Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG

TCXD 13 : 1991

PHÂN CẤP NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG - NGUYÊN TẮC CHUNG
Grades for dwellings and civil works - General principles

Tiêu chuẩn này thay thế cho 20TCN 13: 1964 “Phân cấp công trình kiến trúc dân dụng”

Tiêu chuẩn này quy định những nguyên tắc chung về phân cấp nhà và công trình dân dụng bao gồm các loại nhà ở, nhà và công trình công cộng.

Chú thích: Khi thiết kế nhà và công trình dân dụng, ngoài những nguyên tắc chung mà phải tuân theo những quy định về phân cấp trong tiêu chuẩn thiết kế cúa từng loại nhà và công trình hiện hành.

Về nguyên tắc chung phân cấp công trình xây dựng, phải theo TCVN 2748: 1991.

1. Quy định chung

1.1. Khi xác định cấp nhà và công trình dân dụng cần xét đến các đặc điểm sau:

a) Tầm quan trọng về kinh tế, xã hội, quy mô và công suất phục vụ của công trình xây dựng.

b) Quy hoạch thành phố, điểm dân cư, khu công trình và môi trường khu vực xây dựng.

c) Mức độ đất vật liệu xây dựng, trang thiết bị cùng trang trí bên trong và ngoài nhà và công trình.

1.2. Trong một tổng thể nhà và công trình có thể quy định cấp khác nhau cho từng công trình đơn vị, tuỳ theo mức độ của chúng.

1.3. Cấp nhà và công trình dân dụng phải được xác định trong luận chứng kinh tế kĩ thuật.

2. Nguyên tắc phân cấp;

2.1. Cấp nhà và công trình được xác định bằng các yếu tố cơ bản là chất lượng sử dụng (khai thác) và chất lượng xây dựng công trình.

2.2. Chất lượng sử dụng của nhà và công trình dân dụng thể hiện ở:

Tiêu chuẩn sử dụng diện tích, khối tích các bộ phận hoặc buồng phòng trong dây truyền sử dụng.

Tiêu chuẩn về trang thiết bị, tiện nghi của nhà và công trình. Mức độ hoàn thiện và trang trí nội ngoại thất

2.3. Chất lượng sử dụng của nhà và công trình chia ra 4 bậc:

Bậc I: Chất lượng sử dụng cao.

Bậc II: Chất lượng sử dụng khá

Bậc III: Chất lượng sử dụng trung bình. Bậc IV: Chất lượng sử dụng thấp

2.4. Chất lượng xây dựng của nhà và công trình phụ thuộc vào độ bền vững và độ chịu lửa của các bộ phận kết cấu chủ yếu của nhà và công trình.

Độ bền vững của nhà và công trình thể hiện ở:

a) Việc sử dụng vật liệu xây dựng và các giải pháp kĩ thuật của các bộ phận kết cấu chủ yếu của nhà và công trình.

b) Khả năng chống lại tác động cơ lí vả các ảnh hưởng khác. Độ bền vững đảm bảo cho công trình có thể sử dụng một cách bình thường trong suốt niên hạn sử dụng.

2.5. Độ bền vững các kết cấu chịu lửa của nhà và công trình chia ra 4 bậc:

Bậc I: Niên hạn sử dụng trên 100 năm

Bậc II: Niên hạn sử dụng trên 50 năm

Bậc III: Niên hạn sử dụng trên 20 năm

Bậc IV: Niên hạn sử dụng dưới 20 năm

2.6. Căn cứ vào tính chịu lửa, nhà và công trình dân dụng chia thành 5 bậc chịu lửa: I, II, III IV, và V.

Bậc chịu lửa cần thiết của ngôi nhà, áp dụng theo TCVN: 2622: 1978 “Phòng cháy, chữa cháy cho nhà và công trình".

Mức độ cháy và giới hạn chịu lửa tối thiểu của các cấu kiện xây dựng chủ yếu, được xác định tuỳ thuộc vào bậc chịu lửa.

3. Phân cấp

3.1. Nhà và công trình dân dụng phân làm 4 cấp theo bảng 1

Bảng 1

Cấp nhà và công trình

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 13:1991 về phân cấp nhà và công trình dân dụng - nguyên tắc chung

  • Số hiệu: TCXD13:1991
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn XDVN
  • Ngày ban hành: 01/01/1991
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản