụ các tỉnh còn một số hạn chế:

+ Ở một số cơ quan, công tác văn thư, lưu trữ chưa được lãnh đạo quan tâm đúng mức, đa số các đơn vị trực thuộc bộ, ngành trung ương chỉ có cán bộ kiêm nhiệm công tác văn thư, lưu trữ.

+ Cơ sở vật chất phục vụ công tác văn thư, lưu trữ còn nhiều khó khăn như: diện tích phòng làm việc và kho lưu trữ còn chật hẹp, các trang thiết bị trong kho bảo quản lưu trữ còn thiếu; kinh phí dành cho công tác văn thư, lưu trữ còn hạn chế.

+ Việc lập hồ sơ và việc thu, nộp hồ sơ, tài liệu hàng năm của công chức, viên chức còn chưa đầy đủ và còn mang tính hình thức. Ở một số cơ quan, đơn vị việc nộp lưu tài liệu còn ở trong tình trạng bó gói và tài liệu nộp lưu vào lưu trữ lịch sử còn chậm, chưa thường xuyên.

+ Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư, lưu trữ ở một số đơn vị đã được thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao.

3. Một số kiến nghị từ việc tổ chức, kiểm tra

a) Đối với các bộ ngành trung ương và Sở Nội vụ các tỉnh

- Một số tỉnh như Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng cần khẩn trương ổn định về tổ chức theo Thông tư số 04/2008/TT-BNV ngày 04 tháng 6 năm 2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

- Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ về lập hồ sơ công việc cho công chức, viên chức; khắc phục tình trạng thu, nộp tài liệu dạng bó gói như hiện nay. Cần quan tâm hơn đến việc thu thập tài liệu, hồ sơ công việc tại các đơn vị nhằm bổ sung đầy đủ vào tài liệu lưu trữ cơ quan.

- Cần tăng cường cán bộ làm công tác lưu trữ; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn hoặc cử cán bộ tham gia các lớp nâng cao trình độ, nghiệp vụ văn thư, lưu trữ trong và ngoài nước cho các cấp lãnh đạo và đội ngũ cán bộ làm trực tiếp công tác này; đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư, lưu trữ.

- Đảm bảo diện tích và các trang thiết bị trong kho bảo quản tài liệu lưu trữ. Sở Nội vụ các tỉnh cần tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh sớm có dự án xây dựng kho lưu trữ chuyên dụng theo quy định.

b) Đối với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước

- Tham mưu, kiến nghị với Bộ Nội vụ trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để hoàn thiện hệ thống văn bản về công tác văn thư, lưu trữ.

- Tiếp tục triển khai tổ chức thực hiện các văn bản hướng dẫn về quản lý văn bản đi, đến, lập hồ sơ trong môi trường mạng và hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu lưu trữ.

- Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, hội thảo chuyên đề về văn thư, lưu trữ.

- Nghiên cứu, đề xuất các chế độ phụ cấp độc hại bằng tiền và bằng hiện vật đối với cán bộ làm công tác văn thư, lưu trữ cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

III. KHEN THƯỞNG

Căn cứ vào kết quả kiểm tra và thành tích đạt được trong công tác văn thư, lưu trữ 2 năm 2007 - 2009 của các bộ, ngành trung ương và Sở Nội vụ các tỉnh của cụm trưởng các cụm đã tổng hợp và báo cáo,

Bộ trưởng Bộ Nội vụ:

- Tặng Cờ thi đua cho 04 đơn vị: Văn phòng Bộ Công thương, Văn phòng Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Văn phòng Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam và Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Long.

- Tặng Bằng khen cho 14 đơn vị: Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ, Vụ Hành chính - Văn phòng Chính phủ, Vụ Tổ chức - Hành chính - Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Bộ Công an, Văn phòng Bộ Ngoại giao, Văn phòng Bộ Quốc phòng, Văn phòng Bộ Tài chính, Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao, Văn phòng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Văn phòng Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Văn phòng Tổng công ty Lương thực miền Nam, Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam và Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang, Sở Nội vụ tỉnh Bình Phước

Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tặng giấy khen cho 14 đơn vị: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Văn phòng Bộ Giao thông vận tải, Văn phòng Thông tấn xã Việt Nam, Văn phòng Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Văn phòng Viện Khoa học và Xã hội Việt Nam, Văn phòng Đài Truyền hình Việt Nam và Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị, Sở Nội vụ tỉnh Đồng Tháp, Sở Nội vụ tỉnh Bình Định, Sở Nội vụ tỉnh Đồng Nai, Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên, Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội.

Trên đây là tổng hợp chung kết quả kiểm tra chéo công tác văn thư, lưu trữ từ tháng 6/2007 đến hết tháng 6/2009 và các hình thức khen thưởng của Bộ Nội vụ và của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước cho các bộ, ngành trung ương và Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đề nghị các cơ quan, đơn vị tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục mọi khó khăn, phấn đấu nhiều hơn nữa để đưa công tác văn thư, lưu trữ ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ (để báo cáo);
- Thứ trưởng Văn Tất Thu (để báo cáo);
- Các bộ, ngành trung ương;
- Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lãnh đạo Cục;
- Các đơn vị thuộc Cục;
- Lãnh đạo VP;
- Lưu: VT, VP.

CỤC TRƯỞNG




Vũ Thị Minh Hương

 

PHỤ LỤC 1

KẾT QUẢ KIỂM TRA CÔNG TÁC VĂN THƯ, LƯU TRỮ NĂM 2009 CỦA CÁC BỘ, NGÀNH TRUNG ƯƠNG
(Kèm theo Báo cáo số 250/BC-VTLTNN ngày 09 tháng 4 năm 2010 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước)

STT

Tên cơ quan

Điểm đánh giá của đoàn kiểm tra

1

Bộ Công thương

1000

2

Bộ Khoa học và Công nghệ

1000

3

Văn phòng Chính phủ

1000

4

Tập đoàn Công nghiệp cao su VN

1000

5

Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam

1000

6

Bộ Công an

995

7

Bộ Ngoại giao

990

8

Tòa án nhân dân tối cao

990

9

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VN

990

10

Tổng công ty Lương thực miền Nam

990

11

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

987

12

Văn phòng Chủ tịch nước

980

13

Bộ Quốc phòng

980

14

Bộ Tài chính

980

15

Tổng công ty Thép Việt Nam

980

16

Thông tấn xã Việt Nam

970

17

Bộ Giáo dục và Đào tạo

960

18

Bộ Giao thông vận tải

960

19

Viện Khoa học và Công nghệ VN

960

20

Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

950

21

Đài Truyền hình Việt Nam

950

22

Văn phòng Quốc hội

940

23

Thanh tra Chính phủ

940

24

Bảo hiểm xã hội Việt Nam

940

25

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

940

26

Kiểm toán Nhà nước

930

27

Bộ Tư pháp

920

28

Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam

920

29

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

910

30

Tập đoàn Bảo hiểm Việt Nam

910

31

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

900

32

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

900

33

Bộ Xây dựng

900

34

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam

900

35

Tổng công ty Hàng không Việt Nam

900

36

Ủy ban Dân tộc

890

37

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam

890

38

Tổng công ty Hóa chất Việt Nam

890

39

Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

880

40

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

880

41

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

870

42

Tổng công ty Giấy Việt Nam

870

43

Tổng công ty Lương thực miền Bắc

870

44

Tổng công ty Xi măng Việt Nam

870

45

Bộ Tài nguyên và Môi trường

860

46

Đại học Quốc gia thành phố HCM

835

47

Văn phòng Bộ Nội vụ

815

48

Đại học Quốc gia Hà Nội

810

49

Tập đoàn Công nghiệp Than & Khoáng sản Việt Nam

810

50

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

807

51

Tập đoàn Dệt may Việt Nam

805

52

Tổng công ty Đầu tư & Kinh doanh vốn Nhà nước

620

53

Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy VN

600

54

Tập đoàn Cà phê Việt Nam

590

55

Văn phòng UB Phòng chống tham nhũng

410

 

PHỤ LỤC 2

KẾT QUẢ KIỂM TRA CÔNG TÁC VĂN THƯ, LƯU TRỮ NĂM 2009 CỦA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
(Kèm theo Báo cáo số 250/BC-VTLTNN ngày 09 tháng 4 năm 2010 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước)

STT

Tên tỉnh

Điểm đánh giá của đoàn kiểm tra

1

Vĩnh Long

1000

2

Kiên Giang

990

3

Bình Phước

975

4

Thừa Thiên Huế

970

5

Quảng Trị

970

6

Đồng Tháp

970

7

Bình Định

960

8

Đồng Nai

960

9

Điện Biên

950

10

Bình Dương

950

11

Hà Nội

950

12

Hà Tĩnh

940

13

Tp. Hồ Chí Minh

940

14

Sơn La

930

15

Bắc Giang

930

16

Long An

930

17

Bà Rịa - Vũng Tàu

920

18

Tiền Giang

920

19

Hòa Bình

910

20

Vĩnh Phúc

910

21

Hải Phòng

910

22

Cần Thơ

905

23

Yên Bái

900

24

Phú Thọ

900

25

Nghệ An

900

26

Lào Cai

890

27

Thái Nguyên

890

28

Quảng Bình

890

29

Gia Lai

880

30

Bắc Ninh

860

31

Thái Bình

860

32

Quảng Ngãi

845

33

Tuyên Quang

840

34

Hà Giang

840

35

Thanh Hóa

840

36

Đắk Lắk

840

37

Sóc Trăng

840

38

Trà Vinh

840

39

Lạng Sơn

830

40

Nam Định

820

41

Cao Bằng

810

42

Khánh Hòa

810

43

Tây Ninh

810

44

Ninh Bình

800

45

Bình Thuận

785

46

Bến Tre

775

47

Phú Yên

770

48

Hà Nam

765

49

Đà Nẵng

760

50

Bạc Liêu

760

51

Cà Mau

755

52

Hưng Yên

750

53

Quảng Nam

745

54

Kon Tum

745

55

An Giang

745

56

Lai Châu

730

57

Hải Dương

710

58

Lâm Đồng

705

59

Quảng Ninh

700

60

Ninh Thuận

655

61

Hậu Giang

620

62

Bắc Kạn

613

63

Đắk Nông

530

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Báo cáo 250/BC-VTLTNN về kết quả kiểm tra chéo công tác văn thư, lưu trữ 2 năm 2007 - 2009 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty 91 và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Cục Văn thư là Lưu trữ Nhà nước ban hành

  • Số hiệu: 250/BC-VTLTNN
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 09/04/2010
  • Nơi ban hành: Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước
  • Người ký: Vũ Thị Minh Hương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản