Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6489 : 1999

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÂN HỦY SINH HỌC HIẾU KHÍ "HOÀN TOÀN" CỦA CÁC CHẤT HỮU CƠ TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC - PHƯƠNG PHÁP DỰA TRÊN SỰ PHÂN TÍCH CACBON DIOXIT ĐƯỢC GIẢI PHÓNG

Water quality - Evaluation in an aqueous medium of the "ultimate" aerobic biodegradability of organic compounds - Method by analysis of released carbon dioxitde

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định một phương pháp dựa trên phân tích cacbon dioxit được giải phóng để đánh giá khả năng phân hủy sinh học hiếu khí "hoàn toàn" các hợp chất hữu cơ ở nồng độ đã cho trong môi trường nước.

Phương pháp áp dụng cho các hợp chất hữu cơ:

a) tan trong các điều kiện thử;

b) không tan trong các điều kiện thử, trong trường hợp đó cần phải có phép đo đặc biệt để đạt được sự phân tán tốt của hợp chất.

c) không bay hơi hoặc có áp suất hơi có thể bỏ qua trong những điều kiện thử.

d) không ức chế các vi sinh vật thử ở nồng độ đã chọn cho phép thử. Hiệu ứng ức chế có thể xác định theo 8.3, hoặc dùng một phương pháp khác để xác định hiệu ứng ức chế của hợp chất lên vi khuẩn (ví dụ xem TCVN 6226 : 1996 (ISO 8192 : 1986))

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 7827 : 1984 Chất lượng nước - Đánh giá khả năng phân hủy hiếu khí "hoàn toàn" các hợp chất hữu cơ trong môi trường nước. Phương pháp dựa trên sự phân tích cacbon hữu cơ hòa tan (DOC).

TCVN 6226 : 1996 (ISO 8192 : 1986) Chất lượng nước - Thử sự ức chế của tiêu thụ oxi bởi bùn hoạt hóa.

3. Định nghĩa

Tiêu chuẩn này dùng các định nghĩa sau:

3.1. Sự phân hủy sinh học hoàn toàn: mức phân hủy đạt được khi hợp chất thử được vi sinh vật sử dụng hoàn toàn để tạo ra cacbon dioxit, nước, muối vô cơ và tế bào mới (sinh khối).

3.2. Chất rắn lơ lửng (của bùn hoạt hóa): chất rắn được lấy ra bằng cách lọc hoặc ly tâm từ một thể tích bùn dưới những điều kiện riêng, và trong tiêu chuẩn này, sấy khô ở khoảng 100oC.

3.3. Sự tiếp xúc trước (hoặc sự làm phù hợp trước): sự ủ trước chủng cấy, khi có mặt hợp chất thử nhằm mục đích tăng khả năng của chủng cấy để phân hủy hợp chất thử.

3.4. Sự thích nghi trước (hoặc sự điều hòa trước): Sự ủ trước chủng cấy dưới điều kiện thử nhưng không có hợp chất thử, nhằm nâng cao hiệu quả của phép thử.

4. Nguyên tắc

Xác định phân hủy sinh học các hợp chất hữu cơ bởi vi sinh vật hiếu khí bằng cách dùng môi trường thử. Hợp chất hữu cơ là nguồn cacbon và năng lượng duy nhất trong môi trường. Mức độ phân hủy sinh học được xác định gián tiếp bằng cách đo cacbon dioxi được giải phóng trong suốt thời gian thử (28 ngày). Nồng độ của hợp chất được dùng phải có hàm lượng cacbon hữu cơ ban đầu là từ 10 mg/l đến 40 mg/l). Nếu cần có thể dùng trên 40 mg/l để có thêm thông tin. Nồng độ DOC ở cuối phép thử sẽ được xác định, đối với các tạp chất trong nước.

5. Môi trường thử

Sự ủ tiến hành ở trong bóng tối hoặc trong ánh sáng khuếch tán, ở nơi kín, nhiệt độ không đổi được giữ giữa 20oC đến 25oC (± 1oC) và không có hơi độc.

6. Thuốc thử

Chỉ dùng các thuốc thử tinh khiết phân tích.

6.1. Nước cất hoặc nước khử ion

Chứa ít hơn 10 % DOC đầu tiên gây ra do hợp chất hữu cơ đem thử.

6.2. Môi trường thử

6.2.1. Thành phần

6.2.1.1. Dung dịch a)

Kali dihidrophotphat khan (KH2PO4) 8,5 g

Dikali hidrophotphat khan (K2HPO4) 21,75 g

Dinatri hidrophotphat ngậm 2 phân tử nước (Na2HPO4.2H2O) 33,4 g

Amoni clorua (NH4

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6489:1999 về chất lượng nước - Đánh giá khả năng phân hủy sinh học hiếu khí "hoàn toàn" của các chất hữu cơ trong môi trường nước - Phương pháp dựa trên sự phân tích cacbon dioxit được giải phóng

  • Số hiệu: TCVN6489:1999
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1999
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản