Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

TCXDVN 274 : 2002

CẤU KIỆN BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP ĐÚC SẴN - PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM GIA TẢI ĐỂ ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN, ĐỘ CỨNG VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG NỨT

Reinforced Concrete and Prefabricated Concrete Building Products Loading test methods. Assessment of strength, rigidity and crack resistance

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thí nghiệm gia tải tĩnh để đánh giá độ bền, độ cứng và khả năng chống nứt cho các loại cấu kiện đúc sẵn bằng bê tông và bê tông cốt thép thường, bê tông cốt thép ứng suất trước cùng các cấu kiện hỗn hợp. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các cấu kiện bê tông, bê tông cốt thép chịu tải trọng nhiệt.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các cấu kiện thiết kế chịu tải trọng tĩnh hoặc chịu tải trọng tạm thời lặp lại nhiều lần (như dầm cầu trục, các tấm mái có treo các thiết bị di động để vận chuyển...).

Tiêu chuẩn này được sử dụng cho các thí nghiệm trong phòng hoặc hiện trường nếu đáp ứng được các điều kiện kĩ thuật mà tiêu chuẩn đề ra.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

- TCVN 5574: 91. “Kết cấu bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế”.

- TCVN 5440: 91. “Bê tông - Kiểm tra và đánh giá độ bền - Quy định chung”.

-TCVN 1651: 85. “Thép cốt bê tông cán nóng”.

- TCVN 3101: 79. “Dây thép các bon thấp kéo nguội dùng làm cốt thép bê tông”.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

3.1. Thí nghiệm gia tải tĩnh - là thí nghiệm bằng cách chất tải từ từ lên cấu kiện nhằm xác định sự tương quan giữa các giá trị thực tế và thiết kế của độ bền, độ cứng, khả năng chống nứt.

3.2. Tải trọng kiểm tra là giá trị tải trọng dùng để đánh giá khả năng làm việc của cấu kiện theo kết quả thí nghiệm bằng gia tải tĩnh.

Tải trọng kiểm tra được phân ra:

Tải trọng kiểm tra độ bền (kí hiệu là) - là tải trọng ứng với khi cấu kiện bị phá hủy, nghĩa là khi cấu kiện mất khả năng chịu lực (được xác định theo điều 10.1).

Tải trọng kiểm tra độ cứng (kí hiệu là) - là tải trọng ứng với độ võng đã định trước (được xác định theo điều 10.8).

Tải trọng kiểm tra hình thành vết nứt (kí hiệu là  - là tải trọng ứng với sự hình thành vết nứt đầu tiên trong bê tông.

Tải trọng kiểm tra mở rộng vết nứt (kí hiệu là ) - là tải trọng ứng với bề rộng vết nứt đã định trước.

Tải trọng phá hủy thực tế (kí hiệu là) - là giá trị tải trọng thí nghiệm làm cấu kiện thí nghiệm bị phá hủy (biểu hiện như điều 8.14).

3.3. Hệ số an toàn C - là hệ số xác định mức độ tăng của giá trị tải trọng kiểm tra so với tải trọng tương ứng với khả năng chịu lực của nó.

3.4. Độ võng kiểm tra (kí hiệu là fktr) - là giá trị độ võng được dùng để so sánh với độ võng thực tế của cấu kiện dưới tác động của tải trọng kiểm tra độ cứng, qua đó đánh giá khả năng làm việc của cấu kiện về độ cứng. Độ võng kiểm tra fktr được xác định theo điều 10.9.

3.5. Bề rộng vết nứt kiểm tra (kí hiệu là akt) - là giá trị bề rộng vết nứt được dùng để so sánh với bề rộng của vết nứt thực tế dưới tác động của tải trọng kiểm tra mở rộng vết nứt, qua đó đánh giá khả năng làm việc của cấu kiện về khả năng chống nứt.

4. Quy định chung

4.1. Thực hiện thí nghiệm gia tải tĩnh nhằm kiểm tra tổng thể các chỉ số về độ bền, độ cứng, khả năng chống nứt của các cấu kiện được chế tạo theo thiết kế.

Việc thí nghiệm gia tải tĩnh phải xác định được các giá trị thực của tải trọng phá hủy theo cường độ (trạng thái giới hạn thứ nhất), các giá trị độ võng và bề rộng vết nứt thực tế dưới tác động của tải trọng kiểm tra (trạng thái giới hạn thứ hai).

Việc thí nghiệm gia tải tĩnh cũng có thể chỉ nhằm xác định một trong những giá trị thực tế vừa nêu trên tùy yêu cầu của khách hàng.

4.2. Đánh giá độ bền, độ cứng và khả năng chống nứt của cấu kiện được thực hiện trên cơ sở so sánh các giá trị thực tế của tải trọng phá hủy, độ võng và bề rộng vết nứt với các giá trị tương ứng của hồ sơ thiết kế.

4.3. Việc thí nghiệm kiểm tra bằng gia tải tĩnh được thực hiện theo sơ đồ quy định trong hồ sơ thiết kế tại các thời điểm.

- Trước khi tiến hành sản xuất hàng loạt;

- Thay đổi kết cấu, cấu tạo cấu kiện;

- Thay đổi công nghệ sản xuất;

- Thay đổi loại và chất lượng vật liệu;

- Kiểm tra định kì;

- Khi có sự cố hoặc nghi ngờ chất lượng sản phẩm.

Việc thí nghiệm kiểm tra này không thay thế cho việc kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm theo các yêu cầu kĩ thuật của các tiêu chuẩn mà hồ sơ thiết kế quy định đối với cơ sở sản xuất chế tạo.

4.4. Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện nhiệt độ dương và cường độ bê tông phải đạt yêu cầu theo thiết kế (xem TCVN

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 274:2002 về Cấu kiện bê tông và bê tông cốt thép đúc sẵn - Phương pháp thí nghiệm gia tải để đánh giá độ bền, độ cứng và khả năng chống nứt

  • Số hiệu: TCXDVN274:2002
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn XDVN
  • Ngày ban hành: 11/07/2002
  • Nơi ban hành: Bộ Xây dựng
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo:
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản