Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CÀ PHÊ NHÂN - XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM (PHƯƠNG PHÁP CHUẨN)
Green coffee - Determination of moisture content (Basic reference method)
Lời nói đầu
TCVN 6537:1999 hoàn toàn tương đương với ISO 1446:1978
TCVN 6537:1999 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F16 Cà phê và sản phẩm cà phê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.
CÀ PHÊ NHÂN - XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM (PHƯƠNG PHÁP CHUẨN)
Green coffee - Determination of moisture content (Basic reference method)
1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp chuẩn để xác định độ ẩm của cà phê nhân.
Chú thích - Phương pháp này được biên soạn thành tiêu chuẩn để kiểm tra và hoàn thiện các phương pháp thích hợp, dùng làm phương pháp thông thường để xác định độ ẩm cà phê nhân (TCVN 6536:1999).
TCVN 6536:1999 (ISO 1447) Cà phê nhân. Xác định độ ẩm (Phương pháp thông thường).
TCVN 6539:19999 (ISO 4072) Cà phê nhân đóng bao - Lấy mẫu.
Độ ẩm của cà phê nhân là sự hao hụt khối lượng của cà phê nhân khi hơi nước thoát ra để cân bằng với không khí có áp suất hơi nước bằng không (0), trong điều kiện sao cho sẽ tránh được các phản ứng gây cản trở.
Theo cách hiểu hiện nay thì hao hụt khối lượng được coi là độ ẩm thực của cà phê nhân.
Độ ẩm được biểu thị bằng phần trăm (%) khối lượng của cà phê nhân được tính bằng phần trăm khối lượng sản phẩm.
Xác định lượng mất về khối lượng khi sản phẩm thoát ẩm ra môi trường không khí khan, có nhiệt độ 48 ± 2oC và khí áp 2,0 ± 0,7 kPa1. Trường hợp cà phê nhân quá ẩm thì cần sấy sơ bộ, trước khi tiến hành xác định độ ẩm và sản phẩm trước đó đã được nghiền nhỏ nhưng không làm thay đổi độ ẩm của chúng.
5.1. Thiết bị hút khí để giảm khí áp môi trường xuống còn 2,0 ± 0,7 kPa (thí dụ: dùng máy bơm nước).
5.2. Máy nghiền, làm bằng vật liệu không hút ẩm, và:
- Dễ làm sạch, có khoảng trống nhỏ nhất;
- Cho phép nghiền nhanh và đồng đều nhưng không làm nóng máy;
- Có thể điều chỉnh để thu được sản phẩm nghiền có trên 90% các hạt có đường kính nhỏ hơn 1mm và trên 50% hạt có đường kính nhỏ hơn 0,5 mm.
5.3. Khay kim loại2, chống ăn mòn, có nắp đậy khít, diện tích bề mặt hữu ích của khay đủ khả năng chứa đều mẫu với lượng không nhiều hơn 0,3 g/cm2.
5.4. Thuyền bằng sứ hoặc bằng thủy tinh có chứa photpho (V) oxit (P2O5) thuộc loại thuốc thử. Diện tích bề mặt hữu ích của thuyền ít nhất cũng tương đương với diện tích của khay kim loại (5.3).
5.5 Ống sấy3 bằng thủy tinh, gồm 2 phần: một phần có thể đặt vừa khay (5.3), được chốt kín một đầu, phần còn lại có thể đặt vừa thuyền sứ (5.4), có chứa ống bán mao dẫn với van đóng để hút chân không. Hai phần được nối với nhau bằng khớp thủy tinh mài.
5.6. Lò sấy điện giữ nhiệt độ không đổi, hoặc hệ thống bất kỳ có thể đặt vừa phần ống sấy (5.5) có chứa khay (5.3) để nâng nhiệt độ sấy lên 48 ± 2oC.
5.7. Chai rửa bằng ga có chứa axit sunfuric thuộc loại thuốc thử có tỷ khối (hoặc khối lượng riêng) r20 ≥ 1,83 g/ml.
5.8. Cân phân tích
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7035:2002 (ISO 11294 : 1994) về Cà phê bột - Xác định độ ẩm - Phương pháp xác định sự hao hụt khối lượng ở 1030C (Phương pháp thông thường) do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5613:1991 (ST SEV 6255 - 88) về chè – phương pháp xác định độ ẩm do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6602:2000 (ISO 8455:1986) về cà phê nhân đóng bao - hướng dẫn bảo quản và vận chuyển do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4193:2005 về cà phê nhân do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7035:2002 (ISO 11294 : 1994) về Cà phê bột - Xác định độ ẩm - Phương pháp xác định sự hao hụt khối lượng ở 1030C (Phương pháp thông thường) do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5613:1991 (ST SEV 6255 - 88) về chè – phương pháp xác định độ ẩm do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6539:1999 (ISO 4072-1998)
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6602:2000 (ISO 8455:1986) về cà phê nhân đóng bao - hướng dẫn bảo quản và vận chuyển do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4193:2005 về cà phê nhân do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6537:2007 (ISO 1446:2001) về cà phê nhân - xác định hàm lượng nước (phương pháp chuẩn)
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6537:1999 (ISO 1446:1978) về cà phê nhân - xác định độ ẩm (phương pháp chuẩn) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN6537:1999
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1999
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra