Điều 3 Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BKHCN năm 2014 hợp nhất Nghị định quy định và hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Điều 3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp
1. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm sau đây trong quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp:
a) Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
b) Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về sở hữu công nghiệp;
c) Tổ chức hệ thống cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp;
d) Hướng dẫn nghiệp vụ, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về sở hữu công nghiệp;
đ) Tổ chức thực hiện xác lập quyền sở hữu công nghiệp, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp và thực hiện các thủ tục khác liên quan đến Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
e) Thực hiện quyền bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quy định tại Điều 147 của Luật Sở hữu trí tuệ;
g) Chủ trì hoặc phối hợp thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, Nhà nước và xã hội về sở hữu công nghiệp;
h) Quản lý hoạt động giám định sở hữu công nghiệp; cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp;
i) Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về sở hữu công nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp;
k) Tổ chức hoạt động thông tin, thống kê về sở hữu công nghiệp;
l) Tổ chức thực hiện giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách, pháp luật về sở hữu công nghiệp;
m) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, pháp luật về sở hữu công nghiệp;
n) Quản lý hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp; cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;
o) Hợp tác quốc tế về sở hữu công nghiệp; đề xuất xử lý các vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam và các quốc gia khác về sở hữu công nghiệp.
Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Sở hữu trí tuệ.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm sau đây trong quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp tại địa phương:
a) Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về sở hữu công nghiệp;
b) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy định của địa phương về sở hữu công nghiệp;
c) Tổ chức hệ thống quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp tại địa phương và thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả của hệ thống đó;
d) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách, pháp luật về sở hữu công nghiệp, thực hiện các biện pháp đẩy mạnh hoạt động sở hữu công nghiệp;
đ) Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiến hành các thủ tục về sở hữu công nghiệp;
e) Phối hợp với các cơ quan liên quan trong hoạt động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp và xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp;
g) Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về sở hữu công nghiệp, giải quyết khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp tại địa phương;
h)[2] Quản lý chỉ dẫn địa lý thuộc địa phương, kể cả địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương;
i) Hợp tác quốc tế về sở hữu công nghiệp tại địa phương.
Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp tại địa phương. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Khoa học và Công nghệ.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật về sở hữu công nghiệp và quản lý các đối tượng sở hữu công nghiệp do cơ quan mình quản lý.
Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BKHCN năm 2014 hợp nhất Nghị định quy định và hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: 02/VBHN-BKHCN
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 31/12/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Việt Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/12/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp
- Điều 4. Cách tính thời hạn
- Điều 5. Phí, lệ phí sở hữu công nghiệp
- Điều 6. Căn cứ, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp
- Điều 7. Quyền đăng ký sở hữu công nghiệp theo các điều ước quốc tế
- Điều 8. Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của nước ngoài
- Điều 9. Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí của Nhà nước
- Điều 10. Quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu
- Điều 11. Đơn quốc tế về sáng chế
- Điều 12. Đơn quốc tế về nhãn hiệu
- Điều 13. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp trên cơ sở các điều ước quốc tế về việc thừa nhận bảo hộ lẫn nhau
- Điều 14. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp
- Điều 15. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp
- Điều 16. Phạm vi quyền sở hữu công nghiệp
- Điều 17. Tôn trọng quyền được xác lập trước
- Điều 18. Quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
- Điều 19. Thực hiện quyền sở hữu của Nhà nước đối với chỉ dẫn địa lý
- Điều 20. Bảo mật dữ liệu thử nghiệm
- Điều 21. Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
- Điều 22. Sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước
- Điều 23. Nghĩa vụ sử dụng sáng chế
- Điều 24. Giá đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao theo quyết định bắt buộc
- Điều 25. Hồ sơ và thủ tục chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc
- Điều 26. Hồ sơ và thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
- Điều 27. Chương trình đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp
- Điều 28. Kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp
- Điều 29. Cấp và thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp[7]
- Điều 30. Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho hoạt động sở hữu công nghiệp
- Điều 31. Bảo đảm thông tin sở hữu công nghiệp
- Điều 32. Hạch toán các chi phí và giá liên quan đến sở hữu công nghiệp
- Điều 33. Mở rộng phạm vi sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí của Nhà nước
- Điều 34. Khuyến khích tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động sở hữu công nghiệp
- Điều 35. Các biện pháp khác khuyến khích hoạt động sáng tạo