Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BẢO VỆ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG - PHÒNG CHỐNG MỐI CHO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG MỚI
Protection of buildings - Prevention and protection from subterranean termites for bulding under construction
1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng
Tiêu chuẩn áp dụng cho nhà và công trình dân dụng, công nghiệp, nông nghiệp, trừ các công trình đê đập và cây trồng, có sử dụng vật liệu gốc xenlulô làm trang trí trong và ngoài nhà hoặc làm kết cấu chịu lực, hoặc có chứa, lưu trữ trưng bày các vật liệu, tư liệu, thành phẩm có gốc xenlulô.
Tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu biện pháp phòng chống mối ngay từ khâu khảo sát thiết kế, thi công xây dựng mới hoặc thi công xây dựng cải tạo. Tiêu chuẩn này không bao gồm biện pháp xử lí đối với nhà, công trình đang sử dụng bị mối phá hoại.
Đối tượng cần xử lý chủ yếu: các loại mối đất (subteranean termites) và một số côn trùng hại gỗ khác như mối gỗ khô, mọt cánh cứng.
2. Phân loại yêu cầu phòng chống mối bảo vệ công trình
Để có các giải pháp phòng chống mối phù hợp với chất lượng sử dụng, chất lượng xây dựng và điều kiện kinh tế cho phép, yêu cầu phòng chống mối cho nhà và công trình được chia thành 4 loại sau đây:
Loại A - Yêu cầu phòng chống mối cao, cho các công trình đặc biệt, công trình cao tầng, công trình có niên hạn sử dụng trên 100 năm như các nhà bảo tàng, thư viện, lưu trữ, cơ quan, văn phòng, công trình văn hóa lịch sử, nhà sản xuất, nhà kho có chứa hoặc sử dụng các thành phẩm quý hiếm có bộ phận gốc xenlulô.
Loại B - Yêu cầu phòng chống mối khá, cho các công trình có niên hạn sử dụng trên 50 năm như các cơ quan, văn phòng, khách sạn, cửa hàng, nhà kĩ thuật thử nghiệm, trường học, bệnh viện.
Loại C - Yêu cầu phòng chống mối trung bình cho công trình có niên hạn sử dụng trên 20 năm, nhà ít tầng xây dựng ở vùng có mối hoạt động.
Loại D - Yêu cầu phòng chống mối thấp cho các nhà, công trình ít quan trọng xây dựng ở vùng địa lý không có mối hoạt động như nhà sản xuất, nhà kho làm bằng các vật liệu kết cấu không có gốc xenlulô. Nha có chứa hoặc sử dụng, gia công các vật liệu thành phẩm không có gốc xenlulô.
Loại A, B là loại bắt buộc phải thực hiện các biện pháp phòng chống mối ngay từ khi thiết kế và khởi công xây dựng. Loại C có thể xem xét cân nhắc áp dụng một phần các biện pháp chống mối nhưng chủ yếu phải xử lí hóa chất chống mối cho các bộ phận kết cấu, bộ phận trang trí và hệ thống cửa bằng gỗ. Loại D là loại không áp dụng ngay các biện pháp phòng chống mối trong khi thiết kế, thi công xây dựng.
3. Khảo sát phát hiện mối, thiết kế phòng chống mối
3.1 Việc khảo sát phát hiện mối cho các công trình thuộc loại A, B, C phải do các kĩ sư chuyên ngành phụ trách hoặc ít nhất là kĩ thuật viên bậc 4 về bảo quản gỗ có hiểu biết đầy đủ về sinh học của mối, biết xác định loại gây hại chủ yếu đối với công trình hiện trạng trên khu đất và nhận biết tình trạng mối hoạt động trong khu vực kế cận, như hướng dẫn trong phụ lục A.
3.2. Khi kiểm tra phải xem xét kĩ các nhà hiện trạng cùng trên khu đất có điều kiện địa lí tương tự như ở các vị trí chân tường, các góc tường, các bộ phận trang trí như trần gỗ, tường ốp bằng gỗ, các khung cửa sổ, cửa đi bằng gỗ, đặc biệt là ở tầng trệt và tầng hầm nếu có, đồng thời kiểm tra các cây và các vị trí khả năng có tổ mối trên khu đất. Trong trường hợp có nhà cũ sẽ phá dỡ để khởi công xây dựng nhà mới, phải khảo sát thiết kế phòng chống mối trước lúc phá dỡ ít nhất một tháng để kịp thực hiện một phần các công việc diệt mối có liên quan.
3.3. Sau khi khảo sát phải báo cáo đầy đủ về các vấn đề:
1. Các loài mối chủ yếu đang hoạt động trên khu đất, tên giống và loài mối cụ thể, kèm theo các tiêu bản về mối lính, mối thợ, mối cánh, sơ đồ những nơi mối
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 371: 2006 về nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5637:1991 về quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng - nguyên tắc cơ bản
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8268:2009 về Bảo vệ công trình xây dựng - Diệt và phòng chống mối cho công trình xây dựng đang sử dụng
- 1Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 371: 2006 về nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5637:1991 về quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng - nguyên tắc cơ bản
- 3Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 13:1991 về phân cấp nhà và công trình dân dụng - nguyên tắc chung
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2748:1991 về phân cấp công trình xây dựng - nguyên tắc chung
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7958:2008 về bảo vệ công trình xây dựng - Phòng chống mối cho công trình xây dựng mới
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8268:2009 về Bảo vệ công trình xây dựng - Diệt và phòng chống mối cho công trình xây dựng đang sử dụng
Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 204:1998 về bảo vệ công trình xây dựng - phòng chống mối cho công trình xây dựng mới
- Số hiệu: TCXD204:1998
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn XDVN
- Ngày ban hành: 01/01/1998
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra