Điều 9 Văn bản hợp nhất 1550/VBHN-BLĐTBXH năm 2024 hợp nhất Thông tư quy định về Điều lệ trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Điều 9. Quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của trường cao đẳng
Trường cao đẳng thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình theo quy định tại Điều 25 của Luật Giáo dục nghề nghiệp, quy định của pháp luật có liên quan và các quy định sau đây:
1. Quyền tự chủ về hoạt động chuyên môn
a) Trường cao đẳng quyết định mục tiêu, sứ mạng, chiến lược và kế hoạch phát triển của trường;
b) Trường cao đẳng xác định, công bố phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh; quyết định phương thức tổ chức và quản lý đào tạo, hình thức đào tạo; quyết định việc liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong nước đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; quyết định việc đào tạo liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp; tuyển sinh và quản lý người học; phát triển chương trình đào tạo; tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình giảng dạy phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng chương trình đào tạo; in phôi văn bằng, chứng chỉ, quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ cho người học theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Trường cao đẳng được linh hoạt quy mô tuyển sinh/năm các ngành, nghề đào tạo được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ;
d) Trường cao đẳng công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được tự chủ về chuyên môn theo quy định của Chính phủ;
đ) Trường cao đẳng tư thục tự chủ tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo theo quy định của pháp luật;
e) Trường cao đẳng triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế theo chiến lược và kế hoạch phát triển của nhà trường, bảo đảm chất lượng đào tạo của trường;
g) Trường cao đẳng lựa chọn tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp để kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp của trường;
h) Trường cao đẳng thực hiện các quyền tự chủ khác về chuyên môn theo quy định của pháp luật.
2. Quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự
a) Trường cao đẳng công lập thực hiện quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự theo quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; về số lượng người làm việc và vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập; có quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhưng không được làm tăng số lượng người làm việc hưởng lương, mức lương (bao gồm cả lương và phụ cấp) từ quỹ lương do ngân sách nhà nước cấp;
b) Trường cao đẳng tư thục thực hiện quyền tự chủ về tổ chức bộ máy, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo;
c) Trường cao đẳng xây dựng, ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của trường; quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trực thuộc trường;
d) Trường cao đẳng ban hành quy chế dân chủ cơ sở; ban hành, tổ chức thực hiện quy định nội bộ về tổ chức bộ máy và nhân sự.
3. Quyền tự chủ về tài chính và tài sản
a) Trường cao đẳng công lập thực hiện quyền tự chủ về tài chính và tài sản theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Trường cao đẳng tư thục thực hiện quyền tự chủ về tài chính và tài sản; tự chủ trong việc huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Trường cao đẳng xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế sử dụng tài sản, quy chế công khai tài chính, kiểm toán nội bộ theo quy định.
4. Trách nhiệm giải trình
Trường cao đẳng có trách nhiệm công khai, giải trình trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người học và xã hội (trừ những thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước) về các nội dung sau đây:
a) Công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường về các nội dung:
Mục tiêu, chương trình đào tạo, vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp; hình thức đào tạo, kế hoạch tổ chức đào tạo; kế hoạch tổ chức tuyển sinh; số lượng người học nhập học hằng năm theo từng ngành, nghề đào tạo; điều kiện bảo đảm chất lượng dạy và học.
Mức học phí và miễn, giảm học phí, học bổng, mức thu dịch vụ tuyển sinh và các khoản thu khác của người học cho từng năm học và dự kiến cho cả khóa học.
Hệ thống văn bằng, chứng chỉ của trường; danh sách người học được cấp văn bằng, chứng chỉ hằng năm; tỷ lệ người học tốt nghiệp có việc làm.
Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và các biện pháp kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo.
Cơ cấu tổ chức, người đại diện theo pháp luật, các quy chế, quy định nội bộ của trường.
b) Cam kết với cơ quan quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động để đạt được các cam kết; không để bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa và cơ sở vật chất, thiết bị của trường để tiến hành các hoạt động trái với các quy định của pháp luật và của Thông tư này;
c) Có cơ chế để người học, nhà giáo và xã hội tham gia đánh giá chất lượng đào tạo của trường;
d) Công khai thông báo chỉ tiêu tuyển sinh, ngành, nghề tuyển sinh, trình độ đào tạo; công khai các điều kiện bảo đảm tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với từng ngành, nghề đào tạo được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp (nếu có); công khai văn bằng, chứng chỉ cấp cho người học trên Trang Thông tin tra cứu văn bằng www.vanbang.gdnn.gov.vn. Thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo quy định và công khai trên trang thông tin điện tử của trường;
đ) Báo cáo, giải trình các nội dung liên quan đến thanh tra, kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Văn bản hợp nhất 1550/VBHN-BLĐTBXH năm 2024 hợp nhất Thông tư quy định về Điều lệ trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 1550/VBHN-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 12/04/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 569 đến số 570
- Ngày hiệu lực: 12/04/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Địa vị pháp lý của trường cao đẳng
- Điều 4. Nguyên tắc đặt tên trường cao đẳng
- Điều 5. Loại hình trường cao đẳng
- Điều 6. Quản lý nhà nước đối với trường cao đẳng
- Điều 7. Quy chế tổ chức, hoạt động của trường cao đẳng
- Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của trường cao đẳng
- Điều 9. Quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của trường cao đẳng
- Điều 10. Cơ cấu tổ chức, thành lập, chấm dứt hoạt động, giải thể tổ chức của trường cao đẳng
- Điều 11. Hội đồng trường
- Điều 12. Thủ tục thành lập hội đồng trường; thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường
- Điều 13. Miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường
- Điều 14. Hội đồng quản trị
- Điều 15. Thủ tục công nhận hội đồng quản trị; thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng quản trị hoặc chấm dứt hoạt động của hội đồng quản trị trong nhiệm kỳ hoạt động
- Điều 16. Hiệu trưởng trường cao đẳng
- Điều 17. Thủ tục, thẩm quyền bổ nhiệm hiệu trưởng trường cao đẳng công lập
- Điều 18. Thủ tục, thẩm quyền công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng tư thục
- Điều 19. Thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức, thôi công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng
- Điều 20. Phó hiệu trưởng trường cao đẳng
- Điều 21. Hội đồng tư vấn
- Điều 22. Khoa, bộ môn trực thuộc trường
- Điều 23. Bộ môn trực thuộc khoa
- Điều 24. Phòng chức năng
- Điều 25. Các tổ chức khoa học, công nghệ; cơ sở thực hành, tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Điều 26. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn thể và tổ chức xã hội
- Điều 27. Ngành, nghề đào tạo và tổ chức lớp học
- Điều 28. Chương trình, giáo trình đào tạo
- Điều 29. Tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo
- Điều 30. Hệ thống sổ sách, biểu mẫu quản lý hoạt động giáo dục nghề nghiệp; kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập và xét công nhận tốt nghiệp
- Điều 31. Cấp và quản lý bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp trung cấp, chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo, giấy chứng nhận
- Điều 32. Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và bảo đảm chất lượng đào tạo
- Điều 33. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường cao đẳng trong hoạt động hợp tác quốc tế
- Điều 34. Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế của trường cao đẳng
- Điều 35. Nhà giáo trong trường cao đẳng
- Điều 36. Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo
- Điều 37. Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ quản lý, viên chức, người lao động
- Điều 38. Việc tuyển dụng, sử dụng nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động
- Điều 39. Đánh giá, xếp loại nhà giáo
- Điều 42. Nguồn tài chính của trường cao đẳng công lập
- Điều 43. Nguồn tài chính của trường cao đẳng tư thục
- Điều 44. Sử dụng nguồn tài chính đối với trường cao đẳng công lập
- Điều 45. Sử dụng nguồn tài chính đối với trường cao đẳng tư thục
- Điều 46. Quản lý và sử dụng tài sản đối với trường cao đẳng công lập
- Điều 47. Quản lý và sử dụng tài sản đối với trường cao đẳng tư thục
- Điều 48. Chuyển nhượng quyền sở hữu vốn góp, rút vốn trong trường cao đẳng tư thục
- Điều 49. Quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp
- Điều 50. Quan hệ giữa trường cao đẳng với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học
- Điều 51. Quan hệ giữa nhà trường với gia đình người học
- Điều 52. Quan hệ giữa nhà trường với xã hội
- Điều 53. Trường cao đẳng có trách nhiệm
- Điều 54. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm
- Điều 55. Cơ quan chủ quản trường cao đẳng công lập; bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm
- Điều 56. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm
- Điều 57. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm