VÀNG THƯƠNG PHẨM - YÊU CẦU KỸ THUẬT
Commercial gold - Technical requirements
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và cách ghi nhãn đối với tất cả các loại vàng thương phẩm bao gồm vàng trang sức, vàng mỹ nghệ, vàng miếng và vàng nguyên liệu được lưu thông trên thị trường.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho vàng nguyên liệu thô.
2.1. Vàng thương phẩm (Commercial gold): Là các sản phẩm vàng trang sức, vàng mỹ nghệ, vàng miếng và vàng nguyên liệu được lưu thông trên thị trường (trừ vàng nguyên liệu thô).
2.2. Vàng trang sức (Jewelry gold): Là các sản phẩm vàng (vàng ta, vàng tây, vàng mạ...), có hoặc không gắn đá quý, kim loại quý hoặc vật liệu khác, để phục vụ nhu cầu trang sức của con người như các loại nhẫn, dây, vòng, hoa tai, kim cài, tượng và các loại khác.
2.3. Vàng mỹ nghệ (Handicraft gold): Là các sản phẩm vàng (vàng ta, vàng tây, vàng mạ...), có hoặc không gắn đá quý, kim loại quý hoặc vật liệu khác, để phục vụ cho nhu cầu trang trí mỹ nghệ như khung ảnh, tượng và các loại khác.
2.4. Vàng miếng (Bullion gold): Là vàng (bao gồm vàng ta và vàng tây) đã được dập, cán thành miếng dưới các hình dạng khác nhau, có đóng chữ và số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của nhà sản xuất theo quy định tại mục 5 của tiêu chuẩn này.
2.5. Vàng nguyên liệu (Materia gold): Là vàng dưới dạng khối, thỏi, lá, hạt, dây bán thành phẩm trang sức và các loại khác (không bao gồm vàng nguyên liệu thô).
2.6. Vàng nguyên liệu thô (Raw materia gold): Là vàng dưới dạng khối, thỏi, lá, hạt, dây..., mới khai thác, chưa tinh luyện; vàng trang sức, vàng mỹ nghệ cũ không còn giá trị trang sức mỹ nghệ; vàng dưới dạng phế liệu như các linh kiện điện tử cũ, sản phẩm nha khoa hỏng...
2.7. Vàng tinh khiết (Fine gold): Là các sản phẩm hoàn toàn tạo nên từ kim loại vàng.
2.8. Vàng hợp kim (Gold alloy or solder): Các kim loại thành phần tạo hợp kim với vàng là bạc, đồng, niken, sắt, hoặc kẽm, thiếc, mangan, catmi, platin, palađi.
2.9. Vàng mạ (Gold platings), còn gọi là vàng khảm: Là sản phẩm ghép gồm một lớp vàng mỏng (lớp vàng mạ) phủ lên một chất liệu khác, thường là một kim loại kém giá trị hơn vàng. Lớp mạ vàng được tạo thành bằng những cách khác nhau, dưới tác dụng của nhiệt độ và áp suất (vàng mạ) hoặc thông qua quá trình điện phân (vàng mạ điện phân).
2.10. Kara (Karat): Là số phần của vàng (tính theo khối lượng) trong hai mươi bốn (24) phần của hợp kim vàng.
2.11. Độ tinh khiết (Fineness): Là số phần của kim loại vàng (tính theo khối lượng) trong một nghìn (1000) phần của hợp kim vàng.
Vàng thương phẩm được phân loại theo các tiêu chí sau đây:
3.1. Theo mục đích sử dụng
Theo mục đích sử dụng vàng thương phẩm được chia thành:
- Vàng trang sức.
- Vàng mỹ nghệ.
- Vàng miếng.
- Vàng nguyên liệu.
3.2. Theo thành phần
Theo thành phần, vàng thương phẩm được chia thành:
- Vàng tinh khiết.
- Vàng hợp kim.
- Vàng mạ (vàng khảm).
3.3. Theo màu sắc
Vàng tinh khiết có màu vàng. Khi hàm lượng của vàng giảm xuống và tùy thuộc vào thành phần và hàm lượng của các kim loại hợp kim với vàng, vàng thương phẩm sẽ có màu vàng nhạt hơn hoặc có các màu khác (bảng 1).
Bảng 1 - Màu của vàng thương phẩm
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5546:1991 về Vàng và hợp kim vàng - Phương pháp thử lửa do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5547:1991 về Hợp kim vàng - Phương pháp xác định hàm lượng vàng và bạc
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5548:1991 về Hợp kim vàng - Phương pháp hấp thụ nguyên tử xác định hàm lượng bitmut, antimon, chì và sắt
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5545:1991 về Vàng và hợp kim vàng - Phương pháp thử tỷ trọng chuyển đổi năm 2008 do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 1Quyết định 03/2002/QĐ-BKHCN về Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ ban hành
- 2Quyết định 3708/QĐ-BKHCN năm 2014 hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5546:1991 về Vàng và hợp kim vàng - Phương pháp thử lửa do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5547:1991 về Hợp kim vàng - Phương pháp xác định hàm lượng vàng và bạc
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5548:1991 về Hợp kim vàng - Phương pháp hấp thụ nguyên tử xác định hàm lượng bitmut, antimon, chì và sắt
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5545:1991 về Vàng và hợp kim vàng - Phương pháp thử tỷ trọng chuyển đổi năm 2008 do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7054:2014 về Vàng thương phẩm - Yêu cầu kỹ thuật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7054:2002 về Vàng thương phẩm - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: TCVN7054:2002
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 30/10/2002
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực