Điều 43 Văn bản hợp nhất 33/VBHN-BGTVT năm 2022 hợp nhất Thông tư hướng dẫn Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 43. Thi công nền đường, mặt đường, mặt cầu
1. Khi thi công nền đường, mặt đường, mặt cầu phải dành lại phần nền đường, mặt đường, mặt cầu để cho xe và người đi bộ qua lại, cụ thể như sau:
a) Mặt đường, mặt cầu rộng từ 3 làn xe trở xuống phải để ít nhất 1 làn xe;
b) Mặt đường, mặt cầu rộng trên 3 làn xe phải để ít nhất 2 làn xe.
2. Trường hợp không để đủ bề rộng 1 làn xe hoặc có nguy cơ gây ùn tắc giao thông, phải làm đường tránh, cầu tạm.
3. Trường hợp tuyến đường độc đạo, mặt đường thi công hẹp không thỏa mãn các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, phải đề xuất phương án đảm bảo giao thông ngay từ bước lập dự án (kể cả hỗ trợ bằng đường thủy, đường sắt); các hạng mục thành phần này phải được triển khai thi công trước, bảo đảm đưa vào khai thác trước khi thi công tuyến chính.
4. Trường hợp đào để mở rộng nền đường, đào đến đâu phải hoàn thiện ngay đến đó. Trường hợp thi công trên các đoạn nền đất yếu, đào hạ nền đường, đắp nền cao hơn 2 mét, phải có biện pháp riêng về bảo đảm giao thông và ứng phó khi gặp thời tiết xấu được tư vấn giám sát và chủ công trình chấp thuận.
5. Khi thi công móng và mặt đường: chiều dài mũi thi công không quá 300 mét, các mũi thi công cách nhau ít nhất 500 mét. Trong mùa mưa lũ, phải hoàn thành thi công dứt điểm từng đoạn sau mỗi ca, mỗi ngày, không để trôi vật liệu ra hai bên đường làm hư hỏng tài sản của người dân và gây ô nhiễm môi trường.
6. Trường hợp thi công cống ngang đường không có đường tránh bảo đảm giao thông:
a) Chỉ được thi công tối đa trên 1/2 bề rộng mặt đường, 1/2 bề rộng mặt đường còn lại để bảo đảm giao thông;
b) Đường có lưu lượng xe lớn chỉ được thi công trên 1/3 chiều rộng mặt đường, 2/3 chiều rộng mặt đường còn lại để bảo đảm giao thông;
c) Đường có tiêu chuẩn kỹ thuật từ cấp III trở lên, nếu không đủ hai làn xe bảo đảm giao thông, phải đắp tạm mở rộng để bảo đảm đủ hai làn xe;
d) Đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cấp IV, V và cấp VI, nếu không đủ một làn xe bảo đảm giao thông, phải đắp tạm mở rộng để bảo đảm đủ một làn xe;
đ) Khi thi công theo quy định tại điểm a, b, c, d Khoản này phải có hàng rào hộ lan quanh hố đào và đặt báo hiệu theo quy định về báo hiệu đường bộ hiện hành.
7. Khi thi công trên đường phải có phương án và thời gian thi công thích hợp với đặc điểm của từng loại công trình.
Văn bản hợp nhất 33/VBHN-BGTVT năm 2022 hợp nhất Thông tư hướng dẫn Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 33/VBHN-BGTVT
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 21/07/2022
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Đình Thọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/07/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Đất của đường bộ
- Điều 4. Hành lang an toàn đường bộ
- Điều 5. Xác định phạm vi đất của đường bộ, đất hành lang an toàn đường bộ
- Điều 6. Phạm vi bảo vệ trên không của công trình đường bộ[2]
- Điều 7. Khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang và chiều sâu đối với công trình thiết yếu[3]
- Điều 8. Hành lang chồng lấn giữa đường bộ và đường sắt
- Điều 9. Công trình nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ
- Điều 10. Sử dụng, khai thác phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Điều 11. Quản lý, sử dụng, khai thác phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư và đường chuyên dùng[7]
- Điều 12. Công trình thiết yếu xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Điều 13. Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu, chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp giấy phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ, đường bộ cao tốc đang khai thác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải[15]
- Điều 14. Cấp giấy phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ, đường bộ cao tốc đang khai thác[16]
- Điều 15. Trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người được giao quản lý, sử dụng công trình thiết yếu[17]
- Điều 16. Chấp thuận, cấp phép thi công xây dựng biển quảng cáo tạm thời trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ của quốc lộ đang khai thác
- Điều 17. Xây dựng công trình thiết yếu trên các tuyến quốc lộ được xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo
- Điều 18. Chấp thuận, cấp phép thi công xây dựng công trình đường bộ trong phạm vi đất dành cho đường bộ đối với quốc lộ đang khai thác
- Điều 19. Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục hành chính
- Điều 20. Đấu nối vào quốc lộ[23]
- Điều 21. Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối vào quốc lộ[24]
- Điều 22. Xác định điểm đấu nối vào quốc lộ[25]
- Điều 23. Thực hiện xác định các điểm đấu nối vào quốc lộ[26]
- Điều 24. Hồ sơ xác định các điểm đấu nối vào quốc lộ[27]
- Điều 25. Quyết định điểm đấu nối[28]
- Điều 26. Chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức thi công nút giao đấu nối vào quốc lộ
- Điều 27. Cấp phép thi công nút giao đấu nối vào quốc lộ
- Điều 28. Đấu nối tạm thời có thời hạn vào quốc lộ đang khai thác
- Điều 29. Giải quyết các tồn tại về sử dụng hành lang an toàn đường bộ
- Điều 30. Trách nhiệm của đơn vị quản lý đường bộ hoặc chủ đầu tư đối với đường đang triển khai dự án xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo
- Điều 31. Trách nhiệm của cơ quan quản lý đường bộ và Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 32. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và các cơ quan khác
- Điều 35. Cấp Giấy phép thi công công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ đang khai thác
- Điều 36. Nhận bàn giao mặt bằng, hiện trường để thi công
- Điều 37. Biện pháp và thời gian thi công
- Điều 38. Thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ
- Điều 39. Đường tránh, cầu tạm và hệ thống báo hiệu đường bộ
- Điều 40. Người cảnh giới
- Điều 41. Biển hiệu, phù hiệu, trang phục khi thi công
- Điều 42. Phương tiện thi công
- Điều 43. Thi công nền đường, mặt đường, mặt cầu
- Điều 44. Vật liệu thi công
- Điều 45. Thi công có sử dụng mìn hoặc có cấm đường
- Điều 46. Thi công chặt cây ven đường
- Điều 47. Thi công sửa chữa cầu, kè, đường ngầm
- Điều 48. Thi công mở rộng đường lên, xuống bến phà, cầu phao
- Điều 49. Trục vớt phao, phà bị đắm
- Điều 50. Thu dọn mặt bằng, hiện trường và tiếp nhận bàn giao
- Điều 51. Công trình đã hoàn thành thi công nhưng chưa nghiệm thu, bàn giao công trình
- Điều 52. Trách nhiệm của chủ đầu tư
- Điều 53. Các giai đoạn thẩm định an toàn giao thông
- Điều 54. Thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông
- Điều 55. Các căn cứ làm cơ sở thẩm định an toàn giao thông
- Điều 56. Trình tự thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đối với các dự án xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo
- Điều 57. Trình tự thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông trong quá trình khai thác
- Điều 58. Nội dung thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình
- Điều 59. Nội dung thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông giai đoạn thiết kế kỹ thuật (đối với công trình thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (đối với công trình thiết kế 1 bước và 2 bước) và trong quá trình xây dựng
- Điều 60. Nội dung thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông giai đoạn trước khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác
- Điều 61. Nội dung thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông trong quá trình khai thác đường
- Điều 62. Báo cáo thẩm tra an toàn giao thông
- Điều 63. Danh mục các nội dung xem xét trong quá trình thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ