Điều 49 Văn bản hợp nhất 16/VBHN-NHNN năm 2024 hợp nhất Thông tư quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Điều 49. Trách nhiệm của Công ty Quản lý tài sản
1. Thực hiện việc mua, bán và xử lý nợ xấu một cách kịp thời và đúng quy định của pháp luật; hướng dẫn các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài[337] lập, gửi danh sách các khoản nợ xấu đủ điều kiện bán cho Công ty Quản lý tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư này.
2. Báo cáo Ngân hàng Nhà nước về việc mua, bán và xử lý, thu hồi các khoản nợ xấu đã mua; phát hành, sử dụng và thanh toán trái phiếu đặc biệt và các hoạt động khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
3. Sử dụng số tiền thu hồi nợ bằng tiền từ khoản nợ xấu mà tổ chức tín dụng Việt Nam[338] bán nợ được hưởng để trả nợ vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của tổ chức tín dụng Việt Nam[339] bán nợ tại Ngân hàng Nhà nước.
4. Đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định các nội dung quy định tại các khoản 4, 6 Điều 13; điểm đ khoản 1 và khoản 3 Điều 16; các khoản 3, 4 Điều 25; khoản 2 Điều 32; khoản 2 Điều 37 Thông tư này.
5. Chủ trì, phối hợp với tổ chức tín dụng Việt Nam[340] và các đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp xử lý nợ, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt để hoàn trả nợ vay tái cấp vốn cho Ngân hàng Nhà nước.
6. Thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại Thông tư này và các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
7.[341] Phối hợp với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài[342] bán nợ cung cấp kịp thời các thông tin về khoản nợ xấu cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) khi đề nghị phát hành, tái cấp vốn, thanh toán trái phiếu, trái phiếu đặc biệt.
8.[343] Thực hiện khởi kiện khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm tại Tòa án trong thời hiệu khởi kiện theo quy định pháp luật.
9.[344] Định kỳ hàng tháng, chậm nhất vào ngày 10 của tháng báo cáo, cung cấp thông tin về các khoản nợ xấu đã mua và tình hình biến động các khoản nợ xấu đó cho Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam bằng văn bản điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.
10.[345] Phối hợp với Sở Giao dịch trong việc xử lý số tiền thu hồi nợ, thanh toán trái phiếu trong trường hợp trái phiếu được sử dụng để vay tái cấp vốn, tham gia nghiệp vụ thị trường mở với Ngân hàng Nhà nước.
Văn bản hợp nhất 16/VBHN-NHNN năm 2024 hợp nhất Thông tư quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 16/VBHN-NHNN
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 13/06/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đoàn Thái Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 749 đến số 750
- Ngày hiệu lực: 13/06/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh[6]
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Ban hành, công khai các chính sách quản lý, quy định nội bộ về mua, bán, xử lý nợ xấu
- Điều 5. Thẩm quyền mua, bán nợ xấu
- Điều 6. Đồng tiền giao dịch
- Điều 7. Chuyển giao các quyền và lợi ích liên quan đến khoản nợ xấu
- Điều 8. Nguyên tắc mua, bán nợ xấu
- Điều 9. Cấp tín dụng đối với khách hàng vay có nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản[50]
- Điều 10. Chủ thể, mục đích và nguyên tắc phát hành trái phiếu, trái phiếu đặc biệt[52]
- Điều 11. Điều kiện và điều khoản của trái phiếu, trái phiếu đặc biệt[57]
- Điều 12. Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt
- Điều 13. Thủ tục đề nghị chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt
- Điều 14. Các yếu tố của trái phiếu, trái phiếu đặc biệt[70]
- Điều 15. Quyền và trách nhiệm quản lý, sử dụng trái phiếu, trái phiếu đặc biệt[71]
- Điều 16. Điều kiện các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua bằng trái phiếu đặc biệt
- Điều 17. Hồ sơ đề nghị mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt
- Điều 18. Trình tự, thủ tục mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt
- Điều 19. Quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mua, bán nợ của Công ty Quản lý tài sản
- Điều 20. Hợp đồng mua, bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt
- Điều 21. Bán nợ xấu theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước
- Điều 22. Phối hợp, trao đổi thông tin liên quan đến các khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt
- Điều 23. Điều kiện các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị thị trường[157]
- Điều 24. Phương án mua nợ theo giá trị thị trường
- Điều 25. Thủ tục đề nghị chấp thuận Phương án mua nợ theo giá trị thị trường
- Điều 26. Thực hiện mua nợ xấu theo giá trị thị trường[159]
- Điều 27. Nguyên tắc cơ cấu lại khoản nợ xấu đã mua[160]
- Điều 28. Điều chỉnh lãi suất của khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt[161]
- Điều 29. Miễn, giảm tiền lãi quá hạn thanh toán, phí, tiền phạt vi phạm của các khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt[163]
- Điều 30. Biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ của các khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt[168]
- Điều 31. Biện pháp hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay
- Điều 32. Thủ tục đề nghị chấp thuận Phương án hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay
- Điều 33. Một số giới hạn an toàn, kiểm soát rủi ro trong hoạt động của Công ty Quản lý tài sản
- Điều 34. Nguyên tắc bán nợ xấu đã mua[178]
- Điều 35. Bán nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt[182]
- Điều 36. Góp vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay là doanh nghiệp[194]
- Điều 37. Thủ tục đề nghị chấp thuận Phương án góp vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay là doanh nghiệp
- Điều 38. Xử lý và bán tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu đã mua
- Điều 39. Nội dung, phương thức ủy quyền
- Điều 40. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động được ủy quyền
- Điều 41. Quyền và trách nhiệm của Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài [210] được ủy quyền
- Điều 42. Thứ tự ưu tiên thanh toán khoản nợ xấu đã mua[221]
- Điều 43. Xử lý số tiền thu hồi nợ của khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt
- Điều 44. Thanh toán trái phiếu đặc biệt
- Điều 45. Mua lại khoản nợ xấu khi thanh toán trái phiếu đặc biệt
- Điều 46. Trích lập dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro liên quan đến khoản nợ xấu
- Điều 47. Nguyên tắc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với các khoản nợ xấu được mua theo giá trị thị trường[308]