Hệ thống pháp luật

Thủ tục hành chính: Xác nhận và giải quyết chế độ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 29 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành - Vĩnh Long

Thông tin

Số hồ sơ: T-VLG-BS159
Cơ quan hành chính: Vĩnh Long
Lĩnh vực: Chế độ - chính sách
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy ban nhân cấp xã
Cơ quan phối hợp (nếu có): Sở Y tế, Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Ủy ban nhân dân xã
Thời hạn giải quyết: 50 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (Theo quy định tại Điểm b, c, d, đ, e, g, Khoản 2, Điều 29 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH)
+ Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được bản khai, có trách nhiệm xác nhận các yếu tố trong bản khai, lập danh sách đề nghị xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học hoặc con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học kèm giấy tờ quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 29 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách người đủ điều kiện kèm giấy tờ quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 29 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, giới thiệu (kèm bản sao hồ sơ) ra Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh
Trường hợp vô sinh và trường hợp không có vợ (chồng) hoặc có vợ (chồng) nhưng không có con hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến, sau khi trở về không sinh thêm con, nay đã hết tuổi lao động mà không mắc bệnh theo danh mục bệnh tật do Bộ Y tế quy định thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển hồ sơ đến Sở Y tế để cấp giấy chứng nhận bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học
Trường hợp sinh con dị dạng, dị tật mà không mắc bệnh theo danh mục bệnh tật do Bộ Y tế quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu con dị dạng, dị tật ra Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh
+ Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh khám giám định, lập biên bản giám định bệnh, tật; dị dạng, dị tật chuyển Sở Y tế kèm hồ sơ để cấp giấy chứng nhận bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học; dị dạng, dị tật do ảnh hưởng của chất độc hóa học
+ Sở Y tế trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học; giấy chứng nhận dị dạng, dị tật do ảnh hưởng của chất độc hóa học và chuyển Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kèm hồ sơ
+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ do Sở Y tế chuyển đến, có trách nhiệm ra quyết định trợ cấp, phụ cấp đối với những trường hợp đủ điều kiện
Đối tượng thực hiện: Cá nhân
Kết quả thực hiện: Quyết định trợ cấp, phụ cấp đối với trường hợp đủ điều kiện
Tình trạng áp dụng: Còn áp dụng