Điều 18 Văn bản hợp nhất 1550/VBHN-BLĐTBXH năm 2024 hợp nhất Thông tư quy định về Điều lệ trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Điều 18. Thủ tục, thẩm quyền công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng tư thục
1. Đề xuất nhân sự giữ chức hiệu trưởng
Hội đồng quản trị hoặc thành viên duy nhất sở hữu trường căn cứ tiêu chuẩn hiệu trưởng quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật Giáo dục nghề nghiệp, lựa chọn, lập hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này gửi qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua bưu điện hoặc gửi trực tiếp tới Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
2. Hồ sơ đề nghị công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng tư thục là 01 bộ, bao gồm:
a) Văn bản của hội đồng quản trị hoặc thành viên duy nhất sở hữu trường đề nghị công nhận hiệu trưởng theo Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Biên bản họp hội đồng quản trị đề nghị công nhận hiệu trưởng theo Mẫu số 13 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản sao văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của người được đề nghị công nhận giữ chức hiệu trưởng.
3. Quyết định công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng tư thục
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng tư thục, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng tư thục. Trường hợp không công nhận, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Văn bản hợp nhất 1550/VBHN-BLĐTBXH năm 2024 hợp nhất Thông tư quy định về Điều lệ trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 1550/VBHN-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 12/04/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 569 đến số 570
- Ngày hiệu lực: 12/04/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Địa vị pháp lý của trường cao đẳng
- Điều 4. Nguyên tắc đặt tên trường cao đẳng
- Điều 5. Loại hình trường cao đẳng
- Điều 6. Quản lý nhà nước đối với trường cao đẳng
- Điều 7. Quy chế tổ chức, hoạt động của trường cao đẳng
- Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của trường cao đẳng
- Điều 9. Quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của trường cao đẳng
- Điều 10. Cơ cấu tổ chức, thành lập, chấm dứt hoạt động, giải thể tổ chức của trường cao đẳng
- Điều 11. Hội đồng trường
- Điều 12. Thủ tục thành lập hội đồng trường; thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường
- Điều 13. Miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường
- Điều 14. Hội đồng quản trị
- Điều 15. Thủ tục công nhận hội đồng quản trị; thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng quản trị hoặc chấm dứt hoạt động của hội đồng quản trị trong nhiệm kỳ hoạt động
- Điều 16. Hiệu trưởng trường cao đẳng
- Điều 17. Thủ tục, thẩm quyền bổ nhiệm hiệu trưởng trường cao đẳng công lập
- Điều 18. Thủ tục, thẩm quyền công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng tư thục
- Điều 19. Thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức, thôi công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng
- Điều 20. Phó hiệu trưởng trường cao đẳng
- Điều 21. Hội đồng tư vấn
- Điều 22. Khoa, bộ môn trực thuộc trường
- Điều 23. Bộ môn trực thuộc khoa
- Điều 24. Phòng chức năng
- Điều 25. Các tổ chức khoa học, công nghệ; cơ sở thực hành, tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Điều 26. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn thể và tổ chức xã hội
- Điều 27. Ngành, nghề đào tạo và tổ chức lớp học
- Điều 28. Chương trình, giáo trình đào tạo
- Điều 29. Tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo
- Điều 30. Hệ thống sổ sách, biểu mẫu quản lý hoạt động giáo dục nghề nghiệp; kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập và xét công nhận tốt nghiệp
- Điều 31. Cấp và quản lý bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp trung cấp, chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo, giấy chứng nhận
- Điều 32. Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và bảo đảm chất lượng đào tạo
- Điều 33. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường cao đẳng trong hoạt động hợp tác quốc tế
- Điều 34. Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế của trường cao đẳng
- Điều 35. Nhà giáo trong trường cao đẳng
- Điều 36. Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo
- Điều 37. Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ quản lý, viên chức, người lao động
- Điều 38. Việc tuyển dụng, sử dụng nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động
- Điều 39. Đánh giá, xếp loại nhà giáo
- Điều 42. Nguồn tài chính của trường cao đẳng công lập
- Điều 43. Nguồn tài chính của trường cao đẳng tư thục
- Điều 44. Sử dụng nguồn tài chính đối với trường cao đẳng công lập
- Điều 45. Sử dụng nguồn tài chính đối với trường cao đẳng tư thục
- Điều 46. Quản lý và sử dụng tài sản đối với trường cao đẳng công lập
- Điều 47. Quản lý và sử dụng tài sản đối với trường cao đẳng tư thục
- Điều 48. Chuyển nhượng quyền sở hữu vốn góp, rút vốn trong trường cao đẳng tư thục
- Điều 49. Quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp
- Điều 50. Quan hệ giữa trường cao đẳng với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học
- Điều 51. Quan hệ giữa nhà trường với gia đình người học
- Điều 52. Quan hệ giữa nhà trường với xã hội
- Điều 53. Trường cao đẳng có trách nhiệm
- Điều 54. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm
- Điều 55. Cơ quan chủ quản trường cao đẳng công lập; bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm
- Điều 56. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm
- Điều 57. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm