Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7183 : 2002

HỆ THỐNG THIẾT BỊ XỬ LÝ NƯỚC SẠCH DÙNG TRONG Y TẾ - YÊU CẦU KỸ THUẬT
Water purifying systems for medical use - Specifications

Lời nói đầu

TCVN 7183 : 2002 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn

TCVN/TC210/SC1 Thiết bị y tế biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

HỆ THỐNG THIẾT BỊ XỬ LÝ NƯỚC SẠCH DÙNG TRONG Y TẾ - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Water purifying systems for medical use - Specifications

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các đặc tính kỹ thuật áp dụng cho hệ thống thiết bị xử lý nước sạch dùng trong y tế.

Tiêu chuẩn này không đề cập đến yêu cầu kỹ thuật của các loại nước sử dụng trong y tế.

2 Tiêu chuẩn viện dẫn

TCVN 1068 : 1971 Oxy kỹ thuật.

TCVN 5502 : 1991 Nước sinh hoạt - Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 5944 : 1995 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm.

3 Quy định chung

3.1 Hệ thống thiết bị xử lý nước

Hệ thống thiết bị sử lý nước sạch gồm có các khâu: nguồn nước, lọc đa lớp, lọc than hoạt tính, lọc trao đổi ion (cation và anion), lọc tinh, lọc thẩm thấu ngược, tiệt khuẩn (bằng ôzôn và bằng

tia cực tím - đèn UV).

Trình tự bố trí các khâu xử lý nước theo sơ đồ chung nêu ở hình 1.

Chú thích - Tuỳ theo mục đích sử dụng nước, có thể vận dụng các sơ đồ: xử lý nước sạch dùng trong phòng mổ xem phụ lục A, dùng trong dược phẩm xem phụ lục B, dùng cho thận nhân tạo xem phụ lục C.

3.2 Chất lượng nước ở từng giai đoạn lọc được kiểm tra theo các phương pháp hiện hành của Bộ Y Tế.

Hình 1 - Sơ đồ chung hệ thống xử lý nước sạch dùng trong y tế

4 Qui định nguồn nước

Nguồn nước cấp cho hệ thống xử lý có thể lấy từ hệ thống nước sinh hoạt (nước máy) theo TCVN 5502 : 1991, hoặc là nước ngầm theo TCVN 5944 : 1995.

5 Hệ thống thiết bị

5.1 Thiết bị lọc đa lớp

5.1.1 Nguyên tắc

Thiết bị lọc đa lớp bao gồm nhiều lớp vật liệu khác nhau được phân bố thành lớp trong thiết bị. Đây là thiết bị lọc áp lực được sử dụng như là thiết bị lọc tiền xử lý cho các công đoạn xử lý tiếp sau. Khi lọc, cặn thô, cặn lơ lửng trong nước nguồn (điều 4) bị các lớp lọc giữ lại.

5.1.2 Các bộ phận chính

5.1.2.1 Vỏ thiết bị

Có thể làm bằng vật liệu như: thép không gỉ, composit, hoặc thép bên trong có tráng lớp epoxy.

Tuy nhiên đối với hệ thống nước sử dụng trong y tế thì vật liệu thép không gỉ và composite được khuyến cáo sử dụng là phù hợp nhất.

5.1.2.2 Vật liệu lọc

– sỏi với kích thước khác nhau;

– antraxit;

– vát thạch anh;

– vật liệu khử sắt, mangan, hydrosunfua, asen.

Tuỳ theo loại nguồn nước đầu vào và mục đích sử dụng, có thể chọn loại vật liệu lọc và bố trí thay đổi vị trí các lớp vật liệu lọc.

5.1.2.3 Bộ điều khiển

Bộ điều khiển van thực hiện các chu trình lọc có thể thao tác bằng tay hoặc tự động.

Điều khiển bằng tay do người vận hành thực hiện cho các chu trình rửa ngược và tái sinh.

Điều khiển tự động có các van được vận hành bởi bộ đếm thời gian điện tử, có thể vậ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7183:2002 về hệ thống thiết bị xử lý nước sạch dùng trong y tế - yêu cầu kỹ thuật do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: TCVN7183:2002
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2002
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản