Chương 5 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH hợp nhất Luật Quản lý thuế do Văn phòng Quốc hội ban hành
Điều 42. Thời hạn nộp thuế [29]
1. Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
2. Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.
Đối với các khoản thu từ đất đai, lệ phí trước bạ thì thời hạn nộp thuế theo quy định của Chính phủ và pháp luật có liên quan.
3. Thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được quy định như sau:
a) Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, thời hạn nộp thuế tối đa là hai trăm bảy mươi lăm ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nếu doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam;
- Có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian ít nhất hai năm liên tục tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan mà không có hành vi gian lận thương mại, trốn thuế; nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt;
- Tuân thủ pháp luật về kế toán, thống kê;
- Thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không đáp ứng các điều kiện nêu trên nhưng được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh, nhưng không quá hai trăm bảy mươi lăm ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan và không phải nộp tiền chậm nộp trong thời hạn bảo lãnh.
Trường hợp không đáp ứng các điều kiện nêu trên hoặc không được tổ chức tín dụng bảo lãnh thì phải nộp thuế trước khi được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa;
b) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải nộp thuế trước khi hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập khẩu hàng hóa.
Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh nhưng không quá mười lăm ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập, tái xuất và không phải nộp tiền chậm nộp trong thời hạn bảo lãnh;
c) Hàng hóa không thuộc điểm a và điểm b khoản này thì phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa.
Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế theo quy định tại Điều 106 của Luật này. Thời hạn bảo lãnh tối đa là ba mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan;
d) Các trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp (nếu có), thì tổ chức nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.
Đồng tiền nộp thuế là Đồng Việt Nam, trừ trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ theo quy định của Chính phủ.
Điều 44. Địa điểm và hình thức nộp thuế
1. Người nộp thuế thực hiện nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước:
a) Tại Kho bạc Nhà nước;
b) Tại cơ quan quản lý thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế;
c) Thông qua tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế;
d) Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.
2. Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện, công chức thu tiền thuế bảo đảm thuận lợi cho người nộp thuế nộp tiền thuế kịp thời vào ngân sách nhà nước.
3. Cơ quan, tổ chức khi nhận tiền thuế hoặc khấu trừ tiền thuế phải cấp cho người nộp thuế chứng từ thu tiền thuế.
4. Trong thời hạn tám giờ làm việc, kể từ khi thu tiền thuế của người nộp thuế, cơ quan, tổ chức nhận tiền thuế phải chuyển tiền vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp thu thuế bằng tiền mặt tại vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng đi lại khó khăn, thời hạn chuyển tiền thuế vào ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính quy định.
Điều 45. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt [30]
Trường hợp người nộp thuế vừa có số tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh, tiền chậm nộp, tiền phạt thì việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự sau đây:
1. Đối với các loại thuế do cơ quan thuế quản lý:
a) Tiền thuế nợ;
b) Tiền thuế truy thu;
c) Tiền chậm nộp;
d) Tiền thuế phát sinh;
đ) Tiền phạt;
2. Đối với các loại thuế do cơ quan hải quan quản lý:
a) Tiền thuế nợ quá hạn thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế;
b) Tiền chậm nộp thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế;
c) Tiền thuế nợ quá hạn chưa thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế;
d) Tiền chậm nộp chưa thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế;
đ) Tiền thuế phát sinh;
e) Tiền phạt.
Điều 46. Xác định ngày đã nộp thuế
Ngày đã nộp thuế được xác định là ngày:
1. Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác hoặc tổ chức dịch vụ xác nhận trên chứng từ nộp thuế của người nộp thuế trong trường hợp nộp thuế bằng chuyển khoản;
2. Kho bạc Nhà nước, cơ quan quản lý thuế hoặc tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế cấp chứng từ thu tiền thuế đối với trường hợp nộp tiền thuế trực tiếp bằng tiền mặt.
Điều 47. Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa[31]
1. Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp đối với từng loại thuế trong thời hạn mười năm, kể từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước thì được bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ, kể cả việc bù trừ giữa các loại thuế với nhau; hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo; hoặc hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
2. Trường hợp người nộp thuế yêu cầu trả lại số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì cơ quan quản lý thuế phải ra quyết định trả lại số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa hoặc có văn bản trả lời nêu rõ lý do không hoàn trả trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu.
Điều 48. Nộp thuế trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện
1. Trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện của người nộp thuế về số tiền thuế do cơ quan quản lý thuế tính hoặc ấn định, người nộp thuế vẫn phải nộp đủ số tiền thuế đó, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ thực hiện quyết định tính thuế, quyết định ấn định thuế của cơ quan quản lý thuế.
2. Trường hợp số tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế được xác định theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án thì người nộp thuế được hoàn trả số tiền thuế nộp thừa và được trả tiền lãi tính trên số tiền thuế nộp thừa.
1.[32] Việc gia hạn nộp thuế được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ;
b) Phải ngừng hoạt động do di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh;
c) Chưa được thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã được ghi trong dự toán ngân sách nhà nước;
d) Không có khả năng nộp thuế đúng hạn do gặp khó khăn đặc biệt khác theo quy định của Chính phủ.
2. Người nộp thuế thuộc diện được gia hạn nộp thuế theo quy định tại khoản 1 Điều này được gia hạn nộp thuế một phần hoặc toàn bộ tiền thuế phải nộp.
3. Thời gian gia hạn nộp thuế không quá hai năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế quy định tại Điều 42 của Luật này.
Chính phủ quy định chi tiết thời gian gia hạn nộp thuế đối với từng trường hợp cụ thể.
4. Người nộp thuế không bị phạt và không phải nộp tiền[33] chậm nộp tính trên số tiền thuế nợ trong thời gian gia hạn nộp thuế.
Điều 50. Thẩm quyền gia hạn nộp thuế[34]
1. Chính phủ gia hạn nộp thuế trong trường hợp việc gia hạn nộp thuế không dẫn đến điều chỉnh dự toán thu ngân sách nhà nước đã được Quốc hội quyết định.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp căn cứ hồ sơ gia hạn nộp thuế để quyết định số tiền thuế được gia hạn nộp, thời gian gia hạn nộp thuế.
Điều 51. Hồ sơ gia hạn nộp thuế
1. Người nộp thuế thuộc diện được gia hạn nộp thuế quy định tại Điều 49 của Luật này phải lập và gửi hồ sơ gia hạn nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp.
2. Hồ sơ gia hạn nộp thuế bao gồm:
a) Văn bản đề nghị gia hạn nộp thuế, trong đó nêu rõ lý do, số tiền thuế, thời hạn nộp;
b) Tài liệu chứng minh lý do gia hạn nộp thuế;
c) Báo cáo số tiền thuế phải nộp phát sinh và số tiền thuế nợ.
Điều 52. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ gia hạn nộp thuế
1. Trường hợp hồ sơ gia hạn nộp thuế được nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ.
2. Trường hợp hồ sơ gia hạn nộp thuế được gửi qua đường bưu chính, công chức quản lý thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan quản lý thuế.
3. Trường hợp nộp hồ sơ gia hạn nộp thuế được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ gia hạn nộp thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
4. Cơ quan quản lý thuế phải thông báo bằng văn bản về việc cho phép gia hạn nộp thuế cho người nộp thuế biết trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ gia hạn nộp thuế chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan quản lý thuế phải thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế hoàn chỉnh hồ sơ. Người nộp thuế phải hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo bổ sung hồ sơ của cơ quan quản lý thuế; nếu người nộp thuế không hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế thì không được gia hạn nộp thuế theo quy định tại khoản này.
Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH hợp nhất Luật Quản lý thuế do Văn phòng Quốc hội ban hành
- Số hiệu: 09/VBHN-VPQH
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 12/12/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Hạnh Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 779 đến số 780
- Ngày hiệu lực: 12/12/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Nội dung quản lý thuế
- Điều 4. Nguyên tắc quản lý thuế
- Điều 5. Giải thích từ ngữ
- Điều 6. Quyền của người nộp thuế
- Điều 7. Nghĩa vụ của người nộp thuế
- Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế
- Điều 9. Quyền hạn của cơ quan quản lý thuế
- Điều 10. Trách nhiệm của Bộ Tài chính trong quản lý thuế
- Điều 11. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc quản lý thuế
- Điều 12. Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn
- Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan khác của Nhà nước trong việc quản lý thuế
- Điều 14. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong việc tham gia quản lý thuế
- Điều 15. Trách nhiệm của cơ quan thông tin, báo chí trong việc quản lý thuế
- Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khác trong việc tham gia quản lý thuế
- Điều 17. Hợp tác quốc tế về quản lý thuế
- Điều 18. Xây dựng lực lượng quản lý thuế
- Điều 19. Hiện đại hóa công tác quản lý thuế
- Điều 20. Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế
- Điều 21. Đối tượng đăng ký thuế
- Điều 22. Thời hạn đăng ký thuế
- Điều 23. Hồ sơ đăng ký thuế
- Điều 24. Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế
- Điều 25. Trách nhiệm của cơ quan thuế, công chức thuế trong việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế
- Điều 26. Cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế
- Điều 27. Thay đổi thông tin đăng ký thuế
- Điều 28. Sử dụng mã số thuế
- Điều 29. Chấm dứt hiệu lực mã số thuế
- Điều 30. Nguyên tắc khai thuế và tính thuế
- Điều 31. Hồ sơ khai thuế
- Điều 32. Thời hạn, địa điểm nộp hồ sơ khai thuế
- Điều 33. Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế
- Điều 34. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế
- Điều 35. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế trong việc tiếp nhận hồ sơ khai thuế
- Điều 36. Nguyên tắc ấn định thuế
- Điều 37. Ấn định thuế đối với người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế
- Điều 38. Xác định mức thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế
- Điều 39. Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Điều 40. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc ấn định thuế
- Điều 41. Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp số thuế ấn định
- Điều 42. Thời hạn nộp thuế [29]
- Điều 43. Đồng tiền nộp thuế
- Điều 44. Địa điểm và hình thức nộp thuế
- Điều 45. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt [30]
- Điều 46. Xác định ngày đã nộp thuế
- Điều 47. Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa[31]
- Điều 48. Nộp thuế trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện
- Điều 49. Gia hạn nộp thuế
- Điều 50. Thẩm quyền gia hạn nộp thuế[34]
- Điều 51. Hồ sơ gia hạn nộp thuế
- Điều 52. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ gia hạn nộp thuế
- Điều 53. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh
- Điều 54. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động
- Điều 55. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp
- Điều 56. Việc kế thừa nghĩa vụ nộp thuế của cá nhân là người đã chết, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người mất tích theo quy định của pháp luật dân sự
- Điều 57. Các trường hợp thuộc diện hoàn thuế
- Điều 58. Hồ sơ hoàn thuế[37]
- Điều 59. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế trong việc tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế
- Điều 60. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế[38]
- Điều 61. Miễn thuế, giảm thuế
- Điều 62. Hồ sơ miễn thuế, giảm thuế
- Điều 63. Nộp và tiếp nhận hồ sơ miễn thuế, giảm thuế
- Điều 64. Thời hạn giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế đối với trường hợp cơ quan quản lý thuế quyết định số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm
- Điều 65. Trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp,[41] tiền phạt
- Điều 66. Hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp,[45] tiền phạt
- Điều 67. Thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt[51]
- Điều 68. Trách nhiệm trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp,[52] tiền phạt
- Điều 69. Hệ thống thông tin về người nộp thuế
- Điều 70. Xây dựng, thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông tin về người nộp thuế
- Điều 71. Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc cung cấp thông tin
- Điều 72. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin về người nộp thuế
- Điều 73. Bảo mật thông tin của người nộp thuế
- Điều 74. Công khai thông tin vi phạm pháp luật về thuế
- Điều 75. Nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế
- Điều 76. Xử lý kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế
- Điều 77. Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế
- Điều 78. Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế[62]
- Điều 79. Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế
- Điều 80. Nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định kiểm tra thuế và công chức quản lý thuế trong việc kiểm tra thuế
- Điều 81. Các trường hợp thanh tra thuế
- Điều 82. Quyết định thanh tra thuế
- Điều 83. Thời hạn thanh tra thuế
- Điều 84. Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra thuế
- Điều 85. Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn thanh tra thuế, thành viên đoàn thanh tra thuế
- Điều 86. Nghĩa vụ và quyền của đối tượng thanh tra thuế
- Điều 87. Kết luận thanh tra thuế
- Điều 88. Áp dụng các biện pháp trong thanh tra thuế đối với trường hợp có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế
- Điều 89. Thu thập thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế
- Điều 90. Tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế
- Điều 91. Khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế
- Điều 92. Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
- Điều 93. Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
- Điều 94. Thẩm quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
- Điều 95. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
- Điều 96. Trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
- Điều 97. Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
- Điều 98. Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập
- Điều 99. Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên
- Điều 100. Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ
- Điều 101. Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu[82]
- Điều 102. Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề[85]
- Điều 103. Hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế
- Điều 104. Nguyên tắc, thủ tục xử phạt vi phạm pháp luật về thuế
- Điều 105. Xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế
- Điều 106. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế[86]
- Điều 107. Xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn[87]
- Điều 108. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế
- Điều 109. Thẩm quyền xử phạt vi phạm pháp luật về thuế
- Điều 110. Thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế[90]
- Điều 111. Miễn xử phạt vi phạm pháp luật về thuế
- Điều 112. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế đối với cơ quan quản lý thuế
- Điều 113. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế đối với công chức quản lý thuế
- Điều 114. Xử lý vi phạm đối với ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, người bảo lãnh nộp tiền thuế
- Điều 115. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế đối với tổ chức, cá nhân có liên quan