Điều 41 Văn bản hợp nhất 26/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Viên chức do Văn phòng Quốc hội ban hành
Điều 41. Nội dung đánh giá viên chức[10]
1. Việc đánh giá viên chức được xem xét theo các nội dung sau đây:
a) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; tiến độ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phải gắn với vị trí việc làm, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể;
c) Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;
d) Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ Nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;
đ) Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, viên chức quản lý còn được đánh giá theo các nội dung sau đây:
a) Năng lực quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;
b) Kế hoạch làm việc theo năm, quý, tháng và kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý; việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách. Mức xếp loại chất lượng của cá nhân không cao hơn mức xếp loại chất lượng của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách.
3. Việc đánh giá viên chức được thực hiện như sau:
a) Đánh giá hàng năm; đánh giá trước khi kết thúc thời gian tập sự, ký kết tiếp hợp đồng làm việc, thay đổi vị trí việc làm; đánh giá trước khi xét khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch;
b) Căn cứ vào đặc thù công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức ban hành hoặc giao người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp sử dụng viên chức ban hành quy định đánh giá viên chức theo quý, tháng hoặc tuần phù hợp với đặc thù công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, bảo đảm công khai, dân chủ, khách quan, định lượng bằng kết quả, sản phẩm cụ thể; kết quả đánh giá là căn cứ để thực hiện đánh giá viên chức quy định tại điểm a khoản này.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Văn bản hợp nhất 26/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Viên chức do Văn phòng Quốc hội ban hành
- Số hiệu: 26/VBHN-VPQH
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 16/12/2019
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Hạnh Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 313 đến số 314
- Ngày hiệu lực: 16/12/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Viên chức
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức
- Điều 5. Các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức
- Điều 6. Các nguyên tắc quản lý viên chức
- Điều 7. Vị trí việc làm
- Điều 8. Chức danh nghề nghiệp
- Điều 9. Đơn vị sự nghiệp công lập và cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 10. Chính sách xây dựng và phát triển các đơn vị sự nghiệp công lập và đội ngũ viên chức
- Điều 11. Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp
- Điều 12. Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
- Điều 13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
- Điều 14. Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định
- Điều 15. Các quyền khác của viên chức
- Điều 16. Nghĩa vụ chung của viên chức
- Điều 17. Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp
- Điều 18. Nghĩa vụ của viên chức quản lý
- Điều 19. Những việc viên chức không được làm
- Điều 20. Căn cứ tuyển dụng
- Điều 21. Nguyên tắc tuyển dụng
- Điều 22. Điều kiện đăng ký dự tuyển
- Điều 23. Phương thức tuyển dụng
- Điều 24. Tổ chức thực hiện tuyển dụng
- Điều 25. Các loại hợp đồng làm việc[5]
- Điều 26. Nội dung và hình thức của hợp đồng làm việc
- Điều 27. Chế độ tập sự
- Điều 28. Thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc
- Điều 29. Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
- Điều 30. Giải quyết tranh chấp về hợp đồng làm việc
- Điều 33. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức
- Điều 34. Trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng viên chức
- Điều 35. Trách nhiệm và quyền lợi của viên chức trong đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 36. Biệt phái viên chức
- Điều 37. Bổ nhiệm viên chức quản lý
- Điều 38. Xin thôi giữ chức vụ quản lý hoặc miễn nhiệm đối với viên chức quản lý
- Điều 39. Mục đích của đánh giá viên chức
- Điều 40. Căn cứ đánh giá viên chức
- Điều 41. Nội dung đánh giá viên chức[10]
- Điều 42. Xếp loại chất lượng[11] viên chức
- Điều 43. Trách nhiệm đánh giá viên chức
- Điều 44. Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng[13] viên chức
- Điều 47. Quản lý nhà nước về viên chức
- Điều 48. Quản lý viên chức
- Điều 49. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định liên quan đến quản lý viên chức
- Điều 50. Kiểm tra, thanh tra
- Điều 51. Khen thưởng
- Điều 52. Các hình thức kỷ luật đối với viên chức
- Điều 53. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật[17]
- Điều 54. Tạm đình chỉ công tác
- Điều 55. Trách nhiệm bồi thường, hoàn trả
- Điều 56. Các quy định khác liên quan đến việc kỷ luật viên chức
- Điều 57. Quy định đối với viên chức bị truy cứu trách nhiệm hình sự