Điều 39 Văn bản hợp nhất 4529/VBHN-BTP năm 2018 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật luật sư do Bộ Tư pháp ban hành
Điều 39. Chấm dứt hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài
1. Chi nhánh, công ty luật nước ngoài chấm dứt hoạt động khi bị thu hồi Giấy phép thành lập theo quy định tại Điều 40 của Nghị định này.
2. Trong trường hợp tự chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều 40 của Nghị định này thì chậm nhất là 30 ngày trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động, chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp và cơ quan thuế của địa phương nơi đặt trụ sở.
Trước thời điểm chấm dứt hoạt động, chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán xong các khoản nợ khác; thực hiện xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với luật sư, người lao động khác; giải quyết xong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp và cơ quan thuế của địa phương nơi đặt trụ sở về việc hoàn tất thủ tục nói trên; nộp lại Giấy phép thành lập cho Bộ Tư pháp, Giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp và nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền cấp và đăng ký việc sử dụng con dấu.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo bằng văn bản của chi nhánh, công ty luật nước ngoài, Bộ Tư pháp quyết định chấm dứt hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài.
3. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động do bị thu hồi Giấy phép thành lập quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 40 của Nghị định này thì chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi Giấy phép thành lập, chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán xong các khoản nợ khác; thực hiện xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với luật sư, người lao động khác; giải quyết xong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp và cơ quan thuế của địa phương nơi đặt trụ sở về việc hoàn tất thủ tục nói trên; nộp lại Giấy phép thành lập cho Bộ Tư pháp, Giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp và nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền cấp và đăng ký việc sử dụng con dấu.
Văn bản hợp nhất 4529/VBHN-BTP năm 2018 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật luật sư do Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 4529/VBHN-BTP
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 26/11/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1099 đến số 1100
- Ngày hiệu lực: 26/11/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh[2]
- Điều 2. Cơ sở đào tạo nghề luật sư
- Điều 3. Trợ giúp pháp lý của luật sư
- Điều 4. Nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư
- Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp trong việc quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư
- Điều 6. Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
- Điều 7. Điều lệ công ty luật
- Điều 8. Đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
- Điều 9. Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
- Điều 10. Đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư
- Điều 11. Thay đổi người đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư
- Điều 12. Hợp nhất công ty luật
- Điều 13. Sáp nhập công ty luật
- Điều 14. Chuyển đổi công ty luật trách nhiệm hữu hạn và công ty luật hợp danh
- Điều 15. Chuyển đổi văn phòng luật sư thành công ty luật
- Điều 16. Thuê luật sư nước ngoài làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư
- Điều 17. Thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư, Giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân[5]
- Điều 18. Mức trần thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự
- Điều 19. Thù lao và chi phí cho luật sư trong trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng
- Điều 20. Phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, Đại hội bất thường, phương án xây dựng Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư[6]
- Điều 21. Phê chuẩn kết quả Đại hội luật sư[7]
- Điều 22. Chế độ báo cáo, gửi các quy định, quyết định, nghị quyết của Đoàn luật sư
- Điều 23. Giải thể Đoàn luật sư
- Điều 24. Phê duyệt Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam
- Điều 25. Chế độ báo cáo, gửi các quy định, quyết định, nghị quyết của Liên đoàn luật sư Việt Nam
- Điều 26. Tên gọi của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 27. Đơn đề nghị thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
- Điều 28. Đơn đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài
- Điều 29. Ngôn ngữ sử dụng và hợp pháp hóa lãnh sự
- Điều 30. Đăng báo, thông báo về việc thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 31. Phạm vi hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư Việt Nam làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 32. Hợp nhất công ty luật nước ngoài
- Điều 33. Sáp nhập công ty luật nước ngoài
- Điều 34. Chuyển đổi chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 35. Chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam
- Điều 36. Thủ tục đăng ký thay đổi nội dung Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài
- Điều 37. Thủ tục đăng ký hoạt động của chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 38. Tạm ngừng hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài
- Điều 39. Chấm dứt hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài
- Điều 40. Thu hồi Giấy phép thành lập của chi nhánh, công ty luật nước ngoài
- Điều 41. Thu hồi Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài
- Điều 42. Thông báo về việc luật sư nước ngoài vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam