Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
SỰ PHÁT THẢI NGUỒN TĨNH - XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ KHỐI LƯỢNG NITƠ OXIT - PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG DÙNG NAPHTYLETYLENDIAMIN
Stationary source emissions – Determination of the mass concentration of nitrogen oxides – Naphthylethylenediamine photometric method
Lời nói đầu
TCVN 7172: 2002 hoàn toàn tương đương với ISO 11564: 1998.
TCVN 7172: 2002 do Ban kĩ thuật Tiêu chuẩn TCVN / TC 146 "Chất lượng không khí" biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
SỰ PHÁT THẢI NGUỒN TĨNH - XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ KHỐI LƯỢNG NITƠ OXYT - PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG DÙNG NAPHTYLETYLENDIAMIN
Stationary source emissions – Determination of the mass concentration of nitrogen oxides – Naphthylethylenediamine photometric method
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp trắc quang dùng để xác định nồng độ khối lượng của nitơ oxyt trong khí xả từ ống dẫn hoặc ống khói.
Chú thích - Nitơ oxyt (NOx) được định nghĩa là tổng NO và NO2. Nồng độ khối lượng NOx là nồng độ tương đương NO2 biểu thị bằng miligam trên mét khối.
Phương pháp này được dùng để xác định nồng độ khối lượng của nitơ oxyt trong khí xả của quá trình đốt, quá trình xử lý bề mặt kim loại và từ các phản ứng của hoá chất hữu cơ, sau khi rửa đuổi, loại nitơ bằng khử và/hoặc loại nitơ xúc tác, trước khi thải vào khí quyển.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho dải nồng độ từ 5 mg/m3 đến 1000 mg/m3 tính theo NO2 với thể tích mẫu 1000 ml.
Với nồng độ của khí trên 1000 mg/m3 đến 5000 mg/m3, dung dịch mẫu được pha loãng hoặc lấy một phần dung dịch mẫu để phân tích.
Tiêu chuẩn này không dùng để xác định dinitơ monoxyt (N2O).
Nitơ oxyt trong mẫu khí được hấp thụ vào dung dịch hydro peroxyt kiềm (1,2 mol/l NaOH/ 0,6 % H2O2) khi có mặt ion đồng (Cu2+) để nitơ oxyt bị oxy hoá thành ion nitrit ở những nồng độ trên, ion nitrat không sinh ra trong dung dịch hấp thụ.
Hydro peroxyt trong dung dịch hấp thụ cản trở việc tạo mầu. Do đó, hydro peroxyt được phân huỷ bằng xúc tác của Cu2+ khi đun nóng dung dịch 30 phút trên bếp cách thuỷ ở 80 oC.
Nồng độ nitrit được xác định bằng cách dùng máy trắc quang đo độ hấp thụ của dung dịch tạo mầu từ phản ứng của sunfanilamit với naphtyletylendiamin (NEDA) ở bước sóng 545 nm.
Nồng độ khối lượng của nitơ dioxyt thu được bằng cách so sánh độ hấp thụ thu được với đường chuẩn được chuẩn bị từ dung dịch tiêu chuẩn natri nitrit tinh khiết.
Thời gian lấy mẫu từ 5 phút đến 12 phút. Thời gian xác định là khoảng 60 phút
Chỉ dùng thuốc thử tinh khiết phân tích và nước cất không chứa nitrit.
3.1 Dung dịch hấp thụ (1,2 mol/l NaOH; 0,6 % H2O2 ; 4,0 % Na2CO3; 0,0005 % HCOONa).
Hoà tan 48 g natri hydroxyt, 40,0 g natri cacbonat và 5 mg natri format trong khoảng 800 ml nước, thêm 20 ml hydro peroxyt (30 %) và pha loãng bằng nước đến 1000 ml.
Chú thích - Dung dịch hấp thụ có thể bảo quản trong bình đậy kín, ở chỗ lạnh, tối trong 1 tuần lễ. Lắc để làm cho hydro proxyt bị phân huỷ.
3.2 Dung dịch đồng sunphát (4x10-4mol/l)
Hoà tan 1,0 g đồng sunphat (CuSO4.5H2O) bằng nước trong bình định mức 1000 ml và thêm nước đến vạch. Pha loãng 10 ml dung dịch này bằng nước thành 100 ml trong bình định mức.
3.3 Dung dịch sunfanilamit/axit clohydric (sufanilamit 0,5 %, axit clohydric 20 %)
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5975:1995 về sự phát thải nguồn tĩnh - xác định nồng độ khối lượng lưu huỳnh đioxit - phương pháp hidro peroxit/bari perclorat/thorin
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6192:2000 (ISO 10396 : 1993) về sự phát thải nguồn tĩnh - lấy mẫu để đo tự động các nồng độ khí do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5977:2009 (ISO 9096 : 2003) về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định nồng độ khối lượng của bụi bằng phương pháp thủ công
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5975:2010 (ISO 7934:1989) về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định nồng độ khối lượng lưu huỳnh đioxit - Phương pháp hidro peroxit/bari perclorat/thorin
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9237-1:2012 (ISO 11338-1:2003) về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định Hydrocacbon thơm đa vòng pha khí và pha hạt - Phần 1: Lấy mẫu
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9237-2:2012 (ISO 11338-2:2003) về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định Hydrocacbon thơm đa vòng pha khí và pha hạt - Phần 2: Chuẩn bị, làm sạch và xác định mẫu
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9238:2012 (ISO 14164:1999) về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định lưu lượng thể tích dòng khí trong các ống dẫn khí - Phương pháp đo tự động
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8712:2011 (ISO 12039:2001) về Sự phát thải của nguồn tĩnh - Xác định cacbon monoxit, cacbon dioxit và oxy - Đặc tính tính năng và hiệu chuẩn các hệ thống đo tự động
- 1Quyết định 2125/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5975:1995 về sự phát thải nguồn tĩnh - xác định nồng độ khối lượng lưu huỳnh đioxit - phương pháp hidro peroxit/bari perclorat/thorin
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6192:2000 (ISO 10396 : 1993) về sự phát thải nguồn tĩnh - lấy mẫu để đo tự động các nồng độ khí do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5977:2009 (ISO 9096 : 2003) về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định nồng độ khối lượng của bụi bằng phương pháp thủ công
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5975:2010 (ISO 7934:1989) về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định nồng độ khối lượng lưu huỳnh đioxit - Phương pháp hidro peroxit/bari perclorat/thorin
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9237-1:2012 (ISO 11338-1:2003) về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định Hydrocacbon thơm đa vòng pha khí và pha hạt - Phần 1: Lấy mẫu
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9237-2:2012 (ISO 11338-2:2003) về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định Hydrocacbon thơm đa vòng pha khí và pha hạt - Phần 2: Chuẩn bị, làm sạch và xác định mẫu
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9238:2012 (ISO 14164:1999) về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định lưu lượng thể tích dòng khí trong các ống dẫn khí - Phương pháp đo tự động
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8712:2011 (ISO 12039:2001) về Sự phát thải của nguồn tĩnh - Xác định cacbon monoxit, cacbon dioxit và oxy - Đặc tính tính năng và hiệu chuẩn các hệ thống đo tự động
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7172:2002 (ISO 11564 : 1998) về sự phát thải nguồn tĩnh - xác định nồng độ khối lượng nitơ ôxit - phương pháp trắc quang dùng naphtyletylendiamin do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: TCVN7172:2002
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2002
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra