Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
DẦU MỠ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT - XÁC ĐINH ĐỘ GIÃN NỞ
Animal and vegetable fats and oils - Determination of dilatation
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ giãn nở của chất béo.
Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho dầu mỡ động vật và thực vật (gọi là các chất béo), không kể stearin dầu cọ, có điểm nóng chảy trên 00C và dưới 600C. Phương pháp này là theo kinh nghiệm và do đó bất kỳ sai khác nào so với các chi tiết thao tác quy định sẽ thay đổi kết quả thu được.
Qui trình đặc biệt được quy định cho việc ổn định bơ cocoa và các dạng chất béo khác
Chú thích 1 - Các chất béo chủ yếu gồm triglyxerit gốc 2- chưa bão hoà và 1, 3 - bão hoà biểu hiện đặc tính đa hình và cần phải ổn định theo phưong thức đặc biết trước khi xác định độ giãn nở. Tuy nhiên đối với các hoá chất thay thế bơ cacao được dựa trên các dẫn xuất của axit lauric, cho dù đã hiđro hoá hay chưa, có thể sử dụng phương pháp đối với chất béo dạng đơn (9.5.1). Trong báo cáo kết quả cũng phải nêu rõ chất béo đã được sử lý sơ bộ (theo 9.5.2) hay chưa.
Các chất béo rất giàu các gốc glyxerol 2-oleat, 1, 3-distearat như chất béo của mỡ, bơ kokum và nhóm chất béo allanblackia đôI khi không xác định được nếu bị giữ không khí lại; khi đó cần làm nóng dụng cụ đo độ giãn nở trước khi cho chất béo vào.
TCVN 6128 :1996 (ISO 661 : 1989) Dầu mỡ động vật và thực vật - Chuẩn bị mẫu thử
TCVN 2625 : 1999 (ISO 5555) Dầu mỡ động vật và thực vật - Lấy mẫu.
Trong tiêu chuẩn này áp dụng định nghĩa sau đây:
Độ nở của chất béo : sự nở đẳng nhiệt do thay đổi trạng thái của chất béo từ rắn sang lỏng , mà trước đó chất béo đã được làm rắn lại trong các điều kiện được quy định cụ thể.
Độ nở của chất béo được biểu thị bằng mililit trên kilogam chất béo (hoặc microlit trên gam chất béo) và thể hiện sự chênh lệch giữa thể tích chất béo có thể chiếm giữ ở nhiệt độ được nói đến khi đã hoàn toàn ở trạng thái lỏng (đã được làm chậm đông) và thể tích thực của chất béo ở nhiệt độ này.
Chú thích 2 - Chú ý tránh sự nhầm lẫn với việc biểu thị độ giãn nở bằng microlit trên 25 g chất béo được sử dụng.
Đo thể tích của chất béo đã biết khối lượng ở nhiệt độ 600C và ở các nhiệt độ khác nhau dưới 600C. Tính thể tích của chất béo ở dạng lỏng đã được làm chậm đông ở các nhiệt độ khác nhau theo yêu cầu từ thể tích đo được ở 600C.
5.1 Dung dịch phủ bảo vệ, gồm nước cất đã đun sôi trong chân không và chất màu được dùng là dung dịch đỏ congo 10 g/l, metyl da cam, hoặc kali dicromat.
Sử dụng các thiết bị và dụng cụ thông thường của phòng thí nghiệm và đặc biệt như sau:
6.1 Bình cầu đáy tròn, có dung tích 100 ml.
6.2 Buret, được chia độ theo 0,05 ml hoặc nhỏ hơn.
6.3 Dụng cụ đo độ giãn nở (xem hình 1).
Bầu của dụng cụ đo độ giãn nở có thể tích (7 ± 0,5) ml, và phần được chia độ của ống mao dẫn có dung tích 900 μl. Vạch zero (0) trên ống mao dẫn phải có mức ngang bằng với miệng cổ bầu của dụng cụ đo độ giãn nở. Nắp đậy phải được nhồi đủ lượng chì (hoặc vật liệu thích hợp khác) để dụng cụ đo độ giãn nở không bị nổi trong nồi cách thuỷ.
Làm sạch dụng cụ đo độ giãn nở cẩn thận trước khi sử dụng. Dụng cụ này phải có thang chia độ đều đặn 2 μl và có độ chính xác ± 0,25%, được tính theo 6.3.1 và 6.3.2 tương ứng.
6.3.1 Sự đồng đều của thang chia độ
Cho khoảng 250 μl thuỷ ngân vào ống mao dẫn qua bầu của dụng cụ đo độ giãn nở (6.3). Đặt dụng cụ đo này ở tư thế nằ
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6117:1996 (ISO 6883 : 1995) về dầu mỡ động vật và thực vật - xác định khối lượng qui ước theo thể tích ("trọng lượng lít theo không khí") do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6125:2010 (ISO 663:2007) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định hàm lượng tạp chất không tan
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6127:2010 (ISO 660 : 2009) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định trị số axit và độ axit
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6128:1996 (ISO 661:1989) về dầu mỡ động vật và thực vật - chuẩn bị mẫu thử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6117:1996 (ISO 6883 : 1995) về dầu mỡ động vật và thực vật - xác định khối lượng qui ước theo thể tích ("trọng lượng lít theo không khí") do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6125:2010 (ISO 663:2007) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định hàm lượng tạp chất không tan
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6127:2010 (ISO 660 : 2009) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định trị số axit và độ axit
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2625:1999 (ISO 5555 : 1991) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Lấy mẫu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6765:2000 (ISO 8293:1990) về dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định độ giãn nở
- Số hiệu: TCVN6765:2000
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2000
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra