Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6847 : 2001

VI SINH VẬT HỌC – HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ ĐỊNH LƯỢNG - ENTEROBACTERIACEAE KHÔNG QUA QUÁ TRÌNH PHỤC HỒI – KỸ THUẬT ĐẾM KHUẨN LẠC VÀ KỸ THUẬT MPN

Microbiology – General guidance for the enumeration of Enterobacteriaceae - without resuscitation – MPN technique and colony-count technique

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn chung để định lượng Enterobacteriaceae có trong thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi:

- bằng cách tính số có xác suất lớn nhất (MPN) sau khi ủ ấm ở 350C hoặc 370C trong môi trường lỏng hoặc

- bằng cách đếm số khuẩn lạc trong môi trường đặc sau khi ủ ấm ở 350C hoặc 370C.

Nhiệt độ sử dụng cần được thỏa thuận giữa các bên có liên quan và phải được ghi vào báo cáo thử nghiệm.

Chú thích 1 – Đối với thực phẩm đông lạnh, nhiệt độ nuôi ở 300C là thích hợp khi mục đích đếm mang tính chất công nghệ.

Với số lượng nhỏ vi khuẩn, phương pháp MPN là thích hợp, trong các trường hợp khác phương pháp đếm khuẩn lạc thường được sử dụng hơn.

Tiêu chuẩn này không bao gồm các quy trình phục hồi, do đó kết quả không cần phải liên hệ đến các yêu cầu hoặc các đặc tính kỹ thuật dựa trên giả định là quá trình phục hồi đã được thực hiện.

Điểm hạn chế khi áp dụng tiêu chuẩn này là ở chỗ kết quả có độ dao động lớn. Vì vậy, phương pháp này chỉ nên sử dụng và giải thích kết quả theo thông tin nêu trong 10.3.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

TCVN 4881:1989 (ISO 6887 : 1983), Vi sinh vật học – Hướng dẫn chung về cách pha chế các dung dịch pha loãng để kiểm nghiệm vi sinh vật.

TCVN 6404 : 1998 (ISO 7218 : 1997), Vi sinh vật trong thực phẩm và trong thức ăn gia súc – Nguyên tắc chung về kiểm tra vi sinh vật.

3. Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa sau đây:

3.1 Enterobacteriaceae (Enterobacteriaceae): là các vi sinh vật lên men glucoza và cho phản ứng oxidaza âm tính khi tiến hành phép thử theo phương pháp quy định này.

3.2 Số đếm Enterobacteriaceae (count of Enterobacteriaceae): là số Enterobacteriaceae tìm thấy trong một mililit hoặc trong một gam mẫu thử khi tiến hành thử theo phương pháp quy định.

4. Nguyên tắc

4.1 Chuẩn bị dịch pha loãng

Chuẩn bị các dịch pha loãng thập phân từ mẫu thử.

4.2 Định lượng Enterobacteriaceae

4.2.1 Kỹ thuật đếm số có xác suất lớn nhất (MPN)

Chú thích 2 – Kỹ thuật này nên dùng khi số lượng Enterobacteriaceae được dự kiến trong khoảng từ 1 đến 100 trên mililit hoặc trên một gam mẫu thử.

Cấy vào ba ống nghiệm môi trường nồng độ kép một lượng mẫu thử quy định nếu đó là sản phẩm lỏng hoặc một lượng huyền phù ban đầu quy định nếu các sản phẩm ở dạng khác.

Cấy vào ba ống nghiệm môi trường nồng độ đơn một lượng mẫu thử quy định nếu là sản phẩm lỏng hoặc một lượng huyền phù ban đầu quy định nếu các sản phẩm ở dạng khác. Sau đó trong cùng một điều kiện, cấy ba ống môi trường nồng độ đơn với dịch pha loãng thập phân thứ nhất từ mẫu thử hoặc từ huyền phù ban đầu.

Ủ ấm các ống ở 350C hoặc 370C (theo thỏa thuận) trong 24h.

Từ các ống được thử khẳng định dương tính, tính số có xác suất lớn nhất của Enterbacteriaceae trên mililit hoặc trên gam mẫu thử bằng cách tra bảng MPN (xem phụ lục A).

4.2.2 Kỹ thuật đếm khuẩn lạc

Chú thích 3 – Nên dùng kỹ thuật này khi số lượng Enterobacteriaceae được dự kiến lớn hơn 100 trên mililit hoặc trên gam mẫu thử.

Cấy vào thạch glucoza mật đỏ tím (violet red bile) chứa trong hai đĩa Petri (kỹ thuật đổ đĩa) một lượng mẫu thử nếu sản phẩm ban đầu là chất lỏng hoặc một lượng huyền phù ban đầu nếu sản phẩm ở dạng khác. Phủ lên bề m

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6847:2001 về Vi sinh vật học - Hướng dẫn chung về định lượng Enterobacteriaceae không qua quá trình phục hồi - Kỹ thuật đếm khuẩn lạc và kỹ thuật MPN do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6847:2001
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 28/12/2001
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản