Điều 46 Văn bản hợp nhất 16/VBHN-NHNN năm 2024 hợp nhất Thông tư quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
1. Trong thời hạn của trái phiếu đặc biệt, tổ chức tín dụng Việt Nam[282] bán nợ phải trích lập dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt vào chi phí hoạt động.
2.[283] Hằng năm, trong thời hạn 05 ngày làm việc liền kề trước ngày tương ứng với ngày đáo hạn của trái phiếu đặc biệt, tổ chức tín dụng Việt Nam[284] bán nợ phải trích lập đầy đủ số tiền dự phòng cụ thể tối thiểu của năm trích lập đối với từng trái phiếu đặc biệt được tính theo công thức sau:
Trong đó:
X(m) là số tiền dự phòng cụ thể tối thiểu phải trích lập đối với trái phiếu đặc biệt tại năm thứ m;
Xm-1 là số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập đối với trái phiếu đặc biệt lũy kế đến hết năm thứ m-1;
Y là mệnh giá trái phiếu đặc biệt;
n là thời hạn của trái phiếu đặc biệt (tính bằng năm);
m là số năm kể từ thời điểm phát hành trái phiếu đặc biệt đến thời điểm trích lập;
Zm là số tiền thu hồi nợ của khoản nợ xấu lũy kế đến thời điểm trích lập (năm thứ m). Tổ chức tín dụng Việt Nam[285] bán nợ phối hợp với Công ty Quản lý tài sản để xác định số tiền thu hồi này.
Trường hợp (Zm + Xm-1) ≥ ( X m) thì số tiền trích lập dự phòng cụ thể (X(m)) được tính là 0.
2a.[286] Tổ chức tín dụng Việt Nam[287] bán nợ quyết định việc tạm trích dần số tiền trích lập dự phòng rủi ro hằng năm đối với từng trái phiếu đặc biệt vào các kỳ trích lập dự phòng rủi ro trong năm, đảm bảo trong 05 ngày làm việc liền kề trước ngày tương ứng với ngày đáo hạn của trái phiếu đặc biệt, tổ chức tín dụng Việt Nam[288] bán nợ phải trích lập đầy đủ số tiền dự phòng cụ thể tối thiểu đối với từng trái phiếu đặc biệt được tính theo công thức quy định tại khoản 2 Điều này.
2b.[289] Các tổ chức tín dụng Việt Nam[290] đang thực hiện phương án cơ cấu lại[291] hoặc gặp khó khăn về tài chính không đủ khả năng trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro hằng năm đối với trái phiếu đặc biệt theo quy định tại khoản 2 Điều này báo cáo Ngân hàng Nhà nước xem xét, xử lý cụ thể đảm bảo tổ chức tín dụng Việt Nam[292] bán nợ có đủ nguồn dự phòng để xử lý toàn bộ khoản nợ xấu sau khi thanh toán trái phiếu đặc biệt với Công ty Quản lý tài sản.
2c.[293] Hằng năm, trường hợp chênh lệch thu chi trước thuế thực tế của tổ chức tín dụng Việt Nam[294] được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho phép gia hạn thời hạn trái phiếu đặc biệt lớn hơn chênh lệch thu chi trước thuế dự kiến đã báo cáo Ngân hàng Nhà nước (là Chỉ tiêu 5 Phụ lục số 2 Thông tư này), tổ chức tín dụng Việt Nam[295] thực hiện như sau:
a) Sử dụng tối đa phần chênh lệch giữa chênh lệch thu chi trước thuế thực tế và chênh lệch thu chi trước thuế dự kiến đã báo cáo Ngân hàng Nhà nước để trích lập bổ sung dự phòng đối với trái phiếu đặc biệt đã được gia hạn ngay trong năm đó cho đến khi số tiền dự phòng đối với trái phiếu đặc biệt sau khi được trích lập bổ sung bằng số tiền dự phòng phải trích lập đối với trái phiếu đặc biệt khi tính theo thời gian gốc;
b) Tổ chức tín dụng Việt Nam[296] quyết định việc sử dụng phần chênh lệch còn lại sau khi trích lập bổ sung theo quy định tại điểm a khoản này để trích lập bổ sung dự phòng đối với trái phiếu đặc biệt được gia hạn hoặc ghi nhận chênh lệch thu chi trước thuế.
3. Tổ chức tín dụng Việt Nam[297] bán nợ không phải thực hiện trích lập dự phòng chung đối với trái phiếu đặc biệt.
4. Số tiền dự phòng rủi ro tổ chức tín dụng Việt Nam[298] bán nợ đã trích lập cho trái phiếu đặc biệt được sử dụng như sau:
a) Bù đắp phần chênh lệch thiếu của số tiền thu hồi nợ so với mệnh giá trái phiếu đặc biệt trong trường hợp toàn bộ khoản nợ xấu được bán cho tổ chức, cá nhân (không bao gồm trường hợp được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 44 Thông tư này), toàn bộ khoản nợ xấu được sử dụng góp vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay;
b) Xử lý rủi ro đối với khoản nợ xấu mua lại theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 44 Thông tư này trong trường hợp giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu chưa được thu hồi đầy đủ.
5.[299] Tổ chức tín dụng Việt Nam[300] bán nợ thực hiện hoàn nhập vào thu nhập khác số tiền dự phòng rủi ro trích lập cho trái phiếu đặc biệt còn lại sau khi đã xử lý rủi ro theo quy định tại khoản 4 Điều này, hoặc hạch toán phần chênh lệch thiếu vào chi phí trong trường hợp số tiền dự phòng rủi ro đã trích lập cho trái phiếu đặc biệt không đủ để xử lý rủi ro theo quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Sau khi được xử lý bằng dự phòng rủi ro, khoản nợ xấu được tổ chức tín dụng Việt Nam[301] bán nợ hạch toán ngoại bảng, tiếp tục theo dõi và có biện pháp thu hồi nợ theo quy định của pháp luật và thỏa thuận với khách hàng vay.
7.[302] Việc xuất toán nợ đã xử lý rủi ro theo quy định tại khoản 6 Điều này ra khỏi ngoại bảng thực hiện theo quy định về phân loại tài sản có của Ngân hàng Nhà nước và quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài của Chính phủ.
8.[303] Hồ sơ xử lý rủi ro của tổ chức tín dụng Việt Nam[304] bán nợ khi sử dụng dự phòng đã trích lập cho trái phiếu đặc biệt để xử lý rủi ro đối với khoản nợ xấu sau khi mua lại từ Công ty Quản lý tài sản gồm:
a) Hồ sơ, tài liệu mua bán nợ xấu của tổ chức tín dụng Việt Nam[305] bán nợ với Công ty Quản lý tài sản;
b) Tài liệu, giấy tờ liên quan đến việc Công ty Quản lý tài sản cơ cấu lại nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần.
c) Tài liệu, giấy tờ chứng minh thu nợ đối với khoản nợ xấu sau khi đã bán cho Công ty Quản lý tài sản;
d) Hồ sơ, tài liệu chứng minh số tiền đã trích lập dự phòng rủi ro cho trái phiếu đặc biệt tương ứng với khoản nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản;
đ) Quyết định hoặc phê duyệt của Hội đồng xử lý rủi ro của tổ chức tín dụng Việt Nam[306] về việc xử lý rủi ro;
e) Hợp đồng mua, bán lại nợ giữa Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín dụng Việt Nam[307] bán nợ khi thanh toán trái phiếu đặc biệt.
g) Tài liệu, hồ sơ khác có liên quan.
Văn bản hợp nhất 16/VBHN-NHNN năm 2024 hợp nhất Thông tư quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 16/VBHN-NHNN
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 13/06/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đoàn Thái Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 749 đến số 750
- Ngày hiệu lực: 13/06/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh[6]
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Ban hành, công khai các chính sách quản lý, quy định nội bộ về mua, bán, xử lý nợ xấu
- Điều 5. Thẩm quyền mua, bán nợ xấu
- Điều 6. Đồng tiền giao dịch
- Điều 7. Chuyển giao các quyền và lợi ích liên quan đến khoản nợ xấu
- Điều 8. Nguyên tắc mua, bán nợ xấu
- Điều 9. Cấp tín dụng đối với khách hàng vay có nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản[50]
- Điều 10. Chủ thể, mục đích và nguyên tắc phát hành trái phiếu, trái phiếu đặc biệt[52]
- Điều 11. Điều kiện và điều khoản của trái phiếu, trái phiếu đặc biệt[57]
- Điều 12. Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt
- Điều 13. Thủ tục đề nghị chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt
- Điều 14. Các yếu tố của trái phiếu, trái phiếu đặc biệt[70]
- Điều 15. Quyền và trách nhiệm quản lý, sử dụng trái phiếu, trái phiếu đặc biệt[71]
- Điều 16. Điều kiện các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua bằng trái phiếu đặc biệt
- Điều 17. Hồ sơ đề nghị mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt
- Điều 18. Trình tự, thủ tục mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt
- Điều 19. Quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mua, bán nợ của Công ty Quản lý tài sản
- Điều 20. Hợp đồng mua, bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt
- Điều 21. Bán nợ xấu theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước
- Điều 22. Phối hợp, trao đổi thông tin liên quan đến các khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt
- Điều 23. Điều kiện các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị thị trường[157]
- Điều 24. Phương án mua nợ theo giá trị thị trường
- Điều 25. Thủ tục đề nghị chấp thuận Phương án mua nợ theo giá trị thị trường
- Điều 26. Thực hiện mua nợ xấu theo giá trị thị trường[159]
- Điều 27. Nguyên tắc cơ cấu lại khoản nợ xấu đã mua[160]
- Điều 28. Điều chỉnh lãi suất của khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt[161]
- Điều 29. Miễn, giảm tiền lãi quá hạn thanh toán, phí, tiền phạt vi phạm của các khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt[163]
- Điều 30. Biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ của các khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt[168]
- Điều 31. Biện pháp hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay
- Điều 32. Thủ tục đề nghị chấp thuận Phương án hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay
- Điều 33. Một số giới hạn an toàn, kiểm soát rủi ro trong hoạt động của Công ty Quản lý tài sản
- Điều 34. Nguyên tắc bán nợ xấu đã mua[178]
- Điều 35. Bán nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt[182]
- Điều 36. Góp vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay là doanh nghiệp[194]
- Điều 37. Thủ tục đề nghị chấp thuận Phương án góp vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay là doanh nghiệp
- Điều 38. Xử lý và bán tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu đã mua
- Điều 39. Nội dung, phương thức ủy quyền
- Điều 40. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động được ủy quyền
- Điều 41. Quyền và trách nhiệm của Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài [210] được ủy quyền
- Điều 42. Thứ tự ưu tiên thanh toán khoản nợ xấu đã mua[221]
- Điều 43. Xử lý số tiền thu hồi nợ của khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt
- Điều 44. Thanh toán trái phiếu đặc biệt
- Điều 45. Mua lại khoản nợ xấu khi thanh toán trái phiếu đặc biệt
- Điều 46. Trích lập dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro liên quan đến khoản nợ xấu
- Điều 47. Nguyên tắc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với các khoản nợ xấu được mua theo giá trị thị trường[308]