Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6488 : 1999

ISO 6107-8 : 1993

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - THUẬT NGỮ - PHẦN 8
Water quality - Vocabulary - Part 8

Lời nói đầu

TCVN 6488 : 1999 hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn ISO 6107-8 : 1993;

TCVN 6488 : 1999 do Ban kỹ thuật TCVN/TC147 “Chất lượng nước” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.

CHẤT LƯỢNG NƯỚC _ THUẬT NGỮ _ PHẦN 8

Water quality _ Vocabulary _ Part 8

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này là một trong tám tiêu chuẩn về các thuật ngữ dùng trong một số lĩnh vực của đặc tính chất lượng nước.

1 độ đúng : mức phù hợp của kết quả thử với giá trị đối chứng được chấp nhận.

Chú thích 1 _ Thuật ngữ độ đúng, khi áp dụng vào tập hợp kết quả thử, mô tả sự kết hợp của các thành phần ngẫu nhiên và sai số hệ thống chung của thành phần lệch.

2 nước mưa axít : nước mưa có pH nhỏ hơn 5.

3 sinh vật hiếu khí : sinh vật nói chung yêu cầu sự có mặt của oxi dạng khí hoặc oxi hoà tan để sống và phát triển.

4 làm sạch khí : quá trình thổi khí dưới áp suất từ dưới lên trên đi qua cái lọc trọng lượng để khuấy môi trường lọc nhằm loại chất rắn bị giữ trước khi rửa ngược dòng.

5 nitơ amoniac : nitơ có mặt dưới dạng amoniac tự do hay ion amoni.

6 amoniac hoá (đôi khi gọi là cloramin hoá) : thêm amoniac vào nước để tạo cloramin, tiếp theo là clo hoá như một quá trình xử lý.

7 sinh vật kỵ khí : sinh vật cần sự vắng mặt của oxi dạng khí hay hoà tan để sống và phát triển.

8 tầng ngậm nước (giới hạn): tầng nước bị giới hạn giữa hai lớp không thấm.

9 tầng ngậm nước (không giới hạn) : một tầng nước mà lớp nước trên tạo thành giới hạn trên.

10 suối không thường xuyên : suối chỉ chảy gián đoạn hoặc theo mùa.

11 hồ nước mặn : nước tự nhiên hay nhân tạo có nồng độ muối cao hơn nước biển, đặc biệt là natri clorua.

12 tảo xanh : một nhóm lớn của procaryot quang hợp. Trong một số trường hợp một vài loại sinh ra chất độc có hại cho người và động vật.

13 giếng sâu : giếng mà nước được lấy từ dưới một hoặc nhiều lớp không thấm.

14 tự làm sạch : quá trình các loài thuỷ sinh tự loại bỏ các chất bẩn.

15 lắng khô : lắng trên mặt đất dưới nhiều dạng khác nhau những chất không phải là nước.

16 giếng khô : buồng dưới đất, được giữ khô, đặt máy bơm và các thiết bị bơm.

17 hô hấp nội sinh : sự trao đổi chất sinh năng lượng mà không lấy chất nào từ bên ngoài.

18 eucaryot (tế bào nhân thực) : sinh vật có cấu trúc tế bào, trong đó nhân được bao quanh bởi màng nhân.

19 sự thoát hơi nước : sự bay hơi của một thảm thực vật. Nó gồm nước hấp thụ bởi cây cỏ rồi tiếp theo là sự bốc hơi, sự bốc hơi từ mặt khô của lá cây và sự bốc hơi từ đất.

20 hô hấp ngoại sinh : sự trao đổi chất sinh năng lượng có lấy chất từ ngoài.

21 sinh vật hiếu khí tuỳ ý : sinh vật nói chung kỵ khí, nhưng có thể biến đổi hoặc dùng oxi ở nồng độ thấp.

22 sinh vật kỵ khí tuỳ ý : sinh vật nói chung hiếu khí, nhưng có thể sống và phát triển với một ít hoặc không có oxi.

23 vi khuẩn gam âm : vi khuẩn mà màng tế bào không bắt màu xanh khi thử gam.

24 vi khuẩn gam dương : vi khuẩn mà màng tế bào giữ màu xanh khi thử gam.

25 chất rắn thô : những vật hoặc hạt lớn trong nước thải thô, có thể gây khó khăn cho xử lý.

26 nước nặng : nước chứa một tỉ lệ đồng vị nặng hidrô liên kết với oxi cao hơn thông thường.

27 lực ion :

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6488:1999 (ISO 6107-8 : 1993) về chất lượng nước - Thuật ngữ - Phần 8 do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6488:1999
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1999
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản