Chương 8 Văn bản hợp nhất 16/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Giao thông đường thủy nội địa do Văn phòng Quốc hội ban hành
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Điều 98h. Nội dung quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa[99]
1. Xây dựng, chỉ đạo và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển và bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về giao thông đường thủy nội địa.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa.
4. Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa[100].
5. Tổ chức thực hiện đăng ký, đăng kiểm phương tiện thủy nội địa; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa.
6. Quản lý, đào tạo, cấp, đổi, thu hồi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền viên và người lái phương tiện thủy nội địa.
7. Quản lý hoạt động vận tải đường thủy nội địa.
8. Tổ chức thực hiện công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ giao thông đường thủy nội địa.
9. Bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải đường thủy nội địa.
10. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.
11. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy nội địa.
12. Hợp tác quốc tế về giao thông đường thủy nội địa.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa.
2. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa.
3. Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[101] thực hiện các biện pháp bảo vệ trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa; tổ chức lực lượng Cảnh sát đường thủy[102] tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trên đường thủy nội địa[103] đối với người, phương tiện tham gia giao thông đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật; thống kê, cung cấp dữ liệu về tai nạn giao thông đường thủy nội địa.
3a.[104] Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
4.[105] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc xây dựng quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy định của pháp luật về quy hoạch và chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đối với khu vực hoạt động thủy sản, tàu cá hoạt động trên đường thủy nội địa.
5.[106] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành liên quan khi xây dựng quy hoạch đê điều, công trình thủy lợi và kế hoạch phòng, chống thiên tai có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa; chỉ đạo thực hiện việc đặt, duy trì báo hiệu đường thủy nội địa đối với các công trình thủy lợi và thanh thải kịp thời các công trình thuỷ lợi không còn sử dụng nhưng ảnh hưởng tới luồng và hành lang bảo vệ luồng.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc xây dựng quy hoạch phát triển lưu vực sông, quản lý khai thác tài nguyên có liên quan đến luồng và hành lang bảo vệ luồng, bảo đảm an toàn giao thông, bảo vệ môi trường trên đường thủy nội địa.
7. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường thủy nội địa.
Điều 100. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Tổ chức, chỉ đạo các sở, ban, ngành trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các biện pháp bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa[107], chống lấn, chiếm hành lang bảo vệ luồng, bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa và chịu trách nhiệm về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa tại địa phương; tổ chức cứu nạn, giải quyết hậu quả các vụ tai nạn trên đường thủy nội địa trong phạm vi địa phương.
2.[108] Tổ chức thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo thẩm quyền; xây dựng và tổ chức thực hiện nội dung phương án phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trong quy hoạch tỉnh.
3. Tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy nội địa theo thẩm quyền; áp dụng các biện pháp thiết lập trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa tại địa phương.
Điều 101. Thanh tra giao thông đường thủy nội địa
1. Thanh tra giao thông đường thủy nội địa là thanh tra chuyên ngành, có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn kỹ thuật và quản lý đối với kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa[109], vận tải đường thủy nội địa, phương tiện, thuyền viên và người lái phương tiện.
2. Tổ chức và hoạt động của thanh tra giao thông đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Văn bản hợp nhất 16/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Giao thông đường thủy nội địa do Văn phòng Quốc hội ban hành
- Số hiệu: 16/VBHN-VPQH
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 05/07/2019
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Hạnh Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 731 đến số 732
- Ngày hiệu lực: 05/07/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động giao thông đường thủy nội địa
- Điều 5. Chính sách phát triển giao thông đường thủy nội địa
- Điều 6. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy nội địa
- Điều 7. [12] (được bãi bỏ)
- Điều 8. Các hành vi bị cấm
- Điều 9. Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa[19]
- Điều 10. Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa[22]
- Điều 11. Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa[23]
- Điều 12. Báo hiệu đường thủy nội địa
- Điều 13. Cảng, bến thủy nội địa[26]
- Điều 14. Nội dung và phạm vi bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa[28]
- Điều 15. Bảo vệ luồng
- Điều 16. Hành lang bảo vệ luồng
- Điều 17. Bảo vệ kè, đập giao thông
- Điều 18. Bảo vệ các công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa[32]
- Điều 19. Trách nhiệm bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa[33]
- Điều 20. Thanh thải vật chướng ngại
- Điều 21. Hạn chế giao thông trên đường thủy nội địa
- Điều 22. Quản lý, bảo trì đường thủy nội địa
- Điều 23. Nguồn tài chính để quản lý, bảo trì đường thủy nội địa
- Điều 24. Điều kiện hoạt động của phương tiện[39]
- Điều 25. Đăng ký phương tiện
- Điều 26. Đăng kiểm phương tiện
- Điều 27. Cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện
- Điều 28. Phương tiện nhập khẩu[50]
- Điều 29. Chức danh và tiêu chuẩn chức danh thuyền viên
- Điều 30. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn[55], chứng chỉ chuyên môn
- Điều 31. Đào tạo, cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn[58] và chứng chỉ chuyên môn
- Điều 32. Điều kiện dự thi nâng hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng[65]
- Điều 33. Đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng[66]
- Điều 34. Đảm nhiệm chức danh máy trưởng[67]
- Điều 35. Điều kiện của người lái phương tiện
- Điều 36. Chấp hành quy tắc giao thông đường thủy nội địa
- Điều 37. Hành trình trong điều kiện tầm nhìn bị hạn chế và nơi luồng giao nhau, luồng cong gấp, luồng hẹp, luồng bị hạn chế[75]
- Điều 38. Quyền ưu tiên của phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt
- Điều 39. Phương tiện tránh nhau khi đi đối hướng nhau
- Điều 40. Phương tiện tránh nhau khi đi cắt hướng nhau
- Điều 41. Thuyền buồm tránh nhau
- Điều 42. Phương tiện vượt nhau
- Điều 43. Phương tiện đi qua khoang thông thuyền của cầu, cống
- Điều 44. Neo đậu phương tiện
- Điều 45. Tín hiệu của phương tiện
- Điều 46. Tín hiệu điều động
- Điều 47. Âm hiệu thông báo
- Điều 48. Âm hiệu khi tầm nhìn bị hạn chế
- Điều 49. Phân loại phương tiện để bố trí tín hiệu
- Điều 50. Đèn hiệu trên phương tiện hành trình một mình
- Điều 51. Tín hiệu trên đoàn lai kéo
- Điều 52. Tín hiệu trên đoàn lai áp mạn
- Điều 53. Tín hiệu trên đoàn lai đẩy
- Điều 54. Tín hiệu trên đoàn lai hỗn hợp
- Điều 55. Tín hiệu trên phương tiện mất chủ động
- Điều 56. Tín hiệu trên phương tiện neo
- Điều 57. Tín hiệu trên phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng hoặc phương tiện bị mắc cạn trên luồng
- Điều 58. Tín hiệu trên phương tiện có động cơ chở khách
- Điều 59. Tín hiệu trên phương tiện chở hàng nguy hiểm
- Điều 60. Tín hiệu trên tàu cá
- Điều 61. Tín hiệu trên phương tiện có người ngã xuống nước
- Điều 62. Tín hiệu trên phương tiện yêu cầu cảnh sát, thanh tra giao thông đường thủy nội địa hỗ trợ
- Điều 63. Tín hiệu trên phương tiện có người, súc vật bị dịch bệnh
- Điều 64. Tín hiệu trên phương tiện bị nạn yêu cầu cấp cứu
- Điều 65. Tín hiệu báo trạm kiểm soát, phương tiện tuần tra, kiểm soát giao thông
- Điều 66. Tín hiệu gọi phương tiện để kiểm soát giao thông
- Điều 67. Tín hiệu trên phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt
- Điều 68. Tín hiệu trên phương tiện đưa đón hoa tiêu
- Điều 69. Quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa
- Điều 70. Hoạt động của phương tiện, tàu biển tại cảng, bến thủy nội địa
- Điều 71. Cảng vụ đường thủy nội địa
- Điều 72. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cảng vụ đường thủy nội địa
- Điều 73. Hoa tiêu đường thủy nội địa
- Điều 74. Nhiệm vụ của hoa tiêu
- Điều 75. Trách nhiệm của thuyền trưởng trong thời gian thuê hoa tiêu
- Điều 76. Trách nhiệm của chủ phương tiện và hoa tiêu khi có tổn thất
- Điều 77. Hoạt động vận tải đường thủy nội địa
- Điều 78. Vận tải hành khách đường thủy nội địa
- Điều 79. Vận tải hành khách ngang sông
- Điều 80. Vận tải bằng phương tiện nhỏ
- Điều 81. Hợp đồng vận tải hành khách, vé hành khách
- Điều 82. Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách
- Điều 83. Quyền và nghĩa vụ của hành khách
- Điều 84. Hành lý ký gửi, bao gửi
- Điều 85. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải đối với hành khách
- Điều 86. Hợp đồng vận tải hàng hóa, giấy gửi hàng hóa và giấy vận chuyển
- Điều 87. Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hàng hóa
- Điều 88. Quyền và nghĩa vụ của người thuê vận tải hàng hóa
- Điều 89. Quyền và nghĩa vụ của người nhận hàng
- Điều 90. Xử lý hàng hóa, hành lý ký gửi, bao gửi không có người nhận hoặc người nhận từ chối
- Điều 91. Bồi thường hàng hóa bị mất mát, hư hỏng
- Điều 92. Thời hạn gửi yêu cầu bồi thường, thời hạn giải quyết bồi thường và thời hiệu khởi kiện
- Điều 93. Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải
- Điều 94. Miễn bồi thường
- Điều 95. Vận tải hàng hóa nguy hiểm
- Điều 96. Vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng
- Điều 97. Vận tải động vật sống
- Điều 98. Vận tải thi hài, hài cốt