Plastics - Determination of the ultimate anaerobic biodegradation of plastic materials in controlled slurry digestion systems - Method by measurement of biogas production
Lời nói đầu
TCVN 10523:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 13975:2012.
TCVN 10523:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC61 Chất dẻo biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Sự tái chế sinh học là một lựa chọn có tính khả thi, cùng với tái chế cơ học và hóa học để thu hồi rác thải chất dẻo. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đánh giá tính phân hủy sinh học kỵ khí của chất thải từ chất dẻo trong hệ thống bùn kỵ khí có kiểm soát. Đây là hệ thống và phương pháp thử nghiệm phân hủy kỵ khí đặc trưng đối với chất thải là chất dẻo có thể phân hủy sinh học.
Việc sản sinh ra khí sinh học được quan sát trong các điều kiện kỵ khí phù hợp với sự phát triển của vi sinh vật ưa nhiệt hoặc ưa nhiệt trung bình. Khí sinh học được thu gom vào trong một cái túi ở áp suất khí quyển và đo dung tích khí sinh học bằng xylanh hoặc buret khí. Tính phân hủy sinh học của vật liệu thử nghiệm được đánh giá từ tổng lượng carbon dioxit được hòa tan trong phần nổi phía trên và số lượng tích tụ của khí sinh học được thoát ra. Tiêu chuẩn này là phương pháp thử phân hủy sinh học đối với các chất dẻo trong hệ thống bùn kỵ khí được kiểm soát và khác với ISO 15985 sử dụng điều kiện phân hủy kỵ khí rắn-cao và ISO 14853 sử dụng hệ thống nước trong môi trường kỵ khí.
CHẤT DẺO - XÁC ĐỊNH SỰ PHÂN HỦY SINH HỌC KỲ KHÍ TỐI ĐA CỦA CHẤT DẺO TRONG HỆ THỐNG PHÂN HỦY BÙN ĐƯỢC KIỂM SOÁT - PHƯƠNG PHÁP ĐO SẢN LƯỢNG KHÍ SINH HỌC
Plastics - Determination of the ultimate anaerobic biodegradation of plastic materials in controlled slurry digestion systems - Method by measurement of biogas production
CẢNH BÁO: Bùn thải và chất thải hữu cơ khác có thể chứa các sinh vật gây bệnh tiềm ẩn, vì vậy, các cảnh báo phù hợp phải được đưa ra khi thao tác v ới những vật liệu này. Phân hủy những chất hữu cơ sản sinh ra khí có thể cháy và gây ra những rủi ro về cháy nổ. Những khí này cũng chứa các hóa chất độc hại có nồng độ đáng kể, bao gồm hydro sulfide (H2S) và amoniac. Cần phải thực hiện các biện pháp an toàn thích hợp, như sử dụng buồng hút, mặt nạ khí và/hoặc cơ sở phòng thí nghiệm thoáng khí. Các hóa chất thử nghiệm độc hại và các hóa chất mà đặc tính của chúng chưa được biết đến phải được thao tác cẩn thận theo các chỉ dẫn về an toàn. Cần chú ý khi vận chuyển và tồn chứa lượng chất hữu cơ trong quá trình phân hủy.
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đánh giá khả năng phân hủy sinh học kỵ khí tối đa của vật liệu chất dẻo trong hệ thống phân hủy bùn thải kỵ khí được kiểm soát có hàm lượng rắn không vượt quá 15 %, vốn thường thấy khi xử lý bùn thải, phân vật nuôi hoặc rác thải. Phương pháp thử nghiệm được xây dựng để đạt được tỷ lệ phần trăm và tỷ lệ chuyển hóa carbon hữu cơ trong vật liệu thử nghiệm thành carbon dioxit và metan được tạo ra làm khí sinh học.
Phương pháp áp dụng với các vật liệu sau, miễn là những vật liệu này có hàm lượng carbon đã biết:
- polyme tổng hợp và/hoặc tự nhiên, các copolyme hoặc hỗn hợp;
- chất dẻo có chứa chất phụ
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6489:1999 về chất lượng nước - Đánh giá khả năng phân hủy sinh học hiếu khí "hoàn toàn" của các chất hữu cơ trong môi trường nước - Phương pháp dựa trên sự phân tích cacbon dioxit được giải phóng
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9493-1:2012 (ISO 14855-1:2005) về Xác định khả năng phân hủy sinh học hiếu khí hoàn toàn của vật liệu chất dẻo trong các điều kiện của quá trình tạo compost được kiểm soát - Phương pháp phân tích cacbon dioxit sinh ra - Phần 1: Phương pháp chung
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9493-2:2012 (ISO 14855-2:2007) về Xác định khả năng phân hủy sinh học hiếu khí hoàn toàn của vật liệu chất dẻo trong các điều kiện của quá trình tạo compost được kiểm soát - Phương pháp phân tích cacbon dioxit sinh ra - Phần 2: Phương pháp đo trọng lượng của cacbon dioxit sinh ra trong phép thử quy mô phòng thí nghiệm
- 1Quyết định 3723/QĐ-BKHCN năm 2014 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6634:2000 (ISO 8245 : 1999) về chất lượng nước - hướng dẫn xác định cacbon hữu cơ tổng số (TOC) và cacbon hữu cơ hoà tan (DOC) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6489:1999 về chất lượng nước - Đánh giá khả năng phân hủy sinh học hiếu khí "hoàn toàn" của các chất hữu cơ trong môi trường nước - Phương pháp dựa trên sự phân tích cacbon dioxit được giải phóng
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9493-1:2012 (ISO 14855-1:2005) về Xác định khả năng phân hủy sinh học hiếu khí hoàn toàn của vật liệu chất dẻo trong các điều kiện của quá trình tạo compost được kiểm soát - Phương pháp phân tích cacbon dioxit sinh ra - Phần 1: Phương pháp chung
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9493-2:2012 (ISO 14855-2:2007) về Xác định khả năng phân hủy sinh học hiếu khí hoàn toàn của vật liệu chất dẻo trong các điều kiện của quá trình tạo compost được kiểm soát - Phương pháp phân tích cacbon dioxit sinh ra - Phần 2: Phương pháp đo trọng lượng của cacbon dioxit sinh ra trong phép thử quy mô phòng thí nghiệm
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10523:2014 (ISO 13975:2012) về Chất dẻo - Xác định sự phân hủy sinh học kỵ khí tối đa của chất dẻo trong hệ thống phân hủy bùn được kiểm soát - Phương pháp đo sản lượng khí sinh học
- Số hiệu: TCVN10523:2014
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2014
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực