Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9775:2013

CAC/RCP 61-2005

QUY PHẠM THỰC HÀNH HẠN CHẾ VÀ GIẢM THIỂU TÍNH KHÁNG KHÁNG SINH

Code of Practice to Minimize and Contain Antimicrobial Resistance

Lời nói đầu

TCVN 9775:2013 hoàn toàn tương đương với CAC/RCP 61-2005;

TCVN 9775:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F3 Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

QUY PHẠM THỰC HÀNH HẠN CHẾ VÀ GIẢM THIỂU TÍNH KHÁNG KHÁNG SINH

Code of Practice to Minimize and Contain Antimicrobial Resistance

Lời giới thiệu

1. Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn về trách nhiệm và việc sử dụng đúng các chất kháng sinh cho động vật cung cấp thực phẩm và cần sử dụng tiêu chuẩn này cùng với CAC/RCP 38-1993 Recommended international code of practice for control of the use of veterinary drugs (Quy phạm thực hành khuyến cáo để kiểm soát việc sử dụng thuốc thú y). Mục tiêu của tiêu chuẩn này là giảm thiểu tác động tiềm ẩn đến sức khỏe cộng đồng do sử dụng chất kháng sinh cho động vật cung cấp thực phẩm, cụ thể là tạo ra các loại chất kháng kháng sinh. Tiêu chuẩn này cũng hướng dẫn cách sử dụng an toàn và hiệu quả các loại thuốc kháng sinh thú y trong quá trình điều trị bằng cách duy trì hiệu quả của chúng. Tiêu chuẩn này xác định trách nhiệm tương ứng của các cơ quan quản lý và nhóm tham gia vào công tác quản lý, sản xuất, kiểm soát, phân phối và sử dụng thuốc kháng sinh dùng trong thú y như các cơ quan quản lý cấp quốc gia, ngành công nghiệp thuốc thú y, bác sỹ thú y, nhà phân phối và nhà chăn nuôi động vật cung cấp thực phẩm.

2. Quy trình quản lý quảng cáo có vai trò quan trọng trong việc thiết lập cơ sở đối với việc sử dụng thận trọng các loại thuốc thú y đối với vật cung cấp thực phẩm thông qua các chỉ dẫn, hướng dẫn và các cảnh báo rõ ràng trên nhãn.

3. Một số các tổ chức đã xây dựng các quy phạm thực hành liên quan đến việc sử dụng thuốc kháng sinh thú y và các điều kiện sử dụng chúng. Những quy phạm thực hành này đã được xem xét là một số nguyên tắc đã được đưa vào tiêu chuẩn này.

4. Tiêu chuẩn này tập trung vào việc sử dụng thuốc kháng sinh dùng cho động vật cung cấp thực phẩm. Kháng kháng sinh được coi là vấn đề sinh thái và để quản lý chúng có thể cần phải làm rõ tính bền của các vi sinh vật kháng kháng sinh có trong môi trường. Cho dù tiêu chuẩn này được áp dụng đối với động vật cung cấp thực phẩm nhưng các nguyên tắc tương tự đối với vi sinh vật kháng kháng sinh cũng áp dụng cho các động vật nuôi trong nhà.

Mục đích và mục tiêu

5. Các đối tượng liên quan đến quản lý, sản xuất, bán hàng, cung cấp, kê đơn và sử dụng thuốc kháng sinh cho động vật cung cấp thực phẩm phải hoạt động hợp pháp, có trách nhiệm và phải chú ý để hạn chế sự lan rộng của các vi sinh vật kháng kháng sinh trong vật nuôi nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

6. Thuốc kháng sinh là công cụ hữu ích để kiểm soát các bệnh truyền nhiễm ở động vật và người. Tiêu chuẩn này và các hướng dẫn hiện hành về sử dụng đúng loại thuốc kháng sinh cho động vật cung cấp thực phẩm đưa ra các khuyến nghị nhằm ngăn ngừa hoặc giảm tính chọn lọc của các vi sinh vật kháng kháng sinh ở động vật và người, nhằm:

• bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng qua việc đảm bảo an toàn thực phẩm có nguồn gốc từ động vật;

• ngăn ngừa hoặc giảm việc truyền trực tiếp và gián tiếp các vi sinh vật kháng kháng sinh hoặc các yếu tố kháng kháng sinh trong quần thể động vật và từ động vật cung cấp thực phẩm sang người;

• ngăn ngừa nhiễm dư lượng kháng sinh vào thực phẩm có nguồn gốc động vật với mức vượt quá mức dư lượng tối đa (MRL) quy định;

• tuân thủ trách nhiệm đạo đức và nhu cầu kinh tế để duy trì sức khỏe động vật.

7. Tiêu chuẩn này không đề cập đến các vấn đề môi trường liên quan đến tính kháng sinh do vi

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9775:2013 (CAC/RCP 61-2005) về Quy phạm thực hành hạn chế và giảm thiểu tính kháng kháng sinh

  • Số hiệu: TCVN9775:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản